Chăm sĩc cua mang trứng

Một phần của tài liệu 8 - Nguyên lý và kỹ thuật nuôi cua biển (Trang 64 - 65)

CHƯƠNG III KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CUA BIỂN

3.2. Nuơi vỗ cua bố mẹ

3.2.3. Chăm sĩc cua mang trứng

Cua mang trứng cĩ thể cĩ được từ cua nuơi vỗ tại trại, hay mua từ trại khác, hoặc mua từ ngư dân. Nếu mua cua mang trứng, khi vận chuyển cần đảm bảo nước tốt và đầy đủ Oxy. Mặc dù cua mẹ cĩ thể sống một thời gian dài trong khơng khí ẩm khơng cần nước, tuy nhiên, trứng thụ tinh mà cua mẹ đang mang sẽ bị chết chỉ sau một giờ trong khơng khí.

Cua mới đẻ cĩ trứng màu vàng; cịn cua mua từ trại khác hay ngư dân thì trứng cĩ thể cĩ màu cam hay nâu.

Cua mang trứng được chuyển nuơi riêng biệt trong bể nhựa 50-100 L, khơng cĩ đáy cát. Sục khí liên tục và thay nước mới 100% mỗi ngày. Tốt nhất chuyển sang bể nước mới mỗi ngày để hạn chế các bệnh động vật nguyên sinh, ký sinh trùng, nấm hay vi khuẩn dạng sợi trên trứng cua.

Trong thời gian nuơi cua mang trứng, vẫn cho cua ăn hàng ngày để đảm bảo cua no và khơng làm ảnh hưởng đến trứng. Trong thời gian ấp trứng, cua mẹ thường xuyên đứng cao, yếm thường duỗi ra sau và cử động quạt nước cho buồng trứng và thường dùng các chân bị loại bỏ trứng hư.

Tùy thuộc vào điều kiện mơi trường nước, đặc biệt là nhiệt độ và độ mặn mà thời gian ấp trứng khác nhau, từ 7-10 ngày với nhiệt độ 23-25 oC và 34-35‰ (Marichamy và ctv, 1992), hay 16-17 ngày với nhiệt độ 23-25 0C (Cowan, 1984). Trong điều kiện nhiệt độ tối ưu 29-30 oC và độ mặn 30‰, trứng nở 9-10 ngày sau thời ấp và khi nhiệt độ trung bình thấp 25-26 oC hay độ mặn khoảng 20-25‰ hay 30-35‰ thì thời gian ấp trứng sẽ mất đến 12 ngày; đồng thời trứng cua khơng nở khi độ mặn dưới 15‰ hay trên 40% (Trần Ngọc Hải, 1997). Trứng thường nở vào ban đêm hay sáng sớm. Tùy điều kiện nhiệt độ và độ mặn, thời gian nở trứng (từ lúc bắt đầu nở đến khi nở xong) hay độ đồng loạt của nở trứng cũng khác nhau, thường 1-2 giờ hay cĩ thể đến vài ngày. Tùy trường hợp, tỷ lệ nở cĩ thể dao động lớn, 50-100%. Trong quá trình nuơi cua mang trứng, trứng cĩ thể bị nhiễm các mầm bệnh như động vật nguyên sinh, nấm, kí sinh trùng, vi khuẩn dạng sợi… đặc biệt nếu mơi trường nước khơng tốt.

Bảng 3.4: Tĩm tắt phương pháp nuơi vỗ cua mẹ

Đặc điểm Phương pháp

Bể nuơi vỗ 100 lít – 2 m3, composite hay ximăng, trịn hay vuơng, tuần hồn hay thay nước, đáy cát và được thay hàng tuần

Mật độ nuơi 1 con/bể 100 lít hay 3 con/m2 bể lớn Cắt mắt Cắt 1 mắt

Ánh sáng Che tối

Mơi trường 28-33‰, 25-30 oC

Thay nước Tuần hồn, thay nước hay chảy tràn Thức ăn Tươi sống (Sị huyết, mực, cá biển…) Thời gian nuơi Ít nhất 5 ngày sau khi cắt mắt

Nuơi cua mang

trứng Nuơi riêng trong bể nhỏ 50-100 Lít, thay nước 100% mỗi ngày hay thay bể mới mỗi ngày, độ mặn 30‰, nhiệt độ 28-30 oC, sục khí liên tục, cho ăn đầy đủ.

Một phần của tài liệu 8 - Nguyên lý và kỹ thuật nuôi cua biển (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)