Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại quỹ trợ vốn CEP theo hướng đối phó rủi ro hoạt động (Trang 32 - 37)

6. Kết cấu nội dung: gồm 3 chương

1.1.7 Kiểm soát nội bộ trong ngân hàng tiếp cận theo quan điểm quản trị

1.1.7.1 Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng:

Rủi ro là một sự không chắc chắn hay một tình trạng bất ổn. Tuy nhiên, khơng phải sự khơng chắc chắn nào cũng là rủi ro. Chỉ có những tình trạng khơng chắc chắn nào có thể ước đốn được xác suất xảy ra mới được xem là rủi ro.

Rủi ro có thể xuất hiện trong mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực kinh doanh mà khơng thể loại trừ hết, chỉ có thể hạn chế sự xuất hiện của nó và làm giảm đi sự thiệt hại do rủi ro gây ra.

Rủi ro trong hoạt động của ngân hàng là những biến cố không mong đợi mà khi xảy ra sẽ dẫn đến sự tổn thất về tài sản của ngân hàng, làm giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến. Vì vậy, các ngân hàng nói riêng và mọi tổ chức nói chung phải chấp nhận rủi ro và có các biện pháp để quản trị rủi ro hiệu quả.

Rủi ro trong hoạt động ngân hàng có thể được chia thành ba loại:

Rủi ro tín dụng:

Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng vốn có do ngân hàng cấp tín dụng. Những thiệt hại, mất mát mà ngân hàng gánh chịu do người vay vốn hay người sử dụng vốn không trả đúng hạn, không thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng tín dụng.

Khi ngân hàng cho khách hàng vay, giao dịch tín dụng được xem là hoàn thành khi ngân hàng thực hiện việc cho vay và đồng thời thu hồi được cả gốc và lãi của khoản vay đó. Tuy nhiên, ngân hàng khơng thể biết chắc chắn giao dịch tín dụng đó có hồn thành hay khơng.

Rủi ro tín dụng có thể do những nguyên nhân chủ quan và khách quan từ phía khách hàng và từ ngân hàng.

+ Về phía khách hàng: nguyên nhân chủ quan như khách hàng quản lý yếu kém dẫn đến sử dụng vốn vay kém hiệu quả, khách hàng thiếu thiện chí trong việc trả nợ cũng như biện pháp xử lý thu hồi nợ của ngân hàng kém hiệu quả. Còn nguyên nhân khách quan như khách hàng gặp phải sự thay đổi của môi trường kinh doanh như thay đổi về giá cả hay nhu cầu thị trường, mơi trường pháp lý hay chính sách của chính phủ làm doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng.

+ Về phía ngân hàng: nguyên nhân chủ quan như q trình phân tích và thẩm định tín dụng chưa đầy đủ và cẩn thận nên sai lầm khi quyết định cho vay, hoặc thiếu kiểm tra kiểm soát việc sử dụng vốn vay của khách hàng.

Rủi ro lãi suất:

Loại rủi ro này phát sinh trong quan hệ tín dụng theo đó ngân hàng hoặc cơng ty có những khoản đi vay hoặc cho vay theo lãi suất thả nổi. Nếu ngân hàng đi vay theo lãi suất thả nổi, khi lãi suất thị trường tăng khiến chi phí trả lãi tăng theo. Ngược lại, nếu cho vay theo lãi suất thả nổi, khi lãi suất thị trường xuống thấp khiến thu nhập lãi vay giảm.

Rủi ro lãi suất đặc biệt quan trọng khi ngân hàng huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, hoặc có những khoản đầu tư tài chính khá lớn theo lãi suất thị trường.

Rủi ro tỷ giá:

Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai. Rủi ro này có thể phát sinh trong nhiều hoạt động khác nhau của ngân hàng. Nhưng nhìn chung bất cứ hoạt động nào mà ngân lưu thu phát sinh bằng một loại đồng tiền trong khi ngân lưu chi phát sinh một loại đồng tiền khác đều chứa đựng nguy cơ rủi ro tỷ giá.

Tại các ngân hàng thì hoạt động tín dụng ngoại tệ chứa đựng rủi ro tỷ giá rất lớn. Rủi ro này nhiều hay ít, đáng kể hay khơng tùy thuộc vào mức độ biến động tỷ giá lớn hay nhỏ, trị giá hợp đồng hay trị giá các khoản thu chi lớn hay nhỏ.

Rủi ro hoạt động (rủi ro tác nghiệp):

Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đã định nghĩa về rủi ro hoạt động như sau:

“rủi ro hoạt động là rủi ro xảy ra tổn thất do các quy trình, hệ thống hay nhân viên

trong nội bộ vận hành không tốt hoặc do các nguyên nhân khách quan bên ngồi.”

