Phán loại chi phí

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán quản trị: Phần 1 - TS. Đặng Thị Hòa (Chủ biên) (Trang 35 - 43)

- Phản ánh đối tượng kế toán chủ yếu bằng thước đo giá trị.

+ c là hao phí lao động vật hoá giá trị của tư liệu sản xuất đã

2.1.2. Phán loại chi phí

Các DN hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau (sản xuất, thương mại, dịch vụ) hoặc sản xuất kinh doanh những loại sản phẩm, dịch vụ khác nhau thì nội dung, tính chất của chi phí cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, hoạt động của doanh nghiệp sản xuất thường phức tạp hơn các loại hình DN khác, do chức năng của nó bao gồm cả sản xuất, lưu thông và quản lý. Sự hiểu biết về cơ cấu chi phí của doanh nghiệp sản xuất sẽ cung cấp những kiến thức rộng, bao quát của việc xác định chi phí, nên sẽ rất ích lợi trong việc tìm hiểu cơ cấu chi phí của các loại hình DN khác. Mặt khác, mặc dù trong thực tế ngồi hoạt động sản xuất kinh doanh các DN cịn có thể thực hiện các hoạt động khác, nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn là hoạt động cơ bản giúp DN đạt được mục tiêu đã 33

xác định. Do đó, phần này giáo trình sẽ tập trung vào phương pháp phân loại chi phí phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản trị trong DN thuộc loại hình hoạt động sản xuất.

2.1.2.1. Phán loại chi phí theo chức năng

Cách phân loại này cãn cứ vào vai trị của chi phí với từng chức năng hoạt động sản xuấi kinh doanh của doanh nghiệp. Phân loại chi phí theo chức năng là cơ sở dể tập hợp chi phí và xác định giá thành sản phẩm, đồng thời cung cấp thơng tin có hệ thống cho việc lập các báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh theo chức nâng hoạt động..).

Ị Theo tiêu thức này chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành các loại sau:

a) Chi phí sản xuất:

Chi phí sản xuất là những khoản chi phí phát sinh tại các phân xưởng (bộ phận) sản xuất gắn liền với các hoạt động sản xuất chế tạo sản phẩm của DN.

Chi phí sản xuất bao gồm 3 khoản mục chi phí cơ bản đó là:

* Chi phí ngun vật liệu (NVL) trực tiếp: là tồn bộ các chi phí

về ngun liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu được sử dụng trực tiếp để sản xuất, chế tạo sản phẩm, cung cấp dịch vụ. Chi phí về nguyên vật liệu chính thường dễ nhận diện cho từng đối tượng chịu chi phí (từng sản phẩm, loại sản phẩm, cơng ưình, hạng mục....) nên khi hạch tốn khoản chi phí này chỉ cần căn cứ chứng từ gốc để hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí. Cịn chi phí vật liệu phụ, nhiên liệu có thể liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí. Truờng hợp này để hạch tốn chi phí vào từng đối tượng chịu chi phí phải tiến hành phân bổ theo tiêu thức phù hợp (chi phí NVL chính, định mức chi phí...). Trong quản lý khoản mục chi phí NVL trực tiếp, nhà quản lý cần chú ý khi nhân diện chi phí vật liệu phụ, bởi lẽ ngồi việc dùng trực tiếp để sản xuất chế tạo

sản phẩm, vật liệu phụ còn được dùng để phục vụ, quản lý sản xuất. Mà giá trị vật liệu phụ dùng để phục vụ , quản lý sản xuất không được hạch tốn vào khoản mục chi phí NVL trực tiếp, nó thuộc nội dung khoản mục chi phí sản xuất chung.

* Clii phí nhân cơng trực tiếp: là các khoản chi phí phải trả cho

cơng nhâri trực tiếp thực hiện quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện các dịch vụ, bao gồm lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền cơng và các khoản trích theo tiền lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ của cơng nhân trực tiếp thực hiện q trình sản xuất.

