Nhật ký Trường Sa Ngày 3/

Một phần của tài liệu 5803-hay-song-o-the-chu-dong-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 103 - 106)

Ngày 3/6

Trường Sa, vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc đón chúng tơi với cái nắng bỏng rát. Thời tiết vùng này là như vậy, buổi sáng mưa giăng giăng thì buổi trưa đã nắng cháy. Tôi được chào cờ, duyệt binh trước lá cờ đỏ tung bay và cột mốc Trường Sa lịch sử với vĩ độ 08 độ 33’30” và kinh độ 111 độ 55’55”. Tôi nghẹn lời khi hát Quốc ca, nước mắt lăn dài trên mặt. Trường Sa thân thương là đây và tơi tự hào vì đã đặt chân đến vùng đất linh thiêng này.

Chúng tôi đến thắp hương tại Đài Liệt sĩ. Thiếu tướng hải quân Bùi Sĩ Trinh run run phát biểu: “Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mãi mãi là phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam. Những rặng san hô, từng hạt cát, cành cây, ngọn cỏ nơi đây đều mang hình hài của hồn thiêng sơng núi, thấm đẫm bao mồ hôi sương máu của các thế hệ người con đất Việt. Mùi nhang thoang thoảng bay trong gió, nắng chiếu thẳng đứng trên đỉnh đầu, tôi cảm nhận hương hồn của các anh hùng liệt sĩ như đang quanh quất đâu đây…”

Một góc đường băng trên đảo là những bao đá xây dựng được người dân cả nước chuyển về đây với lòng yêu nước và ý thức xây dựng Trường Sa hùng mạnh. Lá cờ bằng gốm sứ của chị Thu Thuỷ cũng trong giai đoạn hồn tất và chính thức khánh thành vào ngày 6 tháng Sáu năm 2012. Chúng tôi ghé thăm Nhà tưởng niệm Hồ Chủ tịch, chùa Trường Sa Lớn và thăm mộ liệt sĩ trong đảo. Ở vùng đất này, sự có mặt của ngơi chùa đã làm cho cuộc sống của người dân và cả người lính nhẹ nhàng hơn, đời thường hơn.

Tơi đi bộ một vịng quanh đảo. Cát trắng, biển xanh, những bãi đá đen kéo dài, đảo rợp mát với bóng cây bàng, cây tra và đặc biệt là cây bàng vng. Buổi chiều, trên sân bóng đá và bóng chuyền rất đông cầu thủ. Bên cạnh những giao thơng hào, cơng sự, ụ súng thì đảo vẫn rất thanh bình. Đảo đẹp đến nao lịng! Đẹp nhất với tơi là những đứa trẻ xinh xắn trong bộ quân phục xanh trắng của hải quân.

Buổi ăn tối rôm rả và thắm đượm tinh thần quân dân. Một lần nữa, gần 300 con người lại hô vang: “Trường Sa, Hoàng Sa, Việt Nam!”. Vui nhất là trong đêm văn nghệ là các chiến sĩ trẻ đã hái hoa dại, hoa sứ để tặng cho các

ca sĩ nữ, như tấm lịng mộc mạc, chân thành của người lính nơi đảo xa này. Tơi rời đêm văn nghệ và lui về phía sau. Khơng gian thật khống đãng. Tơi ngả mình trên đường băng, ngắm nhìn trời đêm với vầng trăng trên cao và gió lồng lộng thổi, mát rượi… Âm nhạc, vũ điệu và những tiếng reo hò vẫn rộn rã trên sân khấu đặc biệt trước cột mốc Trường Sa lịch sử. Đêm dần trơi, tình người, tình qn dân quyện chặt như khơng muốn rời xa…

Ngày 7/6

Sống ở trên tàu HQ 571 quả là có nhiều niềm vui. Đó là:

