Các nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty cổ phần xây dựng số 12 (Trang 25)

1.2.1.1. Năng lực quản lý, kinh doanh

Năng lực quản lý của Ban lãnh đạo doanh nghiệp là nhân tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt, để tồn tại và phát triển bền vững đòi hỏi doanh nghiệp phải có một đội ngũ lãnh đạo có năng lực cao, có tầm nhìn xa trông rộng, nắm bắt nhanh nhậy nhu cầu thị trường để cú cỏc quyết sách nhập khẩu đúng đắn. Năng lực quản lý kinh doanh của lãnh đạo doanh nghiệp không chỉ đảm bảo doanh nghiệp luôn đạt được các doanh số và lợi nhuận cao mà còn nhập được những mặt hàng đúng chất lượng, đáp ứng thị trường, mở rộng thị trường tiêu thụ, từ đó xây dựng được thương hiệu của doanh nghiệp.

Năng lực quản lý doanh nghiệp còn phải thể hiện ở việc nhậy bén với nhu cầu thị trường, nắm bắt nhanh các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước như tỷ giá, lạm phát, các chính sách tiền tệ, chính sách thuế, hạn ngạch và các chính sách luật pháp khác để cú cỏc quyết sách đúng đắn.

Năng lực còn thể hiện ở việc phải có chính sách sử dụng và đào tạo cán bộ làm công tác nhập khẩu nói riêng và cán bộ công nhân viên trong đơn vị nói chung, công tác nghiên cứu thị trường, phân công công việc đúng người đúng việc, có tác phong lãnh đạo hiện đại, tin tưởng ở cấp dưới, tạo điều kiện cho người làm trực tiếp để họ phát huy hết khả năng, mang lại hiệu suất công việc cao nhất.

Để tạo động lực cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp, ngoài chế độ trả lương và phúc lợi cao, lãnh đạo doanh nghiệp cần phải quan tâm tới yếu tố tinh thần, văn hóa doanh nghiệp để người lao động có thể tự hào khi làm việc tại doanh nghiệp, do đó, năng lực quản lý kinh doanh của lãnh đạo

doanh nghiệp còn thể hiện ở việc biết chăm lo tới đời sống tinh thần của người lao động. Phải xây dựng được một tập thể có tinh thần đoàn kết cao, từ đó mới gắn kết được mọi người lao động làm việc với hiệu quả cao nhất, góp phần đưa Công ty ngày càng phát triển.

1.2.1.2. Vốn

Doanh nghiệp nhập khẩu máy móc thiết bị cần lượng vốn lớn. Đó cũng là yếu tố then chốt đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển ổn định trong ngắn hạn và dài hạn. Khi doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào thỡ ớt chịu sự tác động của môi trường bên ngoài như lãi suất ngân hàng, lạm phát, thị trường cho vay... ít chịu sự ộp giỏ của các đối tác liên quan, do đó nó quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp.

Nguồn vốn dồi dào cho phép doanh nghiệp chủ động trong việc nhập khẩu, cho phép lựa chọn thị trường, lựa chọn đối tác, sản phẩm, chọn được thời điểm nhập có lợi nhất về giá cả, về tỷ giá.

Nguồn vốn lớn và dồi dào cho phép doanh nghiệp luân chuyển hàng hóa đầu vào và đầu ra một cách dễ dàng, hiệu quả.

Dồi dào về vốn còn cho phép doanh nghiệp đầu tư vào việc nghiên cứu thị trường, sản phẩm, tìm kiếm đối tác, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, đầu tư cho công tác xây dựng văn hóa doanh nghiệp, thương hiệu doanh nghiệp.

Nguồn vốn dồi dào và minh bạch sẽ tạo ra sự tin cậy của các đối tác, thuận lợi cho việc hợp tác kinh doanh, nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường

Nhiều nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng vốn là nhân tố quan trọng nhất đối với tăng trưởng của doanh nghiệp và nền kinh tế. Vốn là một yếu tố sản xuất trong quá trình sản xuất. Sự tích tụ vốn xảy ra khi một phần tỷ trọng của thu nhập hiện hành được tiết kiệm và đầu tư để tăng sản lượng và thu

nhập trong tương lai. Các nhà máy, máy móc, trang thiết bị cũng như nguyên vật liệu mới làm tăng dự trữ vốn của doanh nghiệp, quốc gia và đạt được sự gia tăng mức sản lượng. Vốn đóng góp vào tăng trưởng sản lượng không chỉ một cách trực tiếp như một yếu tố đầu vào mà còn gián tiếp thông qua sự cải tiến kỹ thuật. Điều kiện cần cho việc khai thác các khả năng do tiến bộ kỹ thuật mang lại là gia tăng dự trữ máy móc và thiết bị của công nghệ đó cũng như nhà xưởng và cơ sở hạ tầng trong việc sử dụng công nghệ. Hơn nữa, thông qua sự cải tiến kỹ thuật thì đầu tư sẽ giúp nâng cao hơn kỹ năng của người lao động và điều này đến lượt nó sẽ làm tăng năng suất lao động giúp cho quá trình sản xuất trở nên hiệu quả hơn và cuối cùng là làm tăng trưởng kinh tế bởi vì lao động có kỹ năng cao hơn sẽ vận hành máy móc dễ dàng và hiệu quả hơn cũng như dễ tiếp thu những công nghệ mới hơn.

