Không chỉ là người mẹ có ba đứa con, JEANETTE
LISEFSKI còn sáng lập hai tổ chức (1) tại thành phố
Fairfield, bang Iowa (Mỹ), để trợ giúp các bà mẹ không đi
làm, ở nhà làm bổn phận nội trợ. Trong bài viết sau đây
chị bày tỏ hạnh phúc vơ bờ khi được làm mẹ, vì theo chị, đó là hồng ân Thượng Đế ban trao.
Cháu len lén bước vào cõi này, lọt vào vịng tay tơi, là do Thượng Đế đặt để. Từ trời cao cháu đến thẳng đây. Một tặng vật không ngôn từ nào đủ sức diễn tả. Khi
(1) Hai tổ chức này tên là “the At-Home Mothers' Resource
HUẸ KHA I − 139 70 140 − AI ĐO LÒNG BIỂN
ngắm con gái mình, tơi cảm nhận quanh cháu ngập tràn an bình và thánh khiết. Nước mắt dâng trào vì chứa chan hạnh phúc, tôi thủ thỉ bên tai cháu: “Bố mẹ vui sướng vì có con ở đây. Bấy lâu nay bố mẹ mãi chờ mong con.” Hai mắt cháu mở ra, và tơi khơng cịn là tơi nữa − khoảnh khắc thiên thu được lấp đầy bằng vô cùng của ý nghĩa cuộc sống. Trong đôi mắt trẻ thơ, tơi thấy được trịn vẹn một sự thừa nhận, một tình thương khơng điều kiện, một lòng tin cậy hồn tồn. Tơi là mẹ. Trong khoảnh khắc ấy tôi cảm thấy, và thâm tâm tôi biết, mọi thứ tơi cần có để dìu dắt trẻ.
Nằm trên giường, cháu yên ngủ giữa bố giữa mẹ. Vợ chồng tôi săm soi đếm từng ngón tay ngón chân và ngạc nhiên thán thưởng sự hoàn hảo chứa đựng trong một hình hài bé bỏng. Chúng tôi tìm kiếm những nét nào cháu giống bố giống mẹ, và những nét nào là riêng của cháu. Chúng tôi lặng thinh mà tâm trí cứ xơn xao biết bao ý nghı̃ − những kỳ vọng của chúng tôi và những ước mơ cho cháu, con người của cháu sau này, những gì cháu sẽ mang tặng cuộc đời và cung cách cháu tiếp xúc cõi người ta. Chỉ cần nhìn cháu và cảm nhận tình thương yêu ngọt ngào do cháu mang đến, cơ hồ mọi nhọc nhằn gian nan cuộc sống được nhấc ra khỏi đời chúng tôi, và những giá trị chân thật trọng yếu thế gian trở thành hien hiện − y như thể chúng tôi đang giáp mặt một bậc hiền minh thánh triết. Thật khó mà khép mắt lại dỗ cho mình giấc ngủ.
Ngày tháng trơi qua, vợ chồng tơi kinh ngạc nhìn cháu lớn lên. Nụ cười đầu tiên, tiếng nói đầu tiên, bước chân đầu tiên − tat cả tuan tự đen trong đời cháu theo một cách đặc biệt. Cháu dạy cho vợ chồng tôi biết cách đùa chơi trở lại; biết sống chậm lại, biết nhìn lại cõi đời này. Để khám phá lại những gì chúng tôi xưa kia đã từng quen biết. Khơng có cháu thì có biết bao điều chúng tơi chẳng bao giờ có thể cảm nhận lại, nhìn thấy lại.
Thời gian thấm thoát; bỗng chốc mà cháu trưởng thành, ra dáng thiếu nữ trẻ trung, sẵn sàng bay vút vào trời xanh để trao tặng cuộc đời những gì là bổn phận của cháu khi bước xuống nhân gian. Thả tay ra để cháu tung cánh, chao ôi là đau lịng, nhưng chúng tơi biết cháu khơng phải là tài sản riêng cho chúng tơi níu giữ. Cháu đến với chúng tôi để dạy bài học làm cha làm mẹ, giúp chúng tôi hân hoan vui sướng, khiến chúng tơi được vẹn trịn và kết nối chúng tôi cùng Thượng Đế.
