Tình hình kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của tiểu thương tại chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn quận 5, thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 64)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.3. Mô tả mẫu khảo sát các hộ tiểu thương

3.3.6. Tình hình kinh doanh

3.3.6.1. Ngành kinh doanh

- Thống kê cho thấy, ngành nghề kinh doanh trong sáu chợ, trung tâm thương mại rất phong phú đa dạng, nếu phân theo tính chất từng mặt hàng thì rất nhiều và phức tạp, vì vậy khi nghiên cứu, chúng tôi tạm phân theo 10 loại ngành lớn có đặc trưng giống nhau và được ngành thống kê quy định. Theo đó, kết quả thống kê (Đồ thị 3.4) ngành kinh doanh vải chiếm tỷ lệ cao nhất (26,4%), kế đến là ngành thực phẩm kinh doanh rau củ, quả, gia vị phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của người dân chiếm (20,7%), tiếp theo là ngành bách hóa, cơng nghệ phẩm, hàng lưu niệm (19,2%), quần áo 14,6% v..v.

- Về tính chất kinh doanh: có hai hình thức kinh doanh phổ biến là bán sỉ (mua bán với khối lượng lớn, bán cho người đi kinh doanh) và bán lẻ cho người tiêu dùng. Hiện nay tại các chợ, trung tâm thương mại cho thấy một số nơi kinh doanh hàng theo mức chuyên doanh, quy mô lớn (bán sỉ, bán buôn), mua bán cùng mặt hàng thì tập trung tại đơn vị lớn như bán vải tại Đồng Khánh, quần áo, giày dép tại An Đơng, kim khí điện máy, hóa chất tại Kim Biên; Riêng đối với những mặt hàng khác có quy mơ nhỏ hơn (lương thực, ăn uống, vàng bạc đá quý) thì được kinh doanh tại những chợ truyền thống (Bàu Sen, Phùng Hưng). Đây cũng là những bất lợi cho các hộ tiểu

thương kinh doanh với quy mô nhỏ do thiếu lợi thế cạnh tranh về mặt bằng, quy mơ, sự thuận tiện giữa các vị trí nhỏ hẹp trong chợ, trung tâm thương mại với các siêu thị, cửa hàng tiện ích và cửa hàng kinh doanh trên đường phố.

Biểu đồ 3 4. Ngành nghề kinh doanh Cơ cấu ngành kinh doanh Cơ cấu ngành kinh doanh

Vải 26% Thực phẩm 21% Quần áo 15% Ăn uống 6%

Kim khí, điện máy 6% Giày dép 3% Vàng, đá quý 2% Hóa chất 1% Lương thực 1% Other 7% Bách hóa 19%

Nguồn: tính tốn từ số liệu điều tra

Như vậy, có thể đánh giá chung là tình hình kinh doanh tại chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn quận chủ yếu tập trung kinh doanh những mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân. Tính chất kinh doanh có đan xen bán lẻ tại một số chợ quy mô nhỏ, bán sỉ tại một số chợ, trung tâm thương mại lớn.

3.3.6.2. Năm hoạt động của chủ hộ

Năm hoạt động của chủ hộ là thời gian mà chủ hộ tham gia kinh doanh tại chợ, trung tâm thương mại. Nói cách khác là kinh nghiệm kinh doanh của chủ hộ tiểu thương thông qua bề dài thời gian trong hoạt động mua bán hàng hoá, khảo sát cho thấy bình qn chủ hộ có 16,8 năm hoạt động kinh doanh; thấp nhất 2 năm và dài nhất là 52 năm. Bảng 3.10 cho thấy tuyệt đại đa số chủ hộ có thời gian kinh doanh từ 11 đến 20 năm (72,8%), trong đó dưới 10 năm là 34,2%, cịn lại là chủ hộ có năm kinh doanh trên 20 năm. Qua đây phản ánh một thực tế là chủ hộ tiểu thương gắn bó rất mật thiết với hoạt động kinh doanh, có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh, coi ngành nghề kinh doanh là sự nghiệp của cả đời mình.

