VII. Lao động và tiền lương
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHẬP KHẨU MÁY MÓC THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY CP XÂY DỰNG SỐ
3.1. Dự báo xu hướng và sự thay đổi nhu cầu đến năm 2015 1 Nhập khẩu máy móc thiết bị từ Trung Quốc gia tăng
3.1.1. Nhập khẩu máy móc thiết bị từ Trung Quốc gia tăng
Tận dụng lợi thế giá rẻ, nhiều loại máy móc thiết bị có nguồn gốc từ Trung Quốc đang được nhập khẩu vào Việt Nam với tốc độ chóng mặt. Tuy
nhiên nhược điểm là hàng có tuổi thọ thấp, tiêu hao nhiều năng lượng, công nghệ thấp thường ít tính đến yếu tố môi trường, đặc biệt không cho ra những sản phẩm chất lượng cao.
Báo cáo phân tích kim ngạch xuất nhập khẩu, nhập siêu với thị trường Trung Quốc của Tổng cục Hải quan, đối tượng nhập khẩu máy móc, thiết bị xuất xứ từ Trung Quốc chủ yếu là các doanh nghiệp trong nước, chiếm 74,7%, DN FDI là 25,3%. Điều đó cho thấy khi nhập khẩu công nghệ, các DN trong nước lại quan tâm nhiều hơn đến máy móc thiết bị từ Trung Quốc, chứ không ưu tiên nhập khẩu từ các nước có công nghệ cao như khối DN đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Nhiều chuyên gia lo ngại việc nhập khẩu máy móc thiết bị từ thị trường này có thật sự hiệu quả, hay Việt Nam là nước tiêu thụ lại công nghệ lỗi thời, lạc hậu cho Trung Quốc..
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu thiết bị máy móc, phụ tùng từ thị trường Trung Quốc tăng liên tục trong những năm gần đây. Nếu như 4 tháng đầu năm 2009 kim ngạch nhập khẩu nhóm mặt hàng này trên 1,074 tỷ USD, thì trong bốn tháng đầu năm 2011 nhập khẩu nhóm này nhảy lên 1,595 tỷ USD. Khảo sát thị trường cung cấp các loại máy móc thiết bị trong ngành dệt may, da giày, máy đóng gói, thiết bị điện, máy công cụ... cho thấy hàng Trung Quốc đang chiếm giữ số lượng lớn.
Nguyên nhân là do: rất nhiều sản phẩm máy móc, thiết bị mà DN Việt Nam nhập về từ Trung Quốc, các DN cơ khí trong nước đều làm được. Tuy nhiên, chính sách thuế nhập khẩu đối với nhóm hàng này lại rất vô lý. Cụ thể, nhiều dây chuyền, máy móc nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu bằng 0% nên cạnh tranh khá dễ dàng với hàng trong nước như: Máy công cụ, máy sản xuất giấy, máy đóng hộp và nhiều loại máy móc phục vụ sản xuất khác. Trong khi DN cơ khí sản xuất các loại máy này nhập khẩu một số linh kiện điện, mụtơ và phụ tùng khác để lắp ráp hoàn thiện máy lại phải chịu thuế
nhập khẩu 15 - 20%. Việc đánh thuế như vậy vô tình chia lợi cho máy nhập ngoại nguyên chiếc và đẩy khó cho nhà sản xuất trong nước. Ngoài ra, không ít máy móc cũ được sơn lại và tiêu thụ tại thị trường Việt Nam.
Một số doanh nghiệp trong ngành cơ khí cho biết phía Trung Quốc sẵn sàng làm theo đơn đặt hàng ở mọi mức giá cho doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên nhược điểm là hàng có tuổi thọ thấp, tiêu hao nhiều năng lượng, công nghệ thấp thường ít tính đến yếu tố môi trường, đặc biệt không cho ra những sản phẩm chất lượng cao.