cơ hội
Từ ngày 26 đến 30 tháng Mười năm 2012, cùng với 20 doanh nghiệp YBA, tơi đã đến thăm và tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Myanmar. Chuyến đi tuy
ngắn nhưng để lại trong lịng tơi ấn tượng sâu đậm về một dân tộc sùng đạo Phật và đang thay đổi từng ngày.
Chúng tôi ở tại một khách sạn bốn sao nằm ở trung tâm thủ đơ Yangoon. Bữa ăn sáng ở khách sạn khơng có nhiều món nhưng cũng tạm ổn với cháo trắng, cơm chiên, trứng ốp la... Từ tầng 15 của khách sạn, phóng tầm mắt ra xa có thể thấy thành phố Yangon rộng lớn và rất đẹp.
Đến thăm Hội chợ hàng Việt Nam vào sáng sớm nên khách chưa đông lắm. Đa số các gian hàng của Việt Nam là hàng tiêu dùng nên người dân Myanmar rất thích. Nhiều khách hàng đã kỳ kèo để được mua hàng trưng bày. Đa số các công ty Việt Nam tham gia hội chợ đều bán hàng trừ vài công ty chỉ trưng bày nhưng khơng bán lẻ. Có bốn gian hàng của Myanmar tham gia hội chợ, trong đó một cơng ty bán đồ mỹ nghệ làm từ vỏ sị, một cơng ty đá q, một công ty may mặc và một cơng ty bán sách tiếng Anh nói về mơi trường đầu tư tại Myanmar.
Chúng tơi có cơ hội làm việc với các doanh nhân trẻ ở Mynamar. Ấn tượng lớn nhất là các bạn doanh nhân Myanmar nói tiếng Anh rất tốt và đầy tự tin. Qua trao đổi, tơi được chia sẻ: Có ba nhận định sai lầm của nhà đầu tư nước ngoài khi đến Myanmar:
1. Bất động sản Myanmar rất rẻ. 2. Giá nhân công của Myanmar thấp.
3. Doanh nhân Myanmar ít kinh nghiệm và thiếu linh hoạt.
Thứ nhất, bất động sản ở Myanmar không hề rẻ. Trong hai năm qua, giá bất động sản tại đây đã tăng gấp ba lần vài giá thuê thấp nhất hiện nay là 10 đô la/m2/năm. So với Việt Nam, một số khu công nghiệp ngoại thành TP. HCM, giá cho thuê là 30-40 đô la/m2/50 năm.
Thứ hai, giá nhân công của Myanmar chỉ thấp đối với lao động phổ thông. Mức lương phổ biến cho những người lao động giản đơn là 70 đô la/tháng. Nhưng với lao động có trình độ, nói được tiếng Anh thì mức lương bình qn phải từ 500 đơ la/tháng trở lên. Tuy nhiên, do năng suất lao động ở đây thấp, khơng có sự hỗ trợ nhiều của máy móc nên tính ra giá nhân cơng khơng rẻ chút nào.
Thứ ba, thật ra dưới thời thuộc địa của Anh, Myanmar đã là một cường quốc về xuất khẩu dầu và khoáng sản. Mặc dù 80% dân số theo đạo Phật nhưng Myanmar khơng bị ảnh hưởng gì bởi nền văn hóa Trung Quốc. Ở đây, ít ai biết đến Khổng Tử, Lão Tử... Myanmar chịu ảnh hưởng bởi nền văn hóa phương Tây. Bởi vậy, doanh nhân ở đây rất hiểu biết và đặc biệt thận trọng trong các thỏa thuận, ký kết hợp đồng.
