6. Kết cấu nội dung: gồm 3 chương
2.2 Giới thiệu về hoạt động của quỹ trợ vốn CEP:
2.2.1 Văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động quỹ CEP:
Hiện nay, quỹ trợ vốn CEP cũng như các tổ chức tài chính vi mơ khác đã được chính thức xem như là một tổ chức tín dụng với sự ra đời của luật tổ chức tín dụng năm 2010. Quỹ trợ vốn CEP hoạt động theo sự chỉ đạo trực tiếp của cơ quan quản lý cấp trên là Liên đoàn Lao động Tp.HCM, đồng thời hoạt động tài chính của quỹ tuân thủ theo quy định của chính phủ và ngân hàng Nhà nước.
Tuy là một tổ chức tài chính vi mơ nhưng quỹ CEP hiện vẫn là tổ chức tài chính vi mơ bán chính thức, chưa được Ngân hàng nhà nước cấp phép hoạt động chính thức. Việc được cấp giấy phép hoạt động chính thức hay khơng cũng không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của quỹ, tuy nhiên quỹ CEP sẽ phần nào gặp khó khăn khi gia tăng dư nợ cho vay bằng hình thức huy động vốn từ các dự án tài trợ vốn có hồn lại của các tổ chức trong nước và quốc tế. Vì tâm lý các nhà đầu tư muốn vốn của họ được đầu tư ở nơi an tồn, có độ tin cậy cao, đảm bảo khả năng thu hồi vốn.
Tuy Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật hỗ trợ cho hoạt động của các tổ chức tài chính vi mơ nói chung và quỹ CEP nói riêng nhưng hiện các văn bản vẫn chưa đầy đủ và hoàn chỉnh để giúp các tổ chức này hoạt động thuận lợi. Hoạt động quỹ CEP chủ yếu dựa vào các văn bản sau:
- Luật các tổ chức tín dụng năm 2010.
- Nghị định 28/2005/ND-CP của chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tài chính quy mơ nhỏ tại Việt Nam.
- Nghị định 165/2007/ND-CP của chính phủ ban hành nhằm bổ sung, sửa đổi một số điều của nghị định 28/2005/ND-CP.
- Thông tư 16/2011/TT-NHNN của ngân hàng Nhà nước quy định về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Hiện nay, vẫn chưa có các văn bản cụ thể quy định, hướng dẫn việc tổ chức và hoạt động, chế độ kế tốn tài chính, kiểm sốt nội bộ của các tổ chức tài chính vi mơ.
Hoạt động kiểm sốt nội bộ tại các tổ chức tài chính vi mơ khơng cịn là cơng việc của một cá nhân trong một tổ chức mà là sự phối hợp của toàn thể nhân viên trong tổ chức, và hoạt động kiểm soát nội bộ phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và tăng cường khi xuất hiện nghiệp vụ có rủi ro cao.
2.2.2 Kết quả hoạt động tài chính của quỹ CEP từ năm 2009 đến năm 2011:
Chỉ số CEP Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009
Số quận/huyện (tỉnh/thành) 48(6) 44 (6) 40 (6)
Số chi nhánh 26 25 23
Số nhân viên 371 339 300
Tổng số thành viên 207.954 177.759 146.279
Thành viên đang vay, trong đó: 193.238 164.400 134.141
Tại TP.HCM 121.671 111.624 104.030
Ngoài TP.HCM 71.567 52.776 30.111
Số khoản vay 238.062 207.933 183.582
Mức vay bình quân 8.483.965 7.721.332 6.913.466
Số khách hàng/ nhân viên 521 485 447
Số dư tiết kiệm (Đvị: ngàn đồng) 376.355.226 260.734.667 173.051.942
Dư nợ cho vay (Đvị: ngàn đồng) 938.945.321 723.230.941 522.511.066
Tổng tài sản (Đvị: ngàn đồng) 972.599.285 793.636.309 550.559.268 Tự cung về hoạt động (%)1 159,7 159,9 168,3 Tự cung về tài chính (%)2 88,9 101,5 110,8 PAR>30 ngày (%)3 0,39 0,48 0,52 (nguồn: http://www.cep.org.vn) Trong đó:
1Tổng thu nhập / (chi phí tài chính + chi phí hoạt động + dự phịng mất vốn) 2 Tổng thu nhập / (chi phí tài chính + chi phí hoạt động + dự phịng mất vốn + chi phí vốn quy định)
(Chi phí vốn quy định bao gồm tất cả các dạng trợ cấp + khoản dự phòng lạm phát)
3 Dư nợ cho vay trễ hạn trên 30 ngày/ Tổng vốn đầu tư cho vay
Từ kết quả hoạt động trên ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn của đơn vị thấp (dưới 0,5%) và tỷ lệ nợ quá hạn năm sau luôn thấp hơn năm trước.
