Sxc lại phản ánh chi phí sản xuất chung phân bổ cho các ĐĐH

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán quản trị: Phần 1 - TS. Đặng Thị Hòa (Chủ biên) (Trang 67 - 68)

- Phản ánh đối tượng kế toán chủ yếu bằng thước đo giá trị.

sxc lại phản ánh chi phí sản xuất chung phân bổ cho các ĐĐH

theo mức ước tính. Do đó nếu chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh > chi phí sản xuất chung phân bổ theo mức ước tính thì TK.Chi phí sxc cuối kỳ sẽ dư nợ và ngược lại TK.Chi phí sxc sẽ dư có. Khoản chênh lệch này tồn tại là không phù hợp, nên cần phải được xử lý. Thông thường, khoản chênh lệch này được xử lý bằng 2 cách:

- Phân bổ toàn bộ vào TK.GVHB. Nếu khoản chênh lệch là số

tiền nhỏ thì có thể lựa chọn cách này đơn giản hơn mà vẫn khơng ảnh hưởng đến tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính.

- Phân bổ cho các TK.Chi phí SXKDDD, TK.TP và TK.GVHB. Trường hợp mức chênh lệch là sô' tiền lớn, nếu phân bổ hết vào TK.GVHB sẽ làm ảnh hưởng đến tính trung thực của kết quả kinh doanh trong kỳ, thì phải lựa chọn cách 2. Phương pháp phân bổ thường được áp dụng phổ biến là dựa trên cơ sở tỷ lệ số dư (hoặc luỹ kế) cuả các TK này trước khi phân bổ mức chênh lệch chi phí sản xuất chung. Cách này đảm bảo độ chính xác hơn cách thứ nhất, bởi lẽ chi phí sản xuất chung liên quan đến cả số sản phẩm còn sản xuất dở dang, cả sản phẩm hoàn thành nhập kho chưa tiêu thụ được và cả số sản phẩm hoàn thành đã được tiêu thụ được trong kỳ. Tuy nhiên nó ít khi được sử dụng vì tốn nhiều cơng sức và phức tạp trong quá trình phân bổ. Đa số các nhà quản lý cho rằng chỉ vì độ chính xác cao mà phải cố gắng và tốn kém để đáp ứng yêu cầu của việc phân bổ là không cần thiết, nhất là khi khoản chênh lệch là một số tiền nhỏ.

2.2.1.4. Báu cáo chi phí sản xuất và giá thành

Theo phương pháp này, phiếu chi phí theo cơng việc hay phiếu tính giá thành theo đơn dặt hàng được sử dụng như một báo cáo chi phí sản xuất và giá thành để cung cấp thông tin phục vụ cho nhà quản trị kiểm sốt, điều hành q trình sản xuất và đề ra các quyết định kinh doanh có liên quan.

2.2.1.5. ứng dụng phương pháp xác định chi phí theo cơng việc

Để minh họa qúá trình kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành theo cơng việc, chúng ta xem xét ví dụ sau:

Doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ “Hoà An” cuối tháng 4/N đang sản xuất một ĐĐH Z20 gồm 20 sản phẩm T. Tháng 5/N doanh nghiệp tiếp tục đưa ĐĐH Z21 gồm 30 sản phẩm vào sản xuất. Tài liệu của phịng kế tốn doanh nghiệp cho biết:

1. Đầu tháng 5/N số liệu trên phiếu chi phí theo cơng việc

của ĐĐH Z20 như sau:

- Chi phí NVL trực tiếp: 20.000.000d

- Chi phí nhân công trực tiếp: 14.228.000đ, số giờ lao động :

3000h

- Chi phí sản xuất chung: 3.000h X 4.800đ = 14.400.000đ

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán quản trị: Phần 1 - TS. Đặng Thị Hòa (Chủ biên) (Trang 67 - 68)