CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3 Mơ hình nghiên cứu thực nghiệm
2.3.2. Mơ hình nghiên cứu thực nghiệm:
Từ các nghiên cứu trước, trong nghiên cứu này dự kiến đề xuất mơ hình nghiên cứu như sau:
Ln(Pi/1-Pi) = β0+ β1TUOI+ β2GT+ β3DT +β4HOC+ β5Qmoho+ β6NamKD + β7Dthu+
β8VON+ β9THUE+β10PHI + β11TN+ β12NhaDat +β13HDsap + β14ADong +ui
1
Pi = E(VAY =1|Xi) =
1+e–( β0 + β1TUOI+ β2GT+ β3DT + β4HOC+ β5Qmoho + β6NamKD + β7Dthu + β8VON+ β9THUE + β10PHI + β11TN + β12NhaDat +β13HDsap + β14ADong + u
i)
Với biến phụ thuộc là: Y = 1: nếu hộ vay được vốn Y= 0: nếu hộ không vay được vốn
Với biến độc lập là:
- Nhóm nhân tố thuộc đặc điểm của chủ hộ: tuổi chủ hộ, dân tốc, giới tính, trình độ học vấn của chủ hộ, số thành viên trong hộ.
- Nhóm nhân tố thuộc đặc điểm hoạt động kinh doanh của hộ: Số năm kinh doanh, doanh thu, vốn kinh doanh, tiền thuế nộp ngân sách, phí, thu nhập, giấy tờ nhà đất, hợp đồng thuê sạp
Bảng 2 2 Các biến độc lập ảnh hưởng đến việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng
Tên biến Mô tả biến số Đơn vị tính Dấu
kỳ vọng VAY Biến phụ thuộc, nếu hộ có vay vốn nhận giá trị 1,
nếu hộ không vay nhận giá trị 0
Biến độc lập
TUOI Tuổi của chủ hộ Năm (+)
GT Giới tính chủ hộ, GT=1 nếu chủ hộ là nam;GT=0 nếu chủ hộ là nữ
(-)
DT Dân tộc chủ hộ, DTo=1 nếu chủ hộ là người Kinh, Dto=1 nếu chủ hộ là dân tộc khác (Hoa,Khơ me..)
(+)
Tên biến Mô tả biến số Đơn vị tính Dấu kỳ vọng
QmoHo Số thành viên trong hộ Người (+)
NamKD Số năm hoạt động kinh doanh Năm (+)
Dthu Doanh thu Triệu đồng (+)
VON Vốn kinh doanh Triệu đồng (-)
THUE Tiền thuế nộp ngân sách Trđ/tháng (-) PHI Tiền chi phí nộp cho chợ, trung tâm thương mại Trđ/tháng (+)
TN Thu nhập của hộ Trđ/tháng (+)
NhaDat Có giấy tờ nhà đất, NhaDat=1 nếu có giấy, NhaDat=0 nếu khơng có giấy
(+)
Hdsap Có Hợp đồng thuê sạp, HDsap=1 nếu có hợp đồng, Hdsap =0 nếu khơng có hợp đồng
(+)
Adong Địa bàn An Đông, ADong=1 nếu hoạt động tại An Đông, Adong =0 nếu khơng
(+)
Giải thích các biến độc lập:
- Tuổi chủ hộ : Chủ hộ lớn tuổi sẽ có kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, có vốn tích lũy và tài sản, vì vậy hộ có khả năng vay được vốn.
- Dân tộc của chủ hộ: Thực tế kinh doanh cho thấy với đặc tính dân tộc của chủ hộ kinh doanh có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng, người kinh có nhiều điều kiện thuận lợi về ngôn ngữ, mối quan hệ để tiếp cập tín dụng hơn các dân tộc khác.
- Giới tính của chủ hộ: Trong kinh doanh tại chợ, TTTM, phần lớn chủ hộ là nữ, họ tham gia mua bán, giao dịch trao đổi hàng hóa, do vậy có điều kiện tiếp cận và vay được nguồn vốn tín dụng hơn nam.
- Trình độ học vấn của chủ hộ: Trình độ học vấn được phân theo bảy mức độ (không đi học, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng, đại học, sau đại học) trình độ học vấn của chủ hộ cao, họ sẽ có kiến thức và hiểu biết nhiều hơn trong lĩnh vực kinh doanh, có khả năng tính tốn đem lại hiệu quả và thu nhập cao
hơn, sẽ trả được nợ gốc và lãi. Đồng thời họ sẽ khơng thấy khó khăn trong việc tiến hành các thủ tục vay vốn từ các tổ chức tín dụng, khả năng vay được vốn tín dụng của họ sẽ dễ dàng hơn những người có học vấn thấp,
- Số thành viên trong hộ: Số thành viên trong hộ càng nhiều thì chi tiêu của hộ càng nhiều nên hộ sẽ có nhu cầu vay vốn nhằm cải thiện thu nhập.
