“Matxcơva không tin vào nước mắt” là tên một bộ phim của Liên Xô
mà tôi đã được xem vào những năm 80 của thế kỷ trước. Tuổi thơ của tôi gắn liền với văn hóa Nga khi tơi đọc “Timua và đồng đội”, “Nối gót Ti mua” hay xem phim “Hai anh em”, “17 khoảnh khắc mùa Xuân”, “Hồ sơ thần chết”… Tơi cịn nhớ một câu thơ vui: “Trăng nước Nga tròn hơn trăng
nước Mỹ. Đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sỹ!”
Lớn lên một chút, tôi lại say mê “Thuyền trưởng và Đại úy”, “Sơng Đơng êm đềm”, “Chiến tranh và hịa bình”… nên ước mơ một lần đến Nga
hết sức cháy bỏng trong tôi, mà tôi cũng vừa đọc xong “Vô Hồn” để hiểu
thêm phần nào về nước Nga hiện đại.
Vậy là tơi đã có cơ hội đến Matxcơva vào cuối tháng Tám năm 2007, với đoàn doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh. Thế nhưng ấn tượng đầu tiên ở nước Nga lại là một kỷ niệm không đẹp. Ở sân bay quốc tế Demodedovo, chúng tôi mất hơn hai tiếng mới làm xong thủ tục nhập cảnh. Một đoàn doanh nghiệp, thành phần là các Tổng, Phó Tổng Giám đốc, lại mang theo sản phẩm trưng bày nên hành lý chất cao như núi. 3 giờ sáng ở sân bay, khơng tài nào tìm ra xe đẩy. Cuối cùng, chúng tôi phải ra tận bãi xe ô tô để mang xe đẩy vào!
Tuy nhiên, các ấn tượng không tốt về nước Nga trôi qua rất nhanh vì Matxcơva đẹp quá, đẹp đến nao lịng. Cơng viên Vườn táo, đại học MGU, Quảng trường Đỏ, sông Olga và Volga, phố Arbat cũ và mới… những đại lộ to, đường vành đai, metro rộng lớn, rừng cây, cơng viên làm cho Matxcơva khung cảnh thanh bình và hiền hịa nhưng không kém phần hiện đại.
Đến Nga mới hiểu hơn về tính nguyên tắc của họ. Các sản phẩm của Nga bao giờ cũng chắc chắn và bền, mặc dù có thể mẫu mã không đẹp. Ở Matxcơva, người dân cũng không tận dụng triệt để mặt bằng phố để mua bán như ở Việt Nam. Nhịp sống có vẻ cũng chậm rãi chứ không ồn ào, cuồn cuộn như Sài Gòn.
Người Nga rất yêu thiên nhiên. Tất cả các cây cối mọc ở ven đường khu vành đai hay trung tâm đều được lập hồ sơ quản lý. Vì vậy, tỷ lệ cây xanh ở Matxcơva chiếm đến 40% diện tích. Các dịng sơng chảy ngang thành
phố đẹp và thơ mộng. Tôi bất ngờ khi chứng kiến hàng ngàn người tắm sông vào buổi chiều. Họ cắm trại thành từng nhóm nhỏ dọc hai bờ sơng, tắm sơng và cả tắm nắng. Chiều nhè nhẹ trôi. Tôi đi tàu trên sông và nghe bài “Chiều
Matxcơva”, mới thấy giai điệu của nó man mác buồn và da diết biết chừng
nào!
Matxcơva, tất cả các xe chạy trên đường đều có thể là taxi. Bạn đứng trên lề đường, vẫy tay, nhiều xe sẽ thắng lại và sẵn sàng chở bạn đi với giá cả thỏa thuận. Điều này là một điểm đặc biệt mà tôi chưa từng gặp ở nơi nào trên thế giới.
Phố Arbat, một con phố nổi tiếng đã từng đi vào văn học, giờ trở thành con phố đi bộ với các nhà hàng, cửa hiệu mở cửa đón khách du lịch. Đây đó, một ban nhạc đang chơi những bài hát vui nhộn, khách qua đường có thể bỏ tiền vào chiếc mũ phía trước. Từng đoạn đường, có những họa sỹ đường phố vẽ chân dung cho khách bộ hành. Trên một số bức tường dài là những bức tranh do các họa sỹ vơ danh vẽ với vơ số chủ đề. Có cả bức tượng Putin, nhỏ hơn người thật một chút, đứng giữa phố Arbat để du khách chụp hình lưu niệm.
Quảng Trường Đỏ, trái tim của nước Nga, trái tim của Matxcơva, luôn là nơi thu hút khách du lịch và cả người dân địa phương nhiều nhất. Đỉnh tháp Kremlin, Nhà thờ Lớn, Lăng Lenin, Tọa độ số 0, Quảng trường mênh mông… nơi đây đã chứng kiến biết bao hăng trầm của Matxcơva nói riêng và nước Nga nói chung.
Nhiểu người đã cảnh báo tơi về tình hình an ninh ở Matxcơva. Tuy nhiên, một tuần ở đây, tôi không hề gặp bất kỳ rắc rối gì. Những người bạn Nga tơi gặp đều rất thân thiện và dễ mến.
Cuộc sống của đa số người Việt ở Nga vẫn cịn vất vả vì tình hình kinh doanh, thương mại ở Nga ngày càng khó khăn. Luật pháp bắt đầu quy định chặt chẽ, đặc biệt là thuế và hải quan nên nhập lậu hàng vào Nga trở nên khó khăn hơn và chi phí cũng tăng nhiều. Xu hướng “buôn” hàng Tàu lại xảy ra phổ biến nên hàng Trung Quốc đang bắt đầu làm “chủ trận địa” ở thị trường Nga, kể cả những mặt hàng Việt Nam từng “làm mưa làm gió” như dệt may, nơng sản. Vì vậy, các vị “sối” người Việt ở Nga đều đã chuẩn bị hậu phương vững chắc cho mình ở quê nhà. Đồng thời, lượng tiền đầu tư từ Nga nói riêng và Đơng Âu nói chung, đổ về Việt Nam ngày càng nhiều. Đây là
luồng đầu tư rất lớn nhưng rất khó xác định chính xác số lượng bao nhiêu vì đa số đều bằng con đường phi chính thức.
Rời Matxcơva, tơi tin mình sẽ trở lại nơi này, đặc biệt là mùa Đông, để thấy tuyết rơi và câu cá trên băng ở dịng sơng Volga. Tơi chỉ cảm thấy nuối tiếc một điều là tượng đài Hồ Chí Minh ở trung tâm Matxcơva được tạc không đẹp.
Trước giờ lên máy bay, tơi đã nói với một người bạn Việt ở Nga rằng: Nếu như tơi chỉ có một mình trên cõi đời này, có lẽ, tơi sẽ rất hạnh phúc nếu được sống ở Matxcơva!