6. Kết cấu nội dung: gồm 3 chương
1.3 Kinh nghiệm của một số tổ chức tài chính vi mơ trên thế giới và xu hướng phát
1.3.4 Xu hướng phát triển cho ngành tài chính vi mơ Việt Nam:
Việt Nam là một quốc gia mà người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, người lao động nghèo lại tập trung nhiều ở các vùng ngoại thành, vùng nông thôn. Nên việc ra đời của các tổ chức tài chính vi mơ là cơng cụ đắc lực giúp chính phủ cải thiện tình trạng xóa đói, giảm nghèo, tạo công bằng xã hội và phát triển đất nước.
Tuy các tổ chức tài chính vi mơ của Việt Nam ra đời và phát triển sau các tổ chức tài chính vi mơ khác trên thế giới nhưng các tổ chức tài chính vi mơ Việt Nam đã, đang và sẽ phát triển bền vững vì mục tiêu xóa đói, giảm nghèo. Sự ra đời của các tổ chức này là cứu cánh cho những khách hàng vay là người lao động nghèo, khơng có tài sản đảm bảo. Với nguồn vốn vay nhỏ giúp cho người lao động nghèo có thể cải thiện thu nhập bằng việc tự tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh như làm bánh tráng, bán vé số, làm nhang,…
Để tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính vi mơ hoạt động thuận lợi, chính phủ và ngân hàng Nhà nước cũng đã từng bước củng cố các văn bản pháp lý và gia tăng trợ vốn giúp cho các tổ chức này hoạt động thuận lợi và phát triển bền vững.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Theo báo cáo Coso 1992 thì hệ thống kiểm sốt nội bộ gồm có năm bộ phận cấu thành là mơi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thông, giám sát. Các bộ phận này ln có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, các bộ phận này đều hữu ích và quan trọng trong việc giúp cho tổ chức đạt được ba nhóm mục tiêu là mục tiêu hoạt động, mục tiêu báo cáo tài chính và mục tiêu tuân thủ. Bên cạnh đó, hệ thống kiểm sốt nội bộ cịn có những hạn chế tiềm tàng làm cho hệ thống kiểm soát nội bộ chỉ có thể đảm bảo hợp lý chứ không thể đảm bảo tuyệt đối trong việc đạt được các mục tiêu trên.
Hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng ln tiềm ẩn những rủi ro tín dụng khơng lường trước được nên việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của các tổ chức tín dụng góp phần quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ rủi ro tín dụng, tăng cường chất lượng giám sát hoạt động tín dụng ngân hàng. Việc nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các tổ chức tín dụng giúp đảm bảo các tổ chức tín dụng hoạt động tuân thủ pháp luật và các quy định; đảm bảo báo cáo tài chính trung thực và hợp lý; bảo vệ tài sản của tổ chức và đảm bảo viêc thực hiện mục tiêu đã đề ra của nhà quản lý cấp cao.
Để tiếp nối theo Coso 1992, đến năm 2004 Coso đã ban hành khuôn khổ hợp nhất về quản trị rủi ro trong doanh nghiệp (ERM- Enterprise Risk Management- Intergrated Framework), Coso 2004 có tầm nhìn rộng hơn về rủi ro giúp đánh giá và quản trị rủi ro hiệu quả hơn.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI QUỸ TRỢ VỐN CEP
2.1 Các quy định của Nhà nước về ngành tài chính vi mơ:
Tài chính vi mơ là việc cấp cho các hộ gia đình rất nghèo các khoản vay rất nhỏ (gọi là tín dụng vi mô) nhằm mục đich giúp họ tham gia vào các hoạt động sản xuất, hoặc khởi tạo các hoạt động kinh doanh nhỏ.
Ngành tài chính vi mô Việt Nam phát triển từ đầu thập niên 90, với sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ (non governmental organization – NGO) và các cơ quan chính quyền địa phương. Thị trường tài chính vi mơ vẫn cịn rất lớn, sự cạnh tranh giữa các tổ chức thường xảy ra ở các khu vực đô thị. Mục tiêu chính của ngành tài chính vi mơ là tăng cường năng lực cho các tổ chức thành viên để cung cấp tốt hơn các dịch vụ tiết kiệm – tín dụng cho người nghèo, trao đổi thơng tin giữa các tổ chức thành viên với các cơ quan chính phủ và vận động tài trợ nước ngoài để mở rộng phạm vi, nâng cao hiệu quả hoạt động.
Tại Diễn đàn Tài chính vi mơ châu Á năm 2008 được khai mạc tại Hà Nội, thống đốc ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu đã nhấn mạnh Việt Nam là quốc gia có thu nhập thấp với gần 70% dân số sống ở nông thôn. Việt Nam ln xác định xóa đói giảm nghèo làm mục tiêu dài hạn để góp phần tăng thu nhập, tạo cơng bằng xã hội và phát triển đất nước. Với nhận thức đó, hoạt động tài chính vi mơ được xem là công cụ quan trọng để thực hiện mục tiêu này.