- Số năm hoạt động kinh doanh của chủ hộ: là thời gian chủ hộ tham gia kinh doanh tại chợ, TTTM, thời gian kinh doanh dài sẽ tạo mối quan hệ trao đổi, mua bán với nhiều khách hàng, điều đó dẫn đến kinh nghiệm kinh doanh cao, hiệu quả kinh doanh nhiều, khả năng tiếp cận tín dụng thuận lợi hơn.
- Doanh thu là khoản tiền mà hộ tiểu thương thu được do bán hàng hố trong q trình kinh doanh, thể hiện bằng giá trị thu được trong kỳ hoạt động, doanh thu kinh doanh tăng sẽ đòi hỏi nhu cầu vốn tăng.
- Vốn kinh doanh là khoản tiền tự có hoặc đi vay mà hộ tiểu thương sử dụng để mua hàng hoá, trang thiết bị cần thiết để phục kinh doanh của mình, vốn tự có của hộ nhiều thì nhu cầu vay vốn giảm và ngược lại.
- Thuế nộp ngân sách là khoản tiền nghĩa vụ được quy định trong Luật thuế yêu cầu khi kinh doanh của hộ tiểu thương phải nộp cho nhà nước, thể hiện bằng nhiều loại thuế, tính bằng tiền triệu đồng hàng tháng hoặc hàng năm. Khi thuế tăng cao, lợi nhuận thu được giảm, khả năng trả nợ vốn vay giảm, khả năng tiếp cận tín dụng giảm.
- Phí là khoản tiền hộ tiểu thương nộp cho nhà nước mà đại điện là Ban quản lý các chợ trung tâm thương mại để nhà nước bảo đảm về các điều kiện về an ninh, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh v..v , thể hiện bằng tiền nộp hàng tháng. Khi phí tăng, lợi nhuận giảm, cũng giống như thuế nộp ngân sách thì khả năng tiếp cận vốn giảm. Tuy nhiên, thực tế tại các chợ, TTTM, các hộ tiểu thương có quy mơ kinh doanh nhỏ, lượng vay ít, các tổ chức tín dụng thường thơng qua Ban quản lý các chợ đánh giá tình hình kinh doanh để cho vay, do đó, các hộ có đóng phí được hiểu là đang cịn hoạt động, có doanh thu, có cơ sở để trả nợ và sẽ được xem xét cho vay. Như vậy có quan hệ thuận giữa cho vay và nộp phí của hộ.
- Thu nhập là khoảng thu của chủ hộ kinh doanh hàng tháng sau khi trừ các khoản chi phí liên quan. Nếu hộ tiểu thương có thu nhập cao thì họ có nhiều khả năng tiếp cận nhiều vốn tín dụng vì có khoản để bảo đảm trả nợ vốn, lãi vay.
- Có giấy tờ nhà, đất: là các giấy tờ xác định sở hữu diện tích nhà, đất, nếu hộ có diện tích nhà, đất càng nhiều thì việc vay được vốn tín dụng là dễ dàng vì hộ có thể thế chấp để xin vay vốn từ ngân hàng.
- Hợp đồng thuê sạp kinh doanh tại chợ, TTTM, là loại giấy tờ xác nhận của cấp có thậm quyền về sở hữu, th diện tích quầy sạp kinh doanh, các hộ có hợp đồng thuê sạp sẽ có điều kiện thuận lợi tiếp cận tín dụng hơn các hộ khơng có hợp động th quầy sạp.
- Địa bàn kinh doanh TTTM An Đơng, là vị trí kinh doanh thuận lợi, với quy mơ lớn, truyền thống kinh doanh với nhiều chủng loại hàng hóa, rất lợi thế về môi trường kinh doanh so với các chợ, TTTM khác, vì vậy, các hộ kinh doanh tại đây có điều kiện tốt hơn khi tiếp cận tín dụng cả trên phương diện hiệu quả kinh doanh, uy tín khách hàng.
Tóm tắt chương
Trong chương này, tác giả đã đưa ra phương pháp thu thập dữ liệu, những hạn chế của dữ liệu, phương pháp phân tích. Đồng thời đề xuất mơ hình nghiên cứu thực nghiệm dựa trên mơ hình cơ sở, mơ hình tổng quát, với 14 nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của hộ. Trong đó, có 5 nhân tố thuộc nhóm đặc điểm của chủ hộ; 9 nhân tố thuộc nhóm đặc điểm kinh doanh của hộ.
CHƯƠNG 3 :
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG CỦA TIỂU THƯƠNG