Các nhân tố bên ngoà

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty cổ phần xây dựng số 12 (Trang 29)

1.2.2.1 Thị trường nhập khẩu, tiêu thụ

Thị trường tiêu thụ là yếu tố định hướng cho sự phát triển nhập khẩu. Sản phẩm nhập khẩu chỉ có thể tồn tại được trên thị trường khi đáp ứng được

mong đợi của khách hàng. Xu hướng phát triển và hoàn thiện chất lượng nhập khẩu phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm và xu hướng vận động của nhu cầu thị trường. Nhu cầu càng phong phú, đa dạng và thay đổi nhanh càng cần nâng cao chất lượng nhập khẩu để thích ứng kịp thời đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng. Yêu cầu về chất lượng đạt được của sản phẩm phải phản ánh được đặc điểm và tính chất của nhu cầu. Nhu cầu lại phụ thuộc vào tình trạng kinh tế, khả năng thanh toán, trình độ nhận thức, thói quen, truyền thống, phong tục tập quán, văn hóa, lối sống và mục đích sử dụng sản phẩm của khách hàng. Xác định đúng nhu cầu, cấu trúc, đặc điểm và xu hướng vận động của nhu cầu là căn cứ đầu tiên, quan trọng nhất cho hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp.

Thị trường tiêu thụ cạnh tranh càng khốc liệt đòi hỏi doanh nghiệp càng cần nâng cao chất lượng nhập khẩu. Chất lượng nhập khẩu bao gồm cả chất lượng sản phẩm và chất lượng bán hàng, đi kèm việc tìm hiểu thị trường để biết được mức cầu mà doanh nghiệp có thể chiếm lĩnh được, giá cả của máy móc thiết bị từng loại có thể đạt được, cách thức giao hàng, dịch vụ bảo hành và chăm sóc khách hàng. Tất cả những điều đó ảnh hưởng tới việc chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp, để tồn tại và đứng vững trên thị trường, chất lượng nhập đóng vai trò quyết định.

Vệc nghiên cứu thị trường tiêu thụ, cần phải nghiên cứu cả thị trường chung và thị trường mà doanh nghiệp có khả năng chiếm lĩnh được, yêu cầu về thông số kỹ thuật, giá cả, dịch vụ sau bán hàng, thế hệ, để xây dựng được kế hoạch chi tiết cho công tác nhập khẩu. Kết quả nghiên cứu thị trường càng sát với thực tế thì chất lượng nhập khẩu càng cao.

Doanh nghiệp có tồn tại được hay không thì phải có khách hàng, có thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp mình, thị trường càng rộng, việc kinh doanh của doanh nghiệp càng thuận lợi và ngược lại. Để có thị trường

rộng và bền vững đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều cho nghiên cứu thị trường, tiếp thị sản phẩm, xây dựng được mối quan hệ tin cậy với bạn hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Xác định được mức cầu cụ thể của thị trường tiêu thụ, tạo căn cứ tìm hiểu thị trường nhập khẩu có khả năng đáp ứng được cầu về các loại sản phẩm đú khụng, từ đó xây dựng được kế hoạch chi tiết cho hoạt động nhập khẩu đảm bảo chất lượng.

Với yêu cầu ngày càng cao của thị trường tiêu thụ về sản phẩm hàng hóa, hàng hóa nhập khẩu phải có nguồn gốc rõ ràng, phải từ các nhà sản xuất của các nước mà sản phẩm của họ đã được khẳng định trên thị trường quốc tế, do đó, doanh nghiệp nhập khẩu phải biết chọn lựa đối tác, chọn lựa thị trường nhập khẩu phù hợp với thị trường trong nước về mẫu mã hàng hóa, tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, giá cả để đáp ứng nhu cầu thị trường.

1.2.2.2. Các yếu tố kinh tế vĩ mô

Hoạt động nhập khẩu liên quan tới đối tác thuộc quốc gia khác nhau, cho nờn các yếu tố thuộc kinh tế vĩ mô như lạm phát, tỷ giá, chính sách tiền tệ, chính sách pháp luật của nước xuất khẩu cũng như nước sở tại có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động nhập khẩu.

a) Lạm phát

Lạm phát tăng, đẩy giá hàng hóa tăng cao, các nhà sản xuất trong nước tăng sản xuất, nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị tăng. Khi lạm phát quá cao gây tâm lý lo lắng cho các nhà sản xuất trong nước, kèm với nó là các chính sách thắt chặt tiền tệ của nhà nước để kiềm chế, sẽ làm cho sản xuất có xu hướng giảm, nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị giảm.