1. Khơng cần tiền.

Từ khi lên tàu, tơi cất ln ví vào ba lơ và khơng màng đến tiền bạc nữa vì trên tàu có ai bán gì đâu mà mua. Chuyện mua bán trên tàu, trở về thời kỳ trước khi có tiền tệ, đó là trao đổi hàng hố và trao tặng. Ví dụ, tơi có quả bưởi thì xin đổi với hộp bánh chẳng hạn. Tơi cần một SIM Viettel thì được anh Chính, bạn của Nga ở CMC tặng. Thú thật, nếu yêu cầu tôi trả mười triệu cho SIM này tơi cũng sẵn lịng. Trong chuyến đi có nhiều bạn bị thất lạc ba lô, sổ tay, máy ảnh... và quà “hậu tạ” to nhất là hai thùng mì gói. Trúng đậm nhất trong khoản nhận hậu tạ là các chàng trai vui tính ở phịng D1. Tơi đâm ra nghi ngờ về khả năng nhặt được của rơi của các chàng trai này!

2. Ngày ăn bốn cữ, ngày ngủ ba lần.

Giờ giấc các bữa ăn trên tàu của chúng tôi như sau: 6 giờ ăn sáng, 11 giờ 30 ăn trưa, 5 giờ chiều ăn tối và 9 giờ 30 tối thì ăn đêm. Các bữa ăn đều tăm tắp, khơng bỏ sót bữa nào. Các món ăn được thay đổi liên tục, nhà bếp cũng dự trữ lượng thức ăn khổng lồ. Ngồi ra, thức ăn cịn được bổ sung bằng cá biển do thuỷ thủ và hành khách câu được. Tôi may mắn đã được thưởng thức cá bò sừng, cá mập trên tàu. Và mỗi ngày, ngồi giấc ngủ đêm, tơi cịn có thêm được hai giấc ngủ ngắn từ 9 giờ 30 - 11 giờ và từ 13 giờ - 15 giờ nếu không phải vào đảo. Tàu lắc lư, giấc ngủ của tôi càng ngon. Cho nên ý định giảm cân của tôi trong chuyến đi này đã thất bại toàn tập với chế độ ăn ngủ như vậy. Đầu chuyến hành trình, tơi đăng hình lên facebook và ở nhà mọi người đã la ó vì tơi “tăng trọng” thấy rõ.

Tự đáy lịng mình, tơi phải cảm ơn Viettel vì đã nỗ lực phủ sóng trên các đảo trong quần đảo Trường Sa. Với tôi, đây cũng là bằng chứng hùng hồn về chủ quyền của Việt Nam. Có sóng điện thoại, Trường Sa gần hơn với đất liền và cũng giúp tơi giữ được liên lạc. Mỗi lần nhìn thấy điện thoại nhấp nháy báo có sóng, tức thì tơi hiểu là tàu đang ở gần một đảo nào đó của Việt Nam. Tuy nhiên, Viettel ở đảo chỉ có tín hiệu GPRS và rất yếu. Trên tàu, sóng mạnh nhất là ở trên cabin. Tôi ở tầng D, là tầng thấp nhất nên tín hiệu điện thoại trong phịng rất chập chờn. Việc kiểm tra mail, truy cập internet hết sức khó khăn và chậm chạp. Để vào được facebook phải chờ đến hàng chục phút, đăng một status cũng bằng từng ấy thời gian, cịn nếu đăng hình thì chắc chắn là không dưới 15 phút. Kiểm tra mail cũng vậy, đôi khi chỉ thấy tiêu đề email mà không đọc được nội dung. Tuy nhiên, tơi vẫn hát vang câu ca: “Có cịn hơn khơng, có cịn hơn khơng!”. Và anh em trên tàu cịn thể hiện tình thương với nhau qua việc tắt chế độ GPRS ở iPad hay điện thoại của mình để những người khác có thể truy cập internet dễ dàng hơn.

4. “Toàn tàu thức giấc, thức giấc toàn tàu!”

