6. Kết cấu nội dung: gồm 3 chương
1.1.6 Kiểm soát nội bộ trong ngân hàng:
Ngân hàng là các tổ chức tín dụng thực hiện các hoạt động tín dụng như nhận tiền gởi tiết kiệm, cho vay, đầu tư tài chính, các hoạt động thanh toán, phát hành các loại kỳ phiếu, hối phiếu, v.v…Ngân hàng đóng vai trị rất quan trọng trong nền kinh tế XH hiện nay, hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro đe dọa sự tồn tại của ngân hàng. Rủi ro phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan người ta không thể loại trừ hết rủi ro mà chỉ hạn chế sự xuất hiện của nó và làm giảm sự thiệt hại do rủi ro gây ra. Điều này dẫn đến sự ra đời của ủy ban Basel.
Ủy ban Basel được thành lập năm 1974 bởi thống đốc ngân hàng trung ương của nhóm 10 nước (G10), ủy ban này nhóm họp bốn năm một lần. Hội đồng thư ký của Ủy ban Basel được đề xuất bởi Ngân hàng thanh toán quốc tế ở Basel. Hội đồng thư ký bao gồm 15 thành viên là những nhà giám sát hoạt động ngân hàng chuyên nghiệp được biệt phái tạm thời từ các tổ chức tài chính thành viên. Ủy ban Basel khơng có bất kỳ một cơ quan giám sát. Những kết luận của nó khơng có tính pháp lý và yêu cầu tuân thủ đối với việc giám sát hoạt động ngân hàng. Ủy ban Basel chỉ xây
dựng và công bố những tiêu chuẩn và những hướng dẫn giám sát rộng rãi, đồng thời giới thiệu các báo cáo thực tiễn tốt nhất với kỳ vọng rằng các tổ chức riêng lẻ sẽ áp dụng cho phù hợp với tình hình quốc gia của nước họ.
Mục tiêu của ủy ban Basel là làm sáng tỏ về các vấn đề mấu chốt trong việc giám sát ngân hàng và nâng cao chất lượng giám sát hoạt động ngân hàng trên toàn cầu. Ủy ban Basel được biết đến trên khắp thế giới về các thông lệ quốc tế mà họ đưa ra về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hiệu quả và thỏa ước về giám sát hoạt động ngân hàng xuyên biên giới.
Năm 1998, ủy ban Basel đã ban hành báo cáo Basel về giám sát ngân hàng trong đó có cơng bố về khn khổ kiểm sốt nội bộ trong ngân hàng (Framework for Internal Control System in Banking Organisation) hay còn gọi là Basel I
Báo cáo Basel I đã định nghĩa kiểm soát nội bộ như sau: “Kiểm soát nội bộ là
một quá trình bị chi phối bởi Hội đồng quản trị, các nhà quản lý cao cấp và nhân
viên. Nó khơng chỉ là một thủ tục hay chính sách được thực hiện tại một thời điểm cụ thể mà là một hoạt động liên tục ở mọi cấp trong ngân hàng. Hội đồng quản trị và
các nhà quản lý cao cấp có trách nhiệm thiết lập một nền văn hóa thích hợp để trợ giúp cho q trình kiểm sốt nội bộ cũng như liên tục giám sát sự hữu hiệu của nó, tuy nhiên mỗi cá nhân trong tổ chức phải tham gia quá trình này. Các mục tiêu chính của kiểm sốt nội bộ được phân loại như sau:
+ Sự hữu hiệu và hiệu quả của các hoạt động,
+ Sự tin cậy, đầy đủ và kịp thời của thơng tin tài chính và quản trị, + Sự tuân thủ pháp luật và các quy định liên quan”
Báo cáo Basel I không đưa ra những lý luận mới mà chỉ vận dụng các lý luận cơ bản của COSO vào lĩnh vực ngân hàng.
Báo cáo Basel I đã trình bày 6 bộ phận và 13 nguyên tắc của hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng, cụ thể là:
- Bộ phận 1: Sự giám sát của nhà quản lý và văn hóa kiểm sốt, bao gồm 3 ngun tắc sau:
+ Nguyên tắc 1:
Hội đồng quản trị có trách nhiệm phê duyệt và định kỳ kiểm tra toàn bộ chiến lược kinh doanh và những chính sách quan trọng của ngân hàng.
Hội đồng quản trị đảm bảo rằng đã thực hiện các bước cần thiết để xác định, đo lường, giám sát và kiểm tra những rủi ro, hiểu rõ những rủi ro trọng yếu của ngân hàng, xây dựng những mức độ có thể chấp nhận rủi ro. Hội đồng quản trị phê duyệt cơ cấu tổ chức; và đảm bảo rằng Ban Giám đốc đang giám sát sự hữu hiệu của hệ thống KSNB.
Hội đồng quản trị sẽ chịu trách nhiệm cuối cùng cho việc đảm bảo rằng việc thiết lập và duy trì một hệ thống kiểm soát nội bộ đầy đủ và hiệu quả.
+ Nguyên tắc 2:
Ban Giám đốc chịu trách nhiệm thực hiện những chiến lược và chính sách đã được phê duyệt bởi Hội đồng quản trị; tăng cường quá trình xác định, đo lường, giám sát và kiểm sốt rủi ro của ngân hàng; duy trì một cơ cấu tổ chức mà có sự phân cơng rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn và mối quan hệ giữa các bộ phận.