b) Thất nghiệp

Khi tỷ lệ thất nghiệp trong nước tăng cao, thể hiện nền sản xuất trong nước bị đình trệ, để khuyến khích sản xuất trong nước, nhà nước sẽ đẩy mạnh

nhập khẩu các yếu tố đầu vào và máy móc thiết bị để kích thích sản xuất, tạo công văn việc làm, kích thích tiêu dùng.

c) Tỷ giá

Yếu tố tỷ giá: khi tỷ giá tăng, làm đồng nội tệ mất giá, kích thích xuất khẩu, giảm nhập khẩu và ngược lại.

Chẳng hạn, từ năm 2008, trước tình hình suy thoái kinh tế quốc tế ảnh hưởng mạnh đến Việt nam, cỏc dũng vốn vào Việt nam bị hạn chế, ngân hàng nhà nước đã chủ động điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng để tăng tính thanh khoản trên thị trường ngoại tệ, Tính đến 26/12/2008, ngân hàng nhà nước điều chỉnh biên độ tỷ giá từ 2% lên 5%, điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ liên ngân hàng 5,16%.

Ngày 26/11/2009, ngân hàng nhà nước hạ biên độ tỷ giá từ mức 5% xuống 3%, đồng thời nâng tỷ giá liên ngân hàng thêm 5,44%, lên mức 17.961 VND/USD.

Ngày 10/2/2010, ngân hàng nhà nước quyết định điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng từ mức 17.941 VND/USD lên mức 18.544 VND/USD, đồng thời ấn định lãi suất tiền gửi tối đa bằng đụla Mỹ của các tổ chức kinh tế tại ngân hàng ở mức 1%. Các quyết định này là nhằm cân đối cung cầu ngoại tệ, tạo điều kiện kiểm soát cung tiền, khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Có thể nói chính sách tỷ giá trong thời gian qua có sự điều chỉnh căn bản, đã nêu rõ nguyên tắc xác định tỷ giá, tính thị trường được thừa nhận, sự điều tiết của nhà nước là khỏ rừ, quyền tự chủ của ngân hàng thương mại được đề cao, ngân hàng nhà nước đã tôn trọng cơ chế thị trường và chủ động điều hành tỷ giá phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ và tăng trưởng kinh tế. Chính sách tỷ giá điều hành dựa trên quan hệ cung cầu, có sự điều chỉnh linh hoạt là đúng đắn.

Các chính sách của nhà nước như hạn chế nhập khẩu, chính sách tiền tệ, các chính sách về thủ tục hải quan, thủ tục hành chính, chính sách kinh tế đối ngoại.... cũng có tác động rất lớn đến hoạt động nhập khẩu.

Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ của nước sở tại cũng như nước xuất khẩu:

Các yếu tố này có tác động rất lớn đến hoạt động nhập khẩu, môi trường kinh tế , văn hóa, xã hội của nước xuất khẩu. Điều đó tác động lớn đến sản phẩm nhập khẩu đáp ứng được nhu cầu thị trường đến mức nào. Khoa học công nghệ của nước sản xuất sản phẩm có cao không, sản phẩm sản xuất ra chỉ đạt chất lượng cao khi trình độ phát triển của nước xuất khẩu nói chung, trình độ của nước xuất khẩu trong lĩnh vực mặt hàng xuất nói riêng phải cao. Đó là yếu tố quan trọng để tránh nhập phải hàng nhái, hàng không đảm bảo chất lượng, biến thị trường trong nước thành bãi rác công nghệ.

1.2.2.3. Tình hình phát triển kinh tế thế giới

Từ năm 2000 đến nay, kinh tế thế giới luôn trải qua nhiều biến động. Bắt đầu từ sự phá sản của WorldCom năm 2003, Mardoff với vụ lừa đảo lịch sử 65 tỷ USD năm 2005, và lớn nhất là khủng hoảng tín dụng Mỹ năm 2007, kéo theo sự sụp đổ của đế chế Lehman Brothers, cùng khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009. Bước sang năm 2010, tuy ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế đã tạm lắng nhưng vẫn còn tiểm ẩn nhiều biến động, điển hình là khủng hoảng nợ công của Hi Lạp, các nước Châu Âu như Tây Ban Nha, Ý và Bồ Đào Nha cũng đang đứng trước nguy cơ tương tự và bong bóng tài sản ở Trung Quốc.