Chi phí nhân cơng trực tiếp dễ nhận diện cho từng đối tượng chịu chi phí. Thơng thường nhân viên hạch toán chỉ cần căn cứ vào bảng chấm công, phiếu kê khối lượng sản phẩm, cơng việc hồn thành và cấp bậc lương của cơng nhân để hạch tốn khoản mục chi phí này .Trừ trường hợp trong cùng một qui trình cơng nghệ sản xuất lại chế tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau thì để hạch tốn khoản mục chi phí này cho từng loại sản phẩm, kế tốn cũng phải tiến hành phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí theo tiêu thức phù hợp (định mức chi phí nhân cơng, chi phí NVL...).

* Chi phí sản xuất chung: là tất cả các khoản chi phí sản xuất

phát sinh tại phân xưởng sản xuất ngồi 2 khoản mục chi phí NVL trực tiếp và nhân cơng trực tiếp để phục vụ và quản lý sản xuất. Chi phí sản xuất chung bao gồm:

+ Chi phí nhân viên phân xưởng: đó là các chi phí về tiền cõng, tiền lương phải trả cho những nhân viên làm nhiệm vụ phục vụ, quản lý sản xuất ( công nhân sửa chữa, bảo trì máy móc thiết bị sản xuất, quản đốc phân xưởng...) và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) được tính vào chi phí sản xuất của những nhân viên này.

+ Chi phí vật liệu quản lý: là chi phí về vật liệu phụ dùng cho phục vụ, quản lý sản xuất.

+ Chi phí cơng cụ, dụng cụ dùng trong sản xuất sản phẩm. + Chi phí khấu hao máy móc, thiết bị và TSCĐ khác dùng trong sản xuất sản phẩm.

+ Chi phí dịch vụ th ngồi dùng trong sản xuất (điện, nước...) + Chi phí sản xuất khác.

Chi phí sản xuất chung là một khoản mục chi phí phức tạp bao gồm nhiều yếu tố chi phí có đặc điểm, tính chất biến đổi khác nhau. Đây là khoản mục chi phí khó định lượng, khó xây dựng định mức, nên trong quản lý, khoản mục chi phí sản xuất chung cần phải được chú ý kiểm sốt chặt chẽ.

Trong thực tế chi phí sản xuất chung thường được tập hợp theo phạm vi địa điểm sản xuất (phân xưởng, công đoạn,...). Nếu phân xưởng (công đoạn) sản xuất chỉ thực hiện sản xuất một loại sản phẩm thì chi phí sản xuất chung là chi phí trực tiếp. Trường hợp phân xưởng (công đoạn) sản xuất thực hiện sản xuất nhiều loại sản phẩm thì chi phí sản xuất chung là chi phí gián tiếp, do đó để hạch tốn chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng chịu chi phí kế tốn cũng phải tiến hành phân bổ theo những tiêu thức phù hợp (số giờ lao động trực tiếp, định mức chi phí sản xuất chung, số giờ máy hoạt động...).

Chi phí NVL trực tiếp kết hợp với chi phí nhân cơng trực tiếp gọi là chi phí ban đầu. Chi phí ban đầu phản ánh mức chi phí chủ yếu để sản xuất sản phẩm, chi phí này có thể nhận diện cho từng đơn vị sản phẩm và là cơ sở để lập kế hoạch về lượng chi phí chủ yếu cần thiết để sản xuất loại sản phẩm đó.

Chi phí nhận cơng trực tiếp kểt hợp với chi phí sản xuất chung được gọi là chi phí chuyển đổi. Chi phí chuyển đổi phản ánh mức chi phí cần thiết để chuyển đổi nguyên liệu từ dạng thô sang dạng

thành phẩm và là cơ sớ để lập kế hoạch về lượng chi phí cần thiết để chê biến 1 lượng nguyên liệu nhất định thành thành phẩm.

Chi phí sản xuất chỉ phát s nh ở những DN thuộc loại hình sản xuất (sản xuất cơng nghiệp, sản tuất xây lẳp...)

b) Chi phí ngồi sản xuất:

Chi phí ngọài sản xuất là nhĩ ng khoản chi phí doanh nghiệp phải chi để thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ và chi cho bộ máy quản lý doanh nghiệp. Căn cứ vào chức năng hoạt động chi phí ngồi sản.xuất được chia thành 2 loại:

* Chi phí bán hùng', là chi phí lưu thơng và 'tiếp thị trong quá .

trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Loại chi phí này gồm chi phí giao hàng,- quảng cáo, giao dịch, lương nhân viên bán hàng ...