Bảng 3 10. Thống kê số năm tham gia kinh doanh

Số năm Số hộ Tỷ lệ (%)

Số năm Số hộ Tỷ lệ (%)

Từ 11- 20 năm 108 38,57

Từ 21- 30 năm 61 21,79

Trên 30 năm 15 5,36

Tổng số 280 100,00

Nguồn: tính tốn từ số liệu điều tra 3.3.6.3. Vốn kinh doanh

Vốn kinh doanh là điều kiện quan trọng để hộ tiểu thương phục vụ mua bán hàng hóa kinh doanh, khảo sát cho thấy, quy mô vốn của các hộ khá nhỏ so với các công ty trách nhiệm, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong cùng một ngành nghề. Cụ thể, hộ có vốn cao nhất là 4 tỷ đồng, thấp nhất là 300 ngàn đồng, bình quân vốn mỗi hộ là 58 triệu đồng. Chủ yếu các hộ (chiếm 58,2%) có vốn dưới 20 triệu đồng, cụ thể số liệu được phân tích như sau:

Bảng 3 11 Vốn kinh doanh

Phân loại vốn (triệu đồng) Số hộ Tỷ lệ(%)

Vốn <= 5 77 27,50 5< Vốn <=20 86 30,71 20< Vốn <=40 37 13,21 40< Vốn <=60 34 12,14 Vốn > 60 46 16,43 Tổng 280 100,00

Nguồn: tính tốn từ số liệu điều tra

Bảng trên cho thấy phần lớn các hộ tiểu thương kinh doanh có quy mơ vốn khá nhỏ khoảng 58,2% số hộ vốn dưới 20 triệu đồng, trong đó 27,5% vốn dưới 5 triệu đồng. Vốn kinh doanh trên 60 triệu đồng không nhiều, chỉ chiếm 16,43%, tập trung chủ yếu tại trung tâm thương mại Đồng khánh, nơi kinh doanh bán buôn với số lượng lớn các loại vải.

Khi điều tra phỏng vấn cho thấy có 24 hộ vì nhiều lý do khơng trả lời về khoản thu nhập của mình, vì vậy chỉ có 256 hộ được trả lời, kết quả như sau:

Bảng 3 12. Thu nhập của hộ Thu nhập triệu đồng/tháng Số hộ Tỷ lệ (%) Thu nhập triệu đồng/tháng Số hộ Tỷ lệ (%) Thu nhập <= 2 103 40,23 2 < Thu nhập <= 4 56 21,88 4 < Thu nhập <= 6 43 16,80 6 < Thu nhập <=8 25 9,77 Thu nhập > 8 29 11,33 Tổng 256 100,00

Nguồn: tính tốn từ số liệu điều tra

Bình quân hàng năm thu nhập của người trả lời 4,2 triệu đồng trên một tháng, thấp nhất là 0,1 triệu đồng, cao nhất là 30 triệu đồng. Qua số liệu bảng cho thấy quy mô thu nhập của các hộ là rất nhỏ, tuyệt đại đa số là có mức thu nhập dưới 6 triệu đồng một tháng, có tới 40,2% có mức thu nhập dưới 2 triệu đồng, chỉ có trên 11% có mức thu nhập trên 8 triệu đồng. Số liệu này phản ảnh thực tế kinh doanh tại các chợ, trung tâm thương mại của các hộ tiểu thương là kinh doanh nhỏ, hàng hóa khơng phong phú và bị giới hạn, mãi lực thị trường không cao và kết quả kinh doanh thông qua chỉ tiêu thu nhập thấp.