Ban Giám đốc phải đảm bảo rằng trách nhiệm ủy quyền được thực hiện hiệu quả; đảm bảo việc thiết lập, giám sát sự đầy đủ và hiệu quả của hệ thống KSNB.
+ Nguyên tắc 3:
Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc có trách nhiệm nâng cao tính chính trực, đạo đức, và thiết lập văn hóa bên trong tổ chức, cần nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với toàn thể nhân viên. Toàn thể nhân viên trong tổ chức ngân hàng cần hiểu rõ vai trị của họ trong hệ thống KSNB và hồn tồn tham gia vào hệ thống đó.
- Bộ phận 2: Ghi nhận và đánh giá rủi ro: + Nguyên tắc 4:
Một hệ thống KSNB hữu hiệu đòi hỏi những rủi ro trọng yếu ảnh hưởng bất lợi đến mục tiêu của ngân hàng phải được nhận diện và đánh giá liên tục. Sự đánh giá này phải bao gồm đánh giá các rủi ro trong hoạt động ngân hàng (đó là, rủi ro tín dụng, rủi ro từ các chính sách, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro vận hành, rủi ro pháp lý và rủi ro thương hiệu) Hệ thống KSNB cần đánh giá những rủi ro chưa được kiểm soát trước đây cũng như rủi ro mới phát sinh.
- Bộ phận 3: Các hoạt động kiểm soát và phân chia trách nhiệm, bao gồm 2 nguyên tắc sau:
Hoạt động kiểm soát phải là một công việc quan trọng trong hoạt động hàng ngày của ngân hàng. Một hệ thống KSNB hữu hiệu đòi hỏi phải thiết lập cơ cấu kiểm sốt thích hợp, và hoạt động kiểm soát được xác định ở mỗi mức độ hoạt động. Nó có thể bao gồm: kiểm tra ở mức độ cao nhất, kiểm tra hoạt động đối với các bộ phận hoặc phòng ban khác nhau; kiểm soát vật chất; kiểm tra sự tuân thủ những quy định đã ban hành và theo dõi sự không tuân thủ; việc phê duyệt và ủy quyền; và một hệ thống kiểm tra và đối chiếu.
+ Nguyên tắc 6:
Một hệ thống KSNB hữu hiệu đòi hỏi có sự phân chia trách nhiệm hợp lý và khơng được mâu thuẫn với trách nhiệm. Những xung đột về lợi ích phải được nhận diện, giảm thiểu tối đa và phải chịu sự giám sát độc lập, thận trọng
- Bộ phận 4: Thông tin và truyền thông, bao gồm 3 nguyên tắc sau: + Nguyên tắc 7:
Một hệ thống KSNB hữu hiệu đòi hỏi dữ liệu về sự tuân thủ, dữ liệu hoạt động và dữ liệu tài chính phải đầy đủ và tồn diện, cũng như thơng tin thị trường bên ngồi phải thích hợp cho việc ra quyết định. Thơng tin phải đáng tin cậy, kịp thời, có thể sử dụng được.
+ Nguyên tắc 8:
Một hệ thống KSNB hữu hiệu địi hỏi có một hệ thống thơng tin đáng tin cậy có thể đáp ứng được hầu hết các hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Hệ thống này phải được lưu trữ và sử dụng dữ liệu bằng hệ thống điện tử, an toàn, giám sát độc lập và được kiểm tra đột xuất.
+ Nguyên tắc 9:
Một hệ thống KSNB hữu hiệu địi hỏi kênh thơng tin đạt hiệu quả để đảm bảo tất cả nhân viên đều hiểu đầy đủ và tuân thủ các chính sách và thủ tục có liên quan đến trách nhiệm và nhiệm vụ của họ. Các thông tin cần thiết khác phải được phổ biến đến các nhân viên có liên quan.
- Bộ phận 5: Giám sát và điều chỉnh sai sót, bao gồm 3 nguyên tắc sau: + Nguyên tắc 10:
Hệ thống KSNB của ngân hàng đạt hiệu quả toàn diện phải được giám sát liên tục. Việc giám sát các rủi ro trọng yếu được xem như là công việc hàng ngày của
ngân hàng cũng như là việc đánh giá định kỳ của bộ phận kinh doanh và kiểm toán nội bộ.
+ Nguyên tắc 11:
Phải có những nhân viên đủ khả năng, được đào tạo thích hợp, hoạt động độc lập để thực hiện những cuộc kiểm toán nội bộ hiệu quả và toàn diện của hệ thống KSNB. Chức năng kiểm toán nội bộ, như là một phần của việc giám sát hệ thống KSNB, phải được trực tiếp báo cáo cho Hội đồng quản trị, ban kiểm soát, và ban Giám đốc.
+ Nguyên tắc 12:
Bộ phận kinh doanh, kiểm toán nội bộ hoặc nhân viên khác khi phát hiện những sai sót của hệ thống KSNB phải báo cáo kịp thời cho nhà quản lý thích hợp và phải ghi nhận ngay lập tức. Những sai sót trọng yếu phải được báo cáo cho ban giám đốc và Hội đồng quản trị.
- Bộ phận 6: Đánh giá hệ thống KSNB thông qua cơ quan giám sát ngân hàng:
+ Nguyên tắc 13:
Nhân viên giám sát đòi hỏi các ngân hàng không kể quy mơ cần có một hệ thống KSNB hữu hiệu. Hệ thống KSNB phải phù hợp với bản chất, sự phức tạp, và