Do thể chế chính trị hiện nay ở Myanmar là dân chủ, đa đảng, có đảng đối lập nên các quan chức đều làm việc trên tinh thần phục vụ và cẩn trọng. Chuyện tham nhũng trước đây là phổ biến nhưng hiện nay đã giảm nhiều. Myanmar hiện có 40.000 doanh nghiệp và tập trung tại các đô thị lớn như Yangon, Mandalay... Cơ sở hạ tầng về giao thơng thì tạm ổn. Họ có tuyến đường sắt chạy xuyên quốc gia, nhiều đường bay nội địa giữa các vùng và phương tiện di chuyển chủ yếu của người dân là xe ơ tơ. Về viễn thơng thì yếu kém vì chưa có sự tham gia của các cơng ty nước ngồi. Myanmar vẫn còn thiếu điện. Tại Yangon vẫn còn bị cúp điện. Tuy nhiên, kế hoạch đến năm 2017 thì Myanmar sẽ đủ điện và có thể xuất khẩu từ các dự án thủy điện đang triển khai.
Về hệ thống phân phối thì chủ yếu là siêu thị và chợ. Thương nhân nước ngoài chưa được phép tổ chức bán lẻ tại Myanmar. Vì vậy, doanh nghiệp muốn bán hàng vào Myanmar, phải chọn được nhà nhập khẩu. Thuế nhập khẩu hàng hóa vào Myanmar bao gồm thuế thương mại 10% và thuế nhập khẩu. Đến 2015, Myanmar sẽ áp dụng biểu thuế theo AFTA thì mức thuế nhập khẩu hàng hóa tối đa là 5%.
Buổi làm việc với Đại sứ Việt Nam tại Myanmar đã cho chúng tôi thêm những thông tin hết sức thú vị. Người dân Myanmar thật tâm khơng thích Trung Quốc và Thái Lan. Với Trung Quốc, người dân Myanmar gần đây đã biểu tình chống đối vì cho rằng Trung Quốc chỉ quan tâm đến vơ vét tài nguyên và sản xuất gây ơ nhiễm mơi trường. Cịn với Thái Lan, trong lịch sử Myanmar đã có 32 cuộc chiến với Thái Lan, trong đó Myanmar thắng 31
trận và đã hai lần chiếm được Bangkok.
Triết lý đạo Phật đã thấm nhuần vào tư tưởng của người dân Myanmar. Trong đó, triết lý quan trọng nhất là: “Không tham lam những thứ khơng phải của mình.” Năm 1939, Đảng Cộng sản Miến Điện ra đời và kêu gọi
người dân cướp tài sản của địa chủ. Tuy nhiên, người dân đã không nghe theo vì họ cho rằng, địa chủ giàu vì kiếp trước họ tu tốt, còn người dân nghèo vì kiếp trước họ khơng tu. Cùng tinh thần này nên tại Myanmar, gần như không xảy ra tệ nạn trộm cướp. Tỷ lệ ngoại tình, ly dị ở Myanmar cũng rất thấp.
Xét về tài ngun thì Myanmar giàu có hơn nhiều so với Việt Nam. Họ chỉ thua Việt Nam về than đá. Tuy nhiên, họ rất khâm phục khi với tài nguyên không nhiều như vậy nhưng Việt Nam vẫn đang dẫn đầu về xuất khẩu nông sản, cà phê, tiêu, đồ gỗ...
Năm 1959, Bác Hồ có đến thăm Myanmar. Lúc đó, Đại học Yangon được xếp thứ 19 trên thế giới về chất lượng đào tạo. Tỷ lệ biết đọc, viết của người Myanmar khá cao. Hiện nay, khi thực hiện chính sách mở cửa, Myanmar chỉ cho phép các trường đến từ Mỹ và Anh tổ chức đào tạo ở Myanmar.
Tổng thống Myanmar vẫn chưa thông qua luật đầu tư mới do Quốc Hội đệ trình vì ơng cho rằng, luật còn quá bảo thủ và bảo hộ doanh nghiệp trong nước quá đáng.
Nhìn chung, Myanmar vẫn là một thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, lúc này, có vẻ chúng ta đang chậm chân hơn Trung Quốc, Singapore và Thái Lan.
Rời Myanmar, mỗi doanh nhân đều có những nhận định của riêng mình. Đa số đều đánh giá đây là thị trường tiềm năng và họ sẽ sớm quay trở lại để có thể thâm nhập một cách hiệu quả.