Các quy định về tài chính vi mơ Việt Nam là một thách thức lớn đối với chính phủ. Việc thiếu khung pháp lý cụ thể cho ngành tài chính vi mơ sẽ làm cản trở năng lực của các tổ chức trong việc thu hút các nguồn lực của quốc gia và trên thế giới và cả việc thu hút tiền gởi tiết kiệm. Điều này làm cho các tổ chức tài chính vi mơ phải hoạt động dưới sự quản lý của một tổ chức NGO hay tổ chức đoàn thể. Các tổ chức vi mơ chính thức chủ yếu nhận hỗ trợ bởi các nguồn quỹ nhà nước.
Theo Nghị định 28/2005/ND-CP ngày 9/3/2005 của chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mơ nhỏ tại Việt Nam được ban hành đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực tài chính vi mơ Việt Nam, cụ thể nghị định 28/2005/ND-CP quy định:
“ + Tổ chức tài chính quy mơ nhỏ là tổ chức tài chính hoạt động trong lĩnh
vực tài chính, ngân hàng với chức năng chủ yếu là sử dụng vốn tự có, vốn vay và nhận tiết kiệm để cung cấp một số dịch vụ tài chính, ngân hàng nhỏ, đơn giản cho các hộ gia đình, cá nhân thu nhập thấp.
+ Tiết kiệm bắt buộc là tiền gởi tiết kiệm của hộ gia đình, cá nhân gởi tại tổ
chức tài chính quy mơ nhỏ để bảo đảm tiền vay đối với tổ chức tài chính quy mơ nhỏ. + Tiết kiệm tự nguyện là tiền tiết kiệm của cá nhân gởi tại tổ chức quy mô nhỏ + Cơ cấu tổ chức tài chính quy mơ nhỏ gồm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và tổng giám đốc (giám đốc), trong đó Hội đồng quản trị tối thiểu là 3 thành viên,
ban kiểm soát là 3 thành viên, tối thiểu phải có một nửa số thành viên là chuyên trách.
+ Tổ chức tài chính quy mơ nhỏ được huy động vốn từ các nguồn sau:
• Nhận tiết kiệm: gồm tiết kiệm bắt buộc, tiết kiệm tự nguyện
• Vay vốn: gồm vay vốn của tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam; vay vốn của các cá nhân và tổ chức nước ngoài khi được Ngân hàng nhà nước cho phép.
+ Tổ chức tài chính quy mơ nhỏ được tiếp nhận vốn ủy thác theo các chương trình, dự án của Chính phủ, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.”
Để cụ thể hóa hơn các văn bản luật cho hoạt động của các tổ chức tài chính vi mơ, Quốc hội đã ban hành luật tổ chức tín dụng năm 2010 (luật số 47/2010/QH12), quy định về tổ chức tài chính vi mơ như sau:
“ * Tổ chức tài chính vi mơ là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ
* Huy động vốn của tổ chức tài chính vi mơ:
+ Tiết kiệm bắt buộc theo quy định của tổ chức tài chính vi mơ;
+ Tiền gửi của tổ chức và cá nhân bao gồm tiền gửi tự nguyện của khách hàng tài chính vi mơ, trừ tiền gửi nhằm mục đích thanh tốn.
- Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, và các cá nhân, tổ chức khác trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
* Hoạt động khác của tổ chức tài chính vi mơ:
- Ủy thác, nhận ủy thác cho vay vốn
- Cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính liên quan đến lĩnh vực tài chính vi
mơ.
- Cung ứng dịch vụ thu hộ, chi hộ và chuyển tiền cho khách hàng tài chính vi mơ.
- Làm đại lý cung ứng dịch vụ bảo hiểm * Tỷ lệ bảo đảm an toàn:
- Tỷ lệ khả năng chi trả
- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% hoặc tỷ lệ cao hơn theo quy định của ngân hàng nhà nước trong từng thời kỳ
- Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn
- Trạng thái ngoại tệ, vàng tối đa so với vốn tự có
- Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gởi
- Các tỷ lệ tiền gởi trung, dài hạn so với tổng dư nợ cho vay trung, dài hạn”
Luật tổ chức tín dụng năm 2010 và nghị định 28/2005/ND-CP của chính phủ đã chính thức thừa nhận sự tồn tại của các tổ chức tài chính vi mô là một trong những công cụ giúp cho hoạt động xóa đói, giảm nghèo có hiệu quả đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, hơn một thập kỷ qua tài chính quy mơ nhỏ cũng đã góp phần đáng kể vào hoạt động giảm đói nghèo của đất nước. Tài chính vi mơ giúp những người nghèo tự tạo việc làm và thu nhập để đảm bảo cuộc sống của họ.
Các quy định của Nhà nước đã giúp cho hoạt động của các tổ chức tài chính vi mơ tại Việt Nam mang tính chất pháp lý chính thức và có tư cách pháp nhân rõ ràng hơn.