Các sản phẩm vay của quỹ CEP:
Quỹ CEP cung cấp các sản phẩm tài chính và một số dịch vụ phát triển cộng đồng cho các hộ nghèo, chủ yếu là tín dụng tạo thu nhập và việc làm. Bao gồm:
+ Vay ngắn hạn là vay hàng tuần (thời hạn vay 20, 40, 60 tuần); vay hàng
tháng (thời hạn vay 10, 12, 15 tháng); khoản vay cho các doanh nghiệp nhỏ tạo việc làm cho các hộ gia đình hoặc các thành viên trong cộng đồng (thời hạn vay là 12 đến 18 tháng)
+ Vay dài hạn: cho vay cải thiện nhà ở (thời hạn vay từ 10 tháng đến 36 tháng); xây dựng nhà ở cho các gia đình tái định cư (thời hạn vay từ 60 đến 120 tháng)
Đồng thời, quỹ CEP có hai sản phẩm tiết kiệm là bắt buộc và tự nguyện với mục đích giúp khách hàng tạo cơng việc làm tăng thu nhập. Ngoài ra, quỹ CEP cũng cung cấp thêm hai sản phẩm cho vay khác là vay cải thiện nhà ở và phát triển hộ sản xuất nhỏ. Các sản phẩm cho vay tập trung phục vụ đối tượng nghèo, cung cấp cho khách hàng dựa theo cam kết hoàn trả vốn vay và không yêu cầu thế chấp. Các sản phẩm cho vay này được phân biệt theo mục đích sử dụng hơn là lãi suất hay thời hạn vay.
Theo mơ hình Grameen, tất cả các sản phẩm cho vay được đề nghị, theo dõi và thu hồi thơng qua cụm trưởng cộng tác với nhân viên tín dụng, giúp giảm chi phí giao dịch và phát vay các món tiền nhỏ một cách hiệu quả. Phương pháp này được áp dụng với sự tham gia của tổ chức đồn thể hay cơ quan chính quyền địa phương trong việc thực hiện các hoạt động tín dụng, chẳng hạn như với sản phẩm vay góp ngày thì cụm trưởng là thành viên trong Ban quản lý chợ; với sản phẩm vay góp tuần thì cụm trưởng là đại diện của tổ chức đồn thể hay trưởng khu phố, ấp; cịn vay góp tháng thì cụm trưởng là chủ tịch cơng đồn cơ sở.
Ngoài tiết kiệm bắt buộc để giảm rủi ro tín dụng, quỹ CEP cũng khuyến khích khách hàng đang vay thực hiện tiết kiệm tự nguyện.
Ngoài ra, quỹ CEP cũng cung cấp các dịch vụ phi tài chính để nâng cao tác động của chương trình tài chính vi mơ CEP đối với việc cải thiện an sinh và giảm nghèo cho người lao động:
+ Phổ biến tài liệu giáo dục về sức khỏe cộng đồng, vệ sinh môi trường cho thành viên.
+ Huấn luyện cho thành viên về quản lý tài chính, trọng tâm vào lập ngân sách và tiết kiệm.
+ Cấp học bổng cho con em hộ thành viên nghèo gặp khó khăn, có nguy cơ bỏ học trước 15 tuổi.
+ Chương trình phát triển ngành nghề, tạo việc làm cho những thành viên không đủ khả năng đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất cho bản thân và gia đình.