* Chi phí quản lý doanh nghiệp: là những chi phí có liên quan

đến việc tổ chức, quản lý hành chính và phục vụ sản xuất kinh doanh có tính chất chung tồn doanh nghiệp.

Giống như chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng là những khoản mục chi phí có nội dung phức tạp bao gồm nhiều yếu tố chi phí có đặc điểm, tính chất khác nhau, liên quan đến nhiều bộ phận trong doanh nghiệp. Vì vậy việc kiểm sốt, quản lý và phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cho các đối tượng chịu chi phí rất khó khăn, đơi khi dẫn đến việc đánh giá sai kết quả họạt.động của từng bộ phận và hậu quả là sẽ làm giảm tinh thần phấn khởi, năng động sáng tạo của các bộ phận trong doanh nghiệp.

Tất cả cắc loại hình tổ chức doanh nghiệp đều phát sinh chi phí ngồi sản xuất.

Sơ đồ 2.1- Phán loại chi phrtheo chức năng

2.1.2.2. Phân loại chị phí theo mối quan hệ với thời kỳ xác định kết quả

Theo tiêu thức này chi phí của doanh nghiệp được chia thành 2 loại như sau:

* Chi phí sản phẩm', là những khoản chi phí gắn liền với q

trình sản xuất chế tạo sản phẩm hay quá trình mua hàng hoá để bán. Đối với doanh nghiệp sản xuất thì chi phí sản phẩm chính là chi phí

NVL trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp và chi phí sản xuất chung, cịn đối với doanh nghiệp thương mại thì chi phí sản phẩm chính là giá mua hàng hố và chi phí mua hàng hố.

Đặc điểm của chi phí sản phẩm là khi sản phẩm, hàng hố chưa dược bán ra thì chi phí sản phẩm được phản ánh trong giá thành hàng tồn kho trên bảng cân dối kế toán. Khi sản phẩm, hàng hoá được bán ra thì chi phí sản phẩm sẽ được chuyển vào chỉ tiêu giá vốn hàng bán trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Như vậy một vòng ln chuyển của chi phí sản phẩm có thể trải qua nhiều kỳ báo cáo, do đó nó có thể ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của nhiều kỳ. Đây là dịng chi phí gắn liền với nhiều rủi ro tiềm tàng từ sự biến động của thị trường. Để quản lý tốt loại chi phí này, nhằm hạn chế rủi ro thì các nhà quản lý doanh nghiệp phải có kế hoạch dự trữ sản phẩm, hàng hố hợp lý vừa đảm bảo liên tục có sản phẩm, hàng hoá để bán ra đồng thời tránh để sản phẩm, hàng hoá tồn kho ứ đọng.

* Chi phí thời kỳ: là những chi phí để hoạt động kinh doanh

trong kỳ không tạo nên giá trị hàng tồn kho, mà trực tiếp làm giảm lợi nhuận của kỳ mà chúng phát sinh.

Như đã phân tích ở phần trên, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều được xem là chi phí thời kỳ. Những khoản chi phí này khơng phải là một phần của giá trị sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua vào. Chúng được thể hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh của kỳ mà chúng phát sinh và làm giảm lợi nhuận của kỳ đó.

Để hiểu rõ hơn về chi phi sản phẩm và chi phí thời kỳ chúng ta hãy xem xét cách thể hiện chúng trên báo cáo kết quả kinh doanh qua sơ đồ sau:

Sờ đồ 2.2 - Sự vận động cùa chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ

Bảng 2.1 - Báo cáo kết quả kinh doanh theo chức năng

(Doanh nghiệp sản xuất)

Chì tiêu Số tiền

1. Doanh thu

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán quản trị: Phần 1 - TS. Đặng Thị Hòa (Chủ biên) (Trang 35 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)