Đây là câu khẩu lệnh ấn tượng nhất trên tàu. Những ngày đầu, cứ 5 giờ sáng khi cả tàu cịn say ngủ thì từng hồi chng lảnh lót hay chính xác là “nhức nhối” và khơng ai có thể ngủ tiếp sau khi chng reo. Và khẩu lệnh tiếp theo được lặp đi lặp lại là “Toàn tàu thức giấc, thức giấc toàn tàu!” Sáng nào cũng nghe nên mọi người đều thuộc và câu này có nhiều biến thể nhất như: “Ăn sáng toàn tàu, toàn tàu ăn sáng!” hay “Tồn tàu say sóng, say sóng tồn tàu!” hoặc “Toàn tàu đi tắm, đi tắm toàn tàu!”... Sau này, kết thúc chuyến đi, chắc chắn mọi người tham gia chuyến hành trình sẽ khơng bao giờ quên được tiếng chuông báo thức và khẩu lệnh “Toàn tàu thức giấc, thức giấc toàn tàu!”.

Ngày 10/6

Tơi đứng trên nóc nhà giàn DK121, nhìn ra xung quanh biển cả mênh mông và phải thốt lên “Biển đảo quê hương ta giàu và đẹp lắm!” Nhà giàn nằm giữa biển cả nhưng khơng cơ đơn khi tấm lịng u thương của cả nước đang hướng về đây. Xa xa là chiếc tàu HQ571 thân quen đã gắn bó với tơi trong suốt cuộc hành trình. Rời DK121, điểm cuối cùng mà đồn hành trình đến thăm, một cảm giác tự hào xen lẫn chút tiếc nuối dấy lên trong tôi. Ký ức về những ngày vừa qua như một cuốn phim chiếu chậm với bao xúc cảm...

Tôi rất ấn tượng và thấm thía với câu nói của sư thầy trụ trì chùa Trường Sa Lớn: “Trường Sa cịn là Việt Nam cịn!”. Ngẫm nghĩ thấy rất có lý và càng thêm trân trọng những hy sinh thầm lặng của những chiến sĩ ở Trường Sa. Ở đất liền, việc thể hiện lịng u nước có thể là đóng góp tiền, viết bài trên các trang mạng, trên blog, Facebook... Nhưng nếu so sánh với những khó khăn, gian khổ, nguy hiểm, mất mát và có thể là hy sinh của các chiến sĩ ở Trường Sa thì lịng u nước đó chưa là gì cả. Với tơi, lịng u nước thật sự là ở đây, trên quần đảo Trường Sa thân yêu này. Tôi biết có những chiến sĩ chưa từng thấy mặt con dù các cháu đã trịn một tuổi. Với các đảo chìm, doanh trại nhỏ nhưng các chiến sĩ vẫn phải chắc tay súng, và ln trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Trên một số đảo của ta, chỉ cần thấy có dấu hiệu đang xây dựng là tàu chiến Trung Quốc sẽ xuất hiện do thám và gây hấn.

Trong chuyến đi, một sĩ quan hải quân đã ước ao sẽ được một lần dẫn đoàn đi thăm Hoàng Sa. Anh bạn ngồi cạnh tơi hỏi: “Anh có muốn đi không?” Tôi trả lời: “Tại sao khơng?” Trường Sa, Hồng Sa là một phần máu thịt, không thể tách rời của đất mẹ Việt Nam cơ mà! Tuy nhiên, tơi vẫn có chút xót xa khi thơng tin về Hồng Sa hiện nay vẫn cịn q ít. Tàu đang lắc lư và tiếp tục giai đoạn cuối của cuộc hành trình về lại với đất liền. Chuyến hành trình này rồi cũng sẽ kết thúc nhưng tôi tin rằng, trong trái tim của tất cả chúng ta, Trường Sa mãi mãi thiêng liêng và những kỷ niệm đẹp, những trải nghiệm của chuyến đi này sẽ không bao giờ phai nhạt…

Hẹn gặp lại nhé Trường Sa và mong lắm một ngày được đến với Hoàng Sa!

Một phần của tài liệu 5803-hay-song-o-the-chu-dong-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)