Trong các thể chế tài chính, thị trường chứng khoán là nơi phản ánh một cách rõ ràng nhất những biến động của nền kinh tế, chính vì vậy việc am hiểu tình hình kinh tế là rất quan trong, giúp nhà đầu tư có chiến lược đúng đắn. Việt Nam thuộc nhúm cỏc nước đang phát triển, mặc dù không bị ảnh

hưởng trực tiếp từ sự sụp đổ của hệ thống tài chính thế giới, nhưng với việc gia nhập WTO, trở thành một phần không thể tách rời của kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn phải chịu những hậu quả gián tiếp nặng nề từ suy thoái kinh tế. Mọi biến động của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây có mối tương quan chặt chẽ với biến động kinh tế thế giới. Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng luôn song hành cùng với những thay đổi của nền kinh tế trong nước và quốc tế.

Thời kỳ “đen tối” nhất của kinh tế thế giới gần như đã lùi lại đằng sau. Mặc dù còn nhiều lo ngại, nhưng sự hồi phục kinh tế đang được hỗ trợ bởi chính sách tiền tệ và tài khoá thông thoáng hơn. Những nền kinh tế mới nổi và đang phát triển sẽ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Chiến lược “hiện thực hoá lợi nhuận” đã và đang được áp dụng sớm ở các nền kinh tế phát triển là một trong những rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu.

Mặc dù thời kỳ đen tối nhất đã lùi lại đằng sau, nhưng nhà đầu tư vẫn còn lo ngại. Điều này thể hiện ở việc: tăng trưởng kinh tế chậm ở Mỹ; sức cầu từ doanh nghiệp tăng trưởng mạnh hơn và yếu hơn từ các hộ gia đình; tăng trưởng kinh tế Mỹ không còn được hỗ trợ bởi việc điều chỉnh hàng tồn kho, chu kỳ kinh doanh có xu hướng dài hơn chu kỳ hàng tồn kho và GDP được kéo bởi việc đầu tư vào nhà ở trong ngắn hạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các điều kiện thuận lợi được duy trì, đặc biệt với các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Chính sách tiền tệ thông thoáng hơn ở các nước phát triển có khả năng lan rộng ra toàn cầu và bù đắp cho chính sách thắt chặt ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển.

Mặc dù các nền kinh tế Châu Âu bắt đầu thắt chặt chính sách tài khoỏ, cỏc nền kinh tế mới nổi và đang phát triển vẫn cần tiếp tục dùng nguồn lực trong nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Sự phát triển của tầng lớp trung lưu và thượng lưu ở các nền kinh tế thứ 3 cũng là một yếu tố tích cực.

Tốc độ tăng trưởng tại các nền kinh tế thứ cấp cao hơn ở các nền kinh tế cao cấp. Các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển tiếp tục đóng vai trò quan trọng hơn. Sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu càng thuận lợi hơn với khu vực đồng tiền chung Châu Âu. Tuy nhiên, việc“hiện thực hoá lợi nhuận” sớm làm giảm tính thanh khoản là một rủi ro với sự hồi phục kinh tế toàn cầu. Có thể nói, kinh tế thế giới hiện nay xuất hiện 3 nguồn lực mới. Thứ nhất, nền kinh tế các nước châu Á tiếp tục tăng trưởng mạnh trong khi các thị trường phát triển như Mỹ, châu Âu, Nhật lại có sức bật yếu hơn. Với môi trường lãi suất tích cực, xu thế này có thể sẽ còn tiếp tục được duy trì trong thời gian tới.

Thứ hai, bên cạnh Nhật Bản, Trung Quốc đã trở thành một “quyền lực” mới ở châu Á. Hiện nay, Nhật đã và đang tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và điều này sẽ khiến cho trao đổi mậu dịch liên khu vực rất có thể sẽ tăng trong thời gian tới. Các nước châu Âu chủ yếu hoạt động mậu dịch nội khối.

Thứ ba, phần doanh thu từ nước ngoài tiếp tục tăng trong khu vực sản xuất. Xuất khẩu sang các nước châu á tăng trong những năm gần đây. Các nhà xuất khẩu Nhật có lợi từ sự tăng trưởng mạnh của châu Á.