+ Xây nhà ở cho thành viên nghèo nhất
+ Hỗ trợ khẩn cấp về tài chính cho thành viên gặp khó khăn như chi phí y tế, ma chay
+ Hỗ trợ cung cấp lương thực thực phẩm: gạo, dầu ăn, nhu yếu phẩm khác,… Phần lớn các thành viên CEP là những phụ nữ nghèo phải chạy ăn từng bữa, họ sử dụng các khoản vay vào công việc cụ thể tạo thu nhập như: mua xe để đi thu gom phế liệu, bao nhựa tái chế, đan giỏ, làm chổi, làm nhang, chăn ni,…Ngồi ra, một phần của khoản vay để sử dụng cho việc cải thiện nhà ở, đóng học phí, mua thực phẩm, nhu yếu phẩm,…
Để xác định tiêu chuẩn khách hàng được vay vốn, quỹ CEP đã dựa vào tiêu chí bằng việc phân loại hộ nghèo theo bảng sau:
Phân loại hộ Tỷ lệ phụ thuộc Thu nhập (VNĐ/ngày) Tài sản Nhà cửa Nghèo nhất
3 hoặc hơn Thấp hơn 20.000
Khơng có hoặc rất ít và chất lượng kém
Chất lượng thấp, khơng kiên cố, khơng có điện và nước Nghèo Giữa 2 và 3 20.000- 33.000 Cũ và chất lượng kém Chất lượng thấp, bán kiên cố, có điện, nước sinh hoạt
Tương đối nghèo
Thấp hơn 2 Cao hơn 33.000
Chất lượng thấp
đến trung bình
Kiên cố, có điện, nước sinh hoạt
Kết quả hoạt động tài chính từ năm 2009 đến năm 2011 như sau:
Tỷ lệ tài sản sinh lợi (vốn đầu tư cho vay trên tổng tài sản) chiếm 97% Chi phí vốn thấp (vốn chủ sở hữu của quỹ CEP chiếm 30% trên tổng tài sản. Nhu cầu vốn tăng cao được đáp ứng bởi nguồn tiết kiệm của thành viên (39% trên tổng tài sản)
Tỷ lệ nợ quá hạn thấp (PAR>4 tuần là 0,4%) và năng suất nhân viên cao (521 thành viên/nhân viên)
Thu nhập từ vốn đầu tư trang trải đầy đủ chi phí hoạt động.
Chỉ số kết quả tài chính CEP Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009
Lợi nhuận trên tài sản (%)1
8,0 7,9 9,6 Tự cung về hoạt động (%)2 159,7 159,9 168,3 Tự cung về tài chính (%)3 88,9 101,5 110,8 Vốn chủ sở hữu/tổng tài sản (%) 30,2 29,7 34,6 Tiết kiệm / tổng tài sản (%) 38,7 32,9 31,3 Nợ vay / tổng tài sản (%) 28,0 34,7 30,0 Dư nợ cho vay/tổng tài sản (%) 96,5 91,1 94,6
(nguồn: http://www.cep.org.vn)
Trong đó:
1Thu nhập hoạt động thuần/ Tổng tài sản bình quân
2Tổng thu nhập / (Chi phí tài chính + Chi phí hoạt động + Dự phịng mất vốn) 3Tổng thu nhập / (Chi phí tài chính + Chi phí hoạt động + Dự phịng mất vốn
+ Chi phí vốn qui định),
(Chi phí vốn qui định bao gồm tất cả các dạng trợ cấp + khoản dự phòng lạm phát)
Từ kết quả hoạt động tài chính của ba năm 2009, 2010, 2011 ta thấy nhu cầu vốn tăng cao, chủ yếu là từ nguồn tiết kiệm của thành viên và thu nhập từ vốn đầu tư đủ trang trải chi phí hoạt động.
Hoạt động mạng lưới các chi nhánh trực thuộc của quỹ CEP bao gồm văn phịng chính và 26 chi nhánh trực thuộc nằm trên địa bàn Tp.HCM và các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Đồng Tháp, Long An và Tiền Giang. Hoạt động các chi
nhánh chịu sự điều hành trực tiếp của Hội đồng quản trị, ban giám đốc và trưởng chi nhánh.
Hiện nay, nhu cầu khách hàng vay ngày càng tăng nên việc mở thêm nhiều chi nhánh tại nhiều địa phương của quỹ CEP là rất cấp thiết nhưng hiện quỹ CEP gặp khơng ít khó khăn trong việc huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế.