Xác định mức độ trọng yếu

Một phần của tài liệu THIẾT kế THỬ NGHIỆM cơ bản CHO một KHOẢN mục kế TOÁN bất kỳ (MUA HÀNG) năm 2014 (Trang 43 - 44)

Căn cứ vào những thông tin thu thập được trong quá trình tìm hiểu khách hàng cũng như tìm hiểu hệ thống KSNB, KTV phân tích và đánh giá mức độ trọng yếu cho khoản mục Nợ phải trả người bán.

Tuy nhiên, việc xác định mức đọ trọng yếu là một vấn đề phức tạp yêu cầu sự xét đoán mang tính nghề nghiệp của KTV. Do đó, để đảm bảo tính thận trọng, hệ thống AS/2 đã cung cấp 1 hệ thống căn cứ để xác định mức độ trọng yếu thống nhất áp dụng cho toàn Công ty kiểm toán trong BCTC. Những căn cứ để xác định mức độ trọng yếu cho từng loại hình doanh nghiệp là:

+ Đối với các công ty cổ phần tham gia thị trường chứng khoán, KTV thường lấy thu nhập sau thuế làm chỉ tiêu để các định mức đọ trọng yếu. KTV sẽ ước tính thu nhập sau thuế vaò ngày lập BCTC, mức độ trọng yếu sẽ được xác định bằng 5%- 10% thu nhập sau thuế.

Thu nhập sau thuế có thể giảm xuống mức danh nghĩa hoặc thậm chí lỗ. Trong trường hợp này, các yếu tố liên quan đến người sử dụng như: công nợ phải trả, vốn góp cổ phần,... sẽ được sử dụng thay thế để làm cơ sở cho việc xác định mức độ trọng yếu.

+ Đối với công ty không tham gia thị trường chứng khoán, việc áp dụng mức độ trọng yếu được xác định theo một trong các trường hợp sau:

• 2% tổng tài sản lưu động hoặc VCSH

• 10% thu nhập sau thuế với giả thiết doanh nghiệp hoạt động liên tục.

• 0,5%– 3% độ lớn của doanh thu theo bảng tỷ lệ quy định. + Đối với các công ty là chi nhánh của công ty xuyên quốc gia mà Hãng

cũng được bổ nhiệm làm KTV, mức đọ trọng yếu thường được xác định dựa trên cơ sở doanh thu ở mức cao hơn hai bậc so với doanh nghiệp không tham gia thị trường chứng khoán ngang bậc. Tuy nhiên mức đọ trọng yếu này luôn phải nhỏ hơn mức độ trọng yếu được xác định cho công ty mẹ.

Xác định giá trị trọng yếu chi tiết ( MP – monetary Precision)

Giá trị trọng yếu là giá trị được tính toán dựa vào mức độ trọng yếu đã xác định và luôn nhỏ hơn mức đọ trọng yếu( thường bằng 80% -90% mức độ trọng yếu). Giá trị trọng yếu chi tiết được sử dụng trong việc tính toán sai số chấp nhận được đối với các giá trị chênh lệch ước tính khi kiểm tra, phân tích số dư mỗi tài khoản chi tiết.

Nhà máy thuốc là Thành Công là doanh nghiệp Nhà nước hoạt đọng trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nên doanh thu là chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh kết quả hoạt động của công ty. Vì vậy, KTV đã lựa chọn doanh thu làm chỉ tiêu xác định mức độ trọng yếu. Tổng doanh thu của khách hàng là 454.057.532.386 VNĐ, Tỷ lệ xác định trọng yếu trong trường hợp này là 1,5%, Ảnh hưởng của thuế là 32%, giá trọng yếu được xác định bằng 80% mức độ trọng yếu

Mức đọ trọng yếu bằng 454.0757.532.386 * 1,5% = 6.860.427.226 Mức độ trọng yếu sau thuế = 6.860.427.226*(1-32%)=4.665.090.514 Giá trị trọng yếu chi tiết= 4.665.090.514*80%= 3.732.072.411

2.2.3.2. Lập kế hoạch kiểm toán cụ thể.

Trên cơ sở những thông tinđã thu thấp được thông qua việc thực hiện các công việc trước kiểm toán và lập kế hoạch kiểm toán cơ bản, KTV tiến hành lập kế hoạch kiểm toán cụ thể.

Một phần của tài liệu THIẾT kế THỬ NGHIỆM cơ bản CHO một KHOẢN mục kế TOÁN bất kỳ (MUA HÀNG) năm 2014 (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w