Chính những nguồn lực mới này đã tạo ra những chuyển biến đáng kể. Động lực chính của sự phát triển kinh tế chung là sự hình thành vốn. Ban đầu từ ODA và FDI, gần đây từ cả chi tiêu vốn công cộng và vốn tư nhân. Trung Quốc đang trở thành một trong nguồn lực thúc đẩy sự phát triển của châu Á. Nhưng chúng ta hi vọng rằng từ một nền kinh tế dựa chủ yếu vào vốn đầu tư, Trung Quốc sẽ dần chuyển sang một nền kinh tế với người tiêu dùng làm động lực thúc đẩy chính.

Việc hình thành vốn/ đầu tư của Nhật Bản sẽ tiếp tục vào Việt Nam và Nhật vẫn được khẳng định là một trong những nhà đầu tư lớn nhất vào Việt

Nam. Trong 10 năm (1998-2008) với số vốn đầu tư của các nhà đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam đạt 17.362 triệu USD, xếp thứ 3, chỉ sau Đài Loan và Malayxia. Do đó, Việt Nam vẫn tiếp tục là điểm đến đầu tư, bởi có nhiều lợi thế như: Nền chính trị ổn định, tiềm năng phát triển và nguồn nhân lực khá dồi dào.

Các nhà đầu tư Nhật Bản cho rằng Việt Nam cần có cái nhìn dài hạn hơn về đầu tư. Với 5 lợi thế nổi bật như: nguồn lao động trẻ, cần cù, và cầu tiến; nền chính trị, xã hội ổn định; hướng tới chính sách mở cửa đầu tư; vị trí địa lý thuận lợi; mật độ dân số đông, Việt Nam có triển vọng trở thành một nền kinh tế tăng trưởng hữu cơ trong tương lai. Tuy nhiên, Việt Nam cũng cần cải thiện hơn nữa những bất lợi như: thay đổi trong quy định, chính sách nhà nước; các dịch vụ tiện ích (đặc biệt là điện); hoạt động kinh doanh; thiếu các ngành công nghiệp hạ nguồn; lao động lành nghề còn hạn chế và tính cạnh tranh trong khu vực.

FDI vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất, gần đây, các ngành dịch vụ như bán lẻ và dịch vụ tài chính cũng bắt đầu thu hút FDI. Sự cải tiến này sẽ giúp cho dòng vốn FDI chảy mạnh hơn vào Việt Nam”. Xuất khẩu châu Á năm 2010 tăng mạnh nhất trong 20 năm qua do cầu nội bộ trong các nước đang phát triển kích thích cầu xuất khẩu của khu vực. Trong năm 2010, nhập khẩu của châu Á được dự đoán sẽ tăng nhanh hơn xuất khẩu, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu trong nội bộ châu Á và đảm bảo khả năng tăng tốc mạnh mẽ của GDP thực tế. Tốc độ tăng trưởng trong năm 2011 sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào nhu cầu trong nước và xuất khẩu sẽ dựa chủ yếu vào nhu cầu nội bộ trong các nước đang phát triển.

Châu Á không tránh khỏi bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế của các nước thành viên OECD, nhưng với lượng xuất khẩu tới các nước đang phát triển tăng, sự phụ thuộc vào thị trường OECD đã giảm đáng kể. Về trung hạn,

châu Á sẽ bị tác động bởi nhu cầu yếu của các nước OECD, nhưng châu Á (9 nước) chỉ xuất khẩu khoảng 30% vào thị trường OECD, trong khi 60,3% xuất khẩu trong châu Á (bao gồm Nhật), và gần 75% tới các nước đang phát triển ngoài OECD. Trung Quốc phụ thuộc nhiều hơn vào OECD, nhưng xuất khẩu tới các nước ngoài OECD cũng chiếm tới hơn một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này. Với thặng dư tài khoản vãng lai lớn như hiện nay, châu Á có nhiều tiềm năng thúc đẩy nhu cầu trong khu vực trong năm 2010 và những năm tiếp theo.

Rủi ro của châu Âu tiếp tục tới cuối năm 2011; rủi ro đạo đức giảm nhờ điều kiện của IMF. Châu Á sẽ ít bị tác động bởi EU qua con đường nợ bên ngoài, vì bảy nền kinh tế châu Á - Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Singapore, Hồng Kong, Đài Loan, Thái Lan - là chủ nợ ròng của thế giới. Phần còn lại của châu Á có dự trữ ngoại tệ vượt quá nợ ngắn hạn bên ngoài.

Ngành IT phục hồi mạnh mẽ trong năm 2010 sau 9 năm trì trệ. Đơn đặt hàng các sản phẩm công nghệ thông tin (IT) mới của Mỹ là những chỉ số báo

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty cổ phần xây dựng số 12 (Trang 29)