Nội dung tổ chức KTQT trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán quản trị: Phần 1 - TS. Đặng Thị Hòa (Chủ biên) (Trang 25 - 27)

- Phản ánh đối tượng kế toán chủ yếu bằng thước đo giá trị.

1.5.1. Nội dung tổ chức KTQT trong doanh nghiệp

Để phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản trị, tổ chức KTQT trong doanh nghiệp có thể được thực hiện theo chức năng hoặc theokhâu công việc của q trình kế tốn.

1.5.1.1. Tổ chức KTQT trong doanh nghiệp theo chức năng

Theo chức nãng của KTQT, KTQT trong doanh nghiệp được tổ chức theo các nội dung cụ thể sau:

- Tổ chức thu nhận thông tin

Việc thu nhận thông tin của KTQT được thực hiện theo hai bộ phận: + Thu nhận thông tin quá khứ: Bộ phận thông tin này được thu nhận thơng qua kế tốn chi tiết, chi tiết hoá các chỉ tiêu KTTC theo yêu cầu quản trị.

+ Thu nhận thông tin tương lai: Bộ phận thông tin này được thu nhận thông qua các bộ, phận chức năng của doanh nghiệp, nhằm có được những dự đoán tương lai liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, từ đó xây dựng hộ thống kế hoặch, dự toán giúp nhà quản trị điều hành hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả.

- Tổ chức phân tích thơng tin

+ Tổ chức phân tích thơng tin q khứ: Trên cơ sở các thông tin quá khứ đã thu nhận được, KTQT tiến hành so sánh, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch, dự tốn, xác định các nhân tố ảnh hưởng, những tồn fại và nguyên nhân của nó để đưa ra những giải pháp khắc phục, khai thác khả nãng tiềm tàng để sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp đạt hiệu quả hơn.

+ Tổ chức phân tích thơng tin tương lai, cung cấp thông tin để tư vấn cho nhà quản trị ra quyết định: KTQT đặc biệt quan tâm tới việc phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận, phân tích điểm hồ vốn trong kinh doanh phục vụ cho việc ra quyết định 23

ngắn hạn. Đồng thời, KTQT cũng rất chú trọng đến việc phân tích thông tin bằng những phương pháp nhất định như phương pháp hiện giá thuần, phương pháp tỷ lệ sinh lợi nội bộ,... giúp nhà quản trị ra các quyết định đầu tư dài hạn.

ỉ .5.1.2. Tổ chức KTQT trong doanh nghiệp theo các khâu cơng việc của q trình kế tốn

Các khâu cơng việc của q trình kê' tốn bao gồm: tổ chức hạch toán ban đầu, tổ chức vận dụng hệ thống tài koản kế toán, tổ chức hệ thống sổ kế tốn, tính giá và lập báo cáo kế toán. Việc tổ chức KTQT trong doanh nghiệp theo các khâu cơng việc của q trình kế tốn được thực hiện như sau:

- Tổ chức hạch toán ban đầu:

+ Sử dụng hệ thống chứng từ kế toán bắt buộc để thu nhận thông tin quá khứ theo quy định

+ Cụ thể hoá hệ thống chứng từ hướng dẫn, chọn lọc, bổ sung, sửa đổi các chỉ tiêu trên chứng từ cho phù hợp nội dung KTQT

+ Thiết kế một số chứng từ kế toán cần thiết để phản ánh các nội dung thơng tin thích hợp theo u cầu quản trị doanh nghiệp trong việc thu nhận, xử lý và cung cấp thơng tin cho việc đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, định -mức và dự tốn cũng như phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch, định mức và dự toán mới.

+ Tổ chức luân chuyển chứng từ hợp lý - Tổ chức tài khoản kế toán:

Trên cơ sở hệ thống tài khoản kế toán thống nhất do Nhà nước ban hành, trên cơ sở yêu cầu quản lý chi tiết đối vói từng đối tượng để mở các tài khoản chi tiết cấp 2, cấp 3, cấp 4,... nhằm chi tiết hố các thơng tin KTTC, từ đó xử lý, tổng hợp, phân tích thơng tin một cách khoa học và có hệ thống.

- Tổ chức hệ thống sổ kế toán:

Thiết kế hệ thống sổ kế toán chi tiết với số lượng sổ, kết cấu mấu sổ và các chỉ tiêu cần phản ánh phù hợp với các yêu cầu quản trị khác nhau đồng thời phù hợp với trình độ trang bị cơng nghệ xử lý thơng tin tại doanh nghiệp.

- Tính giá và lập báo cáo quản trị

+ Sử dụng các phương pháp tính giá mang tính chất đặc thù của KTQT để xác định giá trị tài sản phục vụ cho việc xây dựng định mức chi phí, lập dự tốn chi phí, phân tích điểm hồ vốn trong kinh doanh, xác định giá ngắn hạn,...

+ Trên cơ sở các thông tin đã thu nhận, cần lập hệ thống báo cáo kế toán nội bộ gồm báo cáo nhanh, báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất, báo cáo chi tiết, báo cáo tổng hợp,... Từ đó kết hợp sử dụng các phương pháp kỹ thuật khác nhau để phân tích các chỉ tiêu thực hiện, giúp nhà quản trị ra quyết định đúng đắn và hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán quản trị: Phần 1 - TS. Đặng Thị Hòa (Chủ biên) (Trang 25 - 27)