3.3.6.5. Doanh thu bán hàng

Doanh thu bình quân hàng tháng của các hộ tiểu thương là 82,5 triệu đồng, hộ có doanh thu thấp nhất là 0,6 triệu, cao nhất là 6,8 tỷ đồng. Để thuận tiện phân tích, so sánh, tạm phân ra thành các nhóm như sau:

Bảng 3 13. Doanh thu bán hàng

Doanh thu (triệu đồng/tháng) Số hộ Tỷ lệ (%)

Doanh thu <= 10 58 20,71

10 < Doanh thu <= 30 87 31,07 30 < Doanh thu <= 60 62 22,14 60 < Doanh thu <= 90 21 7,50 90 < Doanh thu <= 120 22 7,86

Doanh thu (triệu đồng/tháng) Số hộ Tỷ lệ (%)

Doanh thu > 120 30 10,71

Tổng 280 100,00

Nguồn: tính tốn từ số liệu điều tra

Bảng trên cho thấy trên một nửa (51,7%) có doanh thu dưới 30 triệu đồng một tháng, bình qn mỗi ngày 1 triệu đồng. 22,1% có doanh thu từ 30 đến 60 triệu đồng, còn lại một tỷ lệ nhỏ doanh thu trên 60 triệu đồng. Riêng một số hộ có doanh thu trên 120 triệu đồng tập trung vào mua bán với khối lượng lớn vải, quần áo vận chuyển đi các tỉnh thành trong nước. Điều này tiếp tục minh chứng cho quy mô kinh doanh của hộ tiểu thương là vừa và nhỏ.

3.3.6.6. Thuế, phí nộp cho nhà nước Về thuế nộp ngân sách

Thuế nộp trung bình 3,1 triệu đồng một hộ trong một tháng, hộ nộp thuế cao nhất là 55 triệu đồng, thấp nhất là đưới 1 triệu đồng. Mức thuế cho từng hộ và các chợ, trung tâm thương mại khác nhau, nếu phân ra theo mức độ 5 nhóm thì ta thấy mức thuế mà phần lớn (65%) hộ phải nộp ngân sách là dưới 3 triệu đồng một tháng, cụ thể như sau:

Bảng 3 14. Thuế nộp ngân sách nhà nước

Thuế nộp ngân sách (triệu đồng/tháng) Số hộ Tỷ lệ (%)

Thuế <=1 117 41,79 1< Thuế <=3 65 23,21 3< Thuế <=5 37 13,21 5< Thuế <=7 28 10,00 Thuế > 7 33 11,79 Tổng số 280 100,00

Nguồn: tính tốn từ số liệu điều tra Về phí chợ

Về phí chợ, đây là khoản tiền mà hộ tiểu thương hành tháng phải trả cho Ban quản lý chợ, trung tâm thương mại để chi cho công tác bảo vệ an ninh, trật tự, vệ sinh, phòng cháy chữa cháy theo quy định của nhà nước, số tiền này phụ thuộc vào diện tích

các quầy sạp và điều kiện thực tế tại mỗi đơn vị. Mức phí cho các hộ khác nhau, nếu chia theo nhóm 5 mức thì ta được:

Bảng 3 15. Lệ phí chợ Lệ phí chợ (triệu đồng/tháng) Số hộ Tỷ lệ (%) Lệ phí chợ (triệu đồng/tháng) Số hộ Tỷ lệ (%) Phí <=0,5 103 40,23 0,5<Phí <=1 56 21,88 1<Phí <=1,5 43 16,80 1,5<Phí <=2 25 9,77 Tổng 256 100,00

Nguồn: tính tốn từ số liệu điều tra

Như vậy, bình quân hộ tiểu thương nộp 1,03 triệu đồng tiền phí cho Ban quản lý các chợ, trung tâm thương mại; mức nộp cao nhất là 10 triệu, thấp nhất là 0,084 triệu. Kết quả bảng trên cho thấy, phần lớn (62,1%) hộ có mức nộp phí dưới một triệu đồng một tháng. Điều này, phản ánh thực tế là mức phí do nhà nước quy định, được tính trên khung giá mặt bằng chung cho thuê đất cơng khơng tính tiền theo giá kinh doanh trên thị trường, vì vậy nhà nước có tính đến thực hiện chính sách hỗ trợ cho hộ tiểu thương tạo mức phí thấp, ổn định lâu dài nhằm giúp tiểu thương bớt khó khăn khi kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của tiểu thương tại chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn quận 5, thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)