1.2.1.3. Trình độ hiểu biết công nghệ

Sự hiểu biết về công nghệ, kỹ thuật của lãnh đạo doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ, những người trực tiếp tìm hiểu thị trường và mặt hàng là yếu tố quyết định tới chất lượng hàng hóa nhập khẩu, doanh nghiệp phải có một đội ngũ làm công tác nhập khẩu có kiến thức sâu rộng về công nghệ, kỹ thuật để tránh nhập phải hàng nhái, hàng không đảm bảo chất lượng.

Với thị trường phong phú như hiện nay, việc làm giả, làm nhái là rất phổ biến, phải cú trỡnh đụ chuyên môn cao thì mới không bị lừa, không bị thua thiệt trong các hợp đồng kinh tế. Nhiều bài học cho thấy, do sơ xuất hoặc do trình độ chuyên môn kỹ thuật của cán bộ ngoại thương không cao mà nhập khẩu những dây chuyền máy móc công nghệ nhiều tỷ đồng không sử dụng được hoặc sử dụng được một thời gian phải sửa chữa. Điều đó làm thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp trực tiếp sử dụng, thiệt hại cho nhà nước, làm mất uy tín của doanh nghiệp. Do đó để hoạt động nhập khẩu có chất lượng phải có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật sõu, cú tõm đức, có ý thức

trách nhiệm rất cao.

Nếu không nắm bắt kịp thời những thay đổi của công nghệ sẽ bị lạc hậu, luụn dựng những máy móc thiết bị thải loại, dây chuyền công nghệ lạc hậu của thế giới, do đó doanh nghiệp nhập khẩu phải luôn luôn cập nhật trình độ công nghệ của thế giới về lĩnh vực của mình và phải liên tục đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên môn đáp ứng được những thay đổi liên tục đó.

1.2.1.4. Trình độ nhân lực

Trình độ của đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Muốn hoạt động nhập khẩu có chất lượng, điều quan trọng là phải nắm bắt được nhu cầu thị trường từng loại máy móc thiết bị, khả năng thanh toán của doanh nghiệp, thị trường nhập có đáp ứng được các yêu cầu đú khụng, hoạt động nhập sao cho có hiệu quả cao nhất....tất cả điều đó phụ thuộc vào trình độ của đội ngũ nhân lực của doanh nghiệp.

Để xây dựng được đội ngũ công nhân lao động lành nghề, đáp ứng được nhu cầu thị trường hiện nay, doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng. Nhiều doanh nghiệp không tiếc tiền của, công sức để đầu tư đào tạo nâng cao trình độ cho những lao động đang làm việc, mặt khác liên tục tuyển dụng với mong muốn xây dựng được đội ngũ nhân lực có trình độ cao.

Doanh nghiệp hiện tại luôn xem nguồn lao động là một tài sản quý báu. Họ chú trọng đến công tác đào tạo và bồi dưỡng cho nhân viên nhiều hơn. Theo số liệu điều tra, 69% doanh nghiệp Việt Nam cho biết đầu tư cho công tác đào tạo với mức chi phí nhiều hơn so với trước đây, trong khi trung bình của thế giới chỉ có 63% doanh nghiệp làm việc này.

Bản báo cáo về tình hình lao động, nguồn nhân lực của VCCI cũng cho biết, cần tăng cường hơn nữa sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp để thực hiện chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội mà Chính phủ và

Bộ giáo dục đào tạo đề ra. Các hiệp hội doanh nghiệp và các doanh nghiệp cũng có những ký kết cụ thể với cơ sở giáo dục đào tạo. Tức là doanh nghiệp đặt hàng ngành giáo dục đào tạo trong việc cung ứng lao động chất lượng cao. Các doanh nghiệp không thể đứng ngoài hệ thống giáo dục đào tạo, chỉ đòi hỏi, yêu cầu, đặt hàng, mà họ phải trở thành một trong những chủ thể quan trọng nhất của đào tạo, chủ động tổ chức đào tạo để đáp ứng nhu cầu của chính mình và của xã hội.

Để nâng cao trình độ người lao động, các doanh nghiệp phải chủ động và có giải pháp cụ thể. Chẳng hạn, các doanh nghiệp cần có chính sách ưu đãi đặc thù để “chiờu mộ” người lao động có trình độ chuyên môn cao, tay nghề vững về làm việc trong đơn vị mình. Ngoài việc chiêu mộ lao động có tay nghề cao, từng doanh nghiệp cần phối hợp với các trường kỹ thuật tiến hành đào tạo và đào tạo lại để người lao động có điều kiện hoàn thiện tay nghề và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của công việc. Các chuyên gia cũng cảnh báo: Nếu lãnh đạo doanh nghiệp không bắt tay vào việc phát triển nhân tài cho chính doanh nghiệp thì sẽ phải trông chờ vào nơi khác, hoặc phải dùng lương cao và phúc lợi hấp dẫn hơn để thu hút những người chưa đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết.

Việc nâng cao trình độ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động và thường xuyên chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho họ là một cách thiết thực, cụ thể và nó đang là những nhiệm vụ hàng đầu của cộng đồng doanh nghiệp. Rằng chăm lo cho người lao động là nghĩa vụ trước pháp luật, là tố chất nhân văn của chủ doanh nghiệp, là đạo đức kinh doanh, văn hóa và văn minh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty cổ phần xây dựng số 12 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w