Lý do không vay vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của tiểu thương tại chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn quận 5, thành phố hồ chí minh (Trang 69 - 72)

Nguyên nhân Ý kiến Tỷ lệ (%)

Nguyên nhân từ người vay 255 81.99

Không cần thiết vay (đủ vốn) 86 27.65

Khơng thích vay mượn nợ 67 21.54

Khơng có tài sản thế chấp 15 4.82

Vay mượn gặp phải nhiều rủi ro trong tương lai 16 5.14 Không lời nhiều đủ để trả tiền vay 66 21.22 Đã trải qua kinh nghiệm không hay về lần vay trước đây 5 1.61

Nguyên nhân Ý kiến Tỷ lệ (%)

Người, tổ chức cho vay không cho 5 1.61

Đòi hỏi quá nhiều thủ tục 29 9.32

Lãi suất vay cao 17 5.47

Không biết thủ tục và nguồn để vay 4 1.29

Khác 1 0.32

Tổng số 311 100,00

Nguồn: tính tốn từ số liệu điều tra

Từ bảng trên cho thấy, có hai nguyên nhân dẫn đến các hộ tiểu thương không vay vốn, (1) là từ nhân tố chủ quan từ các hộ tiểu thương, bên đi vay, (2) là nhân tố khách quan từ phía các tổ chức tín dụng, bên cho vay.

Về phía nhân tố chủ quan từ hộ tiểu thương, đây là nhân tố chiếm tỷ lệ cao nhất khi được được điều tra (chiếm 81,99% câu trả lời). Trong đó, lý do được các hộ trả lời nhiều nhất là không cần thiết vay vốn (chiếm 27,65%); tiếp theo là khơng thích vay nợ (21,54%); khơng lời nhiều đủ để trả tiền vay (21,22%), các lý do khác như khơng có tài sản thế chấp, vay mượn gặp phải nhiều rủi ro trong tương lai, trải qua kinh nghiệm không hay về lần vay trước cũng là yếu tố mà hộ tiểu thương lý giải để không vay vốn. Thực tế này cho thấy, quy mơ kinh doanh của hộ tiểu thương cịn nhỏ, tập qn bn bán khơng thích gặp nhiều rủi ro, thị trường tiêu thụ trong phạm vi nhỏ .v.v.. các yếu tố này tác động đến tâm lý hạn chế vay vốn của hộ tiểu thương.

Về phía nhân tố khách quan, hai nguyên nhân quan trọng từ phía các ngân hàng và tổ chức tín dụng ảnh hưởng đến vay vốn là thủ tục còn phức tạp (9,32% ý kiến trả lời) và lãi suất cho vay cao (5,47% ý kiến trả lời), ngoài ra cịn các ngun nhân khơng cho vay, không hướng dẫn thủ tục vay cũng ảnh hưởng đến cho vay vốn.

Kết luận chương 3

Trong chương này đã nêu một cách tổng quan tình hình phát triển kinh tế của Quận 5. Trong tâm đi vào phân tích các mặt sau: tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp bình qn giai đoạn 2005 – 2010 là 14% năm; doanh thu thương mại dịch vụ tăng bình quân 20% năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch

theo hướng tăng thương mại dịch vụ, tỷ trọng thương mại dịch vụ chiếm 70% cơ cấu kinh .

Đặc điểm của chủ hộ tiểu thương được thống kê cho thấy, tuổi của chủ hộ bình quân 47,4 tuổi, thời gian hoạt động kinh doanh bình quân từ 10 đến 20 năm, đa phần giới tính chủ hộ là nữ, dân tộc chủ yếu là người kinh, trình độ học vấn phần đơng là phổ thông trung học. Những đặc điểm này có tác động khơng nhỏ đến việc tiếp cận vay vốn của các tổ chức tín dụng để kinh doanh.

Ngành nghề kinh doanh của hộ tiểu thương chủ yếu là thực phẩm, vải, quần áo, hàng công nghệ phẩm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu cho người dân; Kết quả kinh doanh thông qua một số chỉ tiêu như: Vốn kinh doanh đa phần ở mức 20 triệu đồng, doanh thu, phí, thuế nộp cho nhà nước nhỏ khơng đáng kể v..v cho thấy hoạt động của hộ tiểu thương tại các chợ, trung tâm thương mại quy mơ rất nhỏ, vốn ít, doanh thu khơng ổn định.

Số lượng hộ tiểu thương được vay vốn chỉ chiếm 25% trong tổng số hộ được khảo sát. Đơn vị cho vay thì tập trung là quỹ tín dụng (chiếm 70%), cịn lại vay của ngân hàng, bạn bè, người thân (30%). Điều này phản ảnh thực tế hoạt động tín dụng tại các chợ, trung tâm thương mại không cao, sự hỗ trợ vốn cho các hộ tiểu thương từ phía ngân hàng, tổ chức tín dụng chưa nhiều.

Đối với hộ tiểu thương không vay vốn (chiếm 75%) lý do được đưa ra thì nhiều, tuy nhiên có hai lý do chính: (1) ngun nhân từ hộ tiểu thương (người đi vay): đa số hộ tiểu thương cho rằng không cần thiết vay, khơng thích mượn nợ, khơng đủ tiền lời để trả nợ và vốn vay, ngồi ra khơng có tài sản thế chấp, gặp rủi ro trong tương lai và trải qua kinh nghiệm không hay về lần vay trước. (2) nguyên nhân từ tổ chức cho vay: các hộ được trả lời cho rằng thủ tục vay quá phức tạp, phiền hà, lãi suất cao, kém linh hoạt là nguyên nhân chính từ phía cho vay, thêm vào đó là khơng biết thủ tục vay, tổ chức tín dụng khơng cho vay cũng là nguyên nhân tác động tới không vay vốn của các hộ.

CHƯƠNG 4:

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG

4.1 Phân tích thống kê mơ tả

Để có thể có được mơ hình hồi quy có ý nghĩa thực tế, phản ánh các mối quan hệ của các biến số cần thiết từ các nghiên cứu cơ sở và thực tiễn, trước hết chúng ta xác định các biến số độc lập và phụ thuộc trên cơ sở số liệu thực tế khi điều tra, phỏng vấn, cụ thể thống kê mô tả giá trị các biến số được thể hiện qua bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của tiểu thương tại chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn quận 5, thành phố hồ chí minh (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)