Rủi ro hoạt động có thể mang lại những tổn thất lớn cho ngân hàng như: các trách nhiệm pháp lý, tài sản hoặc uy tín của ngân hàng bị tổn hại, giảm vốn kinh doanh hay mất vốn, giảm lợi nhuận,…Do đó, từ các nguyên nhân và ảnh hưởng của rủi ro hoạt động, cũng như tổn thất mà rủi ro hoạt động gây ra, đòi hỏi các ngân hàng phải tổ chức tốt công tác quản trị rủi ro hoạt động.

Quản trị rủi ro hoạt động là q trình tổ chức tín dụng tiến hành các hoạt động tác động đến rủi ro hoạt động, bao gồm việc thiết lập cơ cấu tổ chức, xây dựng hệ thống các chính sách, phương pháp quản lý rủi ro hoạt động để thực hiện quá trình quản lý rủi ro đó là xác định, đo lường, đánh giá, quản lý, giám sát và kiểm tra kiểm soát rủi ro hoạt động nhằm bảo đảm hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.

Thành phần chủ chốt của khung quản trị rủi ro hoạt động là một tập hợp các tiêu chuẩn rủi ro hoạt động cốt lõi cung cấp hướng dẫn về cơ sở kiểm soát và đảm bảo môi trường hoạt động. Các khung được bổ sung với các cơng cụ khác nhau nhưng đều có các thành phần chính: xác định chiến lược rủi ro, xây dựng cấu trúc quản trị, phân định luồng báo cáo, kiểm soát tự đánh giá, quản lý sự kiện rủi ro, các chỉ số đo lường rủi ro chính (KRIs) và chương trình giảm thiểu rủi ro.

Ủy ban Basel đã tổng kết 10 nguyên tắc trong quản trị rủi ro hoạt động, cụ thể:

Vấn đề thứ nhất: tạo ra môi trường quản trị rủi ro phù hợp, gồm 3 nguyên tắc:

+ Nguyên tắc 1: Hội đồng quản trị nên được biết rõ các khía cạnh chính của ngân hàng. Rủi ro hoạt động là loại rủi ro cần được quản lý, đánh giá xem xét định kỳ dựa trên khung quản lý rủi ro hoạt động. Khung này cần phải cung cấp một định nghĩa tổng thể cho toàn ngân hàng về rủi ro hoạt động, cũng như các nguyên tắc, cách xác định, đánh giá, giám sát, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro.

+ Nguyên tắc 2: Hội đồng quản trị phải bảo đảm rằng khung quản trị Rủi ro hoạt động của ngân hàng là tùy thuộc vào hiệu quả và tồn diện của kiểm tốn nội bộ bởi nhân viên thành thạo, được đào tạo và hoạt động độc lập. Kiểm tốn nội bộ khơng nên trực tiếp chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro hoạt động.

+ Nguyên tắc 3: Quản lý cấp cao phải có trách nhiệm triển khai thực hiện các

khung quản lý rủi ro hoạt động được phê duyệt của Hội đồng quản trị. Khung phải được triển khai thực hiện nhất quán trong toàn bộ hệ thống ngân hàng và tất cả các nhân viên nên hiểu rõ trách nhiệm của mình với việc quản lý rủi ro hoạt động. Lãnh đạo cấp cao cũng nên chịu trách nhiệm về việc phát triển các chính sách, quy trình và thủ tục để quản lý rủi ro hoạt động trong tất cả các sản phẩm, các hoạt động, quy trình và hệ thống ngân hàng.

Vấn đề thứ hai: Quản trị rủi ro: xác định, đánh giá, giám sát, kiểm soát,

gồm 4 nguyên tắc:

+ Nguyên tắc 4: Các ngân hàng cần xác định và đánh giá rủi ro hoạt động trong

tất cả các rủi ro hiện có trong tất cả sản phẩm, hoạt động, quy trình và hệ thống của ngân hàng. Cần phải tuân thủ đầy đủ các thủ tục thẩm định trước khi giới thiệu sản phẩm mới, thực hiện các hoạt động, quy trình và hệ thống.

+ Nguyên tắc 5: Các ngân hàng nên thực hiện một quy trình để thường xuyên giám sát mức độ ảnh hưởng và tổn thất do rủi ro hoạt động gây ra. Cần có báo cáo thường xuyên cho lãnh đạo cấp cao và Hội đồng quản trị để hỗ trợ chủ động quản lý rủi ro hoạt động.

+ Nguyên tắc 6: các ngân hàng nên có chính sách, quy trình và thủ tục để kiểm

soát và đưa ra chương trình giảm thiểu rủi ro. Các ngân hàng nên xem xét lại theo định kỳ các ngưỡng rủi ro và chiến lược kiểm soát và nên điều chỉnh hồ sơ rủi ro hoạt động cho phù hợp bằng cách sử dụng các chiến lược thích hợp với rủi ro tổng thể và rủi ro đặc trưng.

+ Nguyên tắc 7: Ngân hàng cần phải