22-7-2008
Theo Jeanette Lisefski,
HUẸ KHA I − 141 71 142 − AI ĐO LÒNG BIỂN THÊM MỘT VĨ THANH THÊM MỘT VĨ THANH
Trong bài trước, Jeanette Lisefski trân trọng đứa con, xem là món quà Thượng Đế trao ban, và chị không phải là người mẹ duy nhất nhận thức như vậy. RENEE R. VROMAN cũng xem con mình là quà tặng nhận được từ ơn Đấng Tạo Hóa. Hai người mẹ này (Jeanette và Renee) chẳng hẹn mà đồng điệu đến lạ lùng! Một dị biệt rất vặt vãnh là Renee khơng xưng “tơi” khi bày tỏ tâm tình; dẫu thế cũng chẳng ngăn trở bài viết của Renee được đặt tiếp nối sau Jeanette, như một vĩ thanh.
Đó là một ngày hè ấm áp lúc Thượng Đế đặt nó vào hai bàn tay chị. Chị run lên với niềm cảm xúc khi nhìn thấy nó có vẻ mỏng manh biết bao. Đây là món quà rất
đặc biệt mà Thượng Đế giao phó cho chị. Một món quà mà mai này sẽ thuộc về cuộc đời. Từ nay tới đó, Thượng Đế sẽ dẫn dắt cho chị, và chị sẽ là người trơng nom, giữ gìn nó. Chị nói rằng chị đã hiểu và trân trọng mang nó về nhà, quyết tâm sẽ khơng phụ lịng tin tưởng mà Thượng Đế đã đặt vào chị.
Lúc đầu chị khó lịng để nó ra ngồi tầm mắt, nhằm che chở nó trước bất kỳ điều gì mà chị nhận thấy là có hại cho sự an lành của nó. Chị trơng chừng nó với lịng thắc thỏm âu lo lúc nó phải lộ ra ngoài cái vỏ kén mà chị đã bao lấy để che chắn cho nó. Nhưng chị bắt đầu nhận thức rằng chị khơng thể che chắn nó hồi được. Nó cần biết cách tồn sinh trước các yếu tố nghiệt ngã để trở thành vững chắc. Thế là bằng sự chăm sóc dịu dàng chị cho nó thêm khơng gian để tăng trưởng, đủ để cho phép nó phát triển tự nhiên, khơng bó buộc.
Nhiều đêm ngả lưng xuống giường, cõi lòng chị tràn ngập những nỗi lo thiếu sót bổn phận. Chị phân vân khơng biết mình có đủ năng lực để gánh vác cái trách nhiệm quá lớn lao đã được trao cho chăng. Khi ấy chị thường nghe trong âm thầm lặng lẽ có tiếng Thượng Đế trấn an chị rằng Ngài biết chị đang cố gắng hết sức. Và rồi chị thường ngủ thiếp đi một cách thư thái.
Càng lúc chị càng nhẹ lo hơn khi năm tháng trôi qua. Món quà ấy có mặt đã làm cuộc sống chị phong phú đến mức chị khơng cịn nhớ trước khi có nó đời chị ra sao,
HUẸ KHA I − 143 72 144 − AI ĐO LÒNG BIỂN
và cũng chẳng tưởng tượng được nếu khơng có nó đời chị sẽ thế nào. Chị hầu như quên khuấy thỏa thuận của chị với Thượng Đế.
Một ngày kia chị nhận ra món quà ấy đã biến đổi quá nhiều. Nó khơng cịn cái vẻ mỏng manh dễ bị thương tổn, hư hỏng nữa. Bây giờ dường như nó tỏa ra sức mạnh và vững vàng, cơ hồ nó đang phát huy một nội lực. Tháng tháng tiếp nối, chị nhìn thấy nó càng lúc càng khỏe mạnh cứng cáp hơn, và chị nhớ lại lời hứa của mình. Từ thâm tâm chị biết quãng thời gian chị được lưu giữ món quà sắp hết hạn rồi.
Cái ngày không tránh khỏi ấy đã tới khi Thượng Đế đến lấy lại món quà và mang nó tặng cho cuộc đời. Chị thấy buồn vơ hạn, vì chị sẽ nhớ những khi nó thường xun có mặt trong đời chị. Với lịng biết ơn chân thành, chị cảm tạ Thượng Đế đã cho chị đặc quyền trơng nom món q q báu này trong ngần ấy năm qua. Chị đứng thẳng người lên, hãnh diện, biết rằng quả thực nó là món quà rất đặc biệt. Là cái điểm tô bồi bổ thêm vẻ đẹp và tinh hoa của thế giới quanh nó.
Và người mẹ ấy đã để con mình bước vào cuộc đời.
17-8-2007
Theo Renee R. Vroman,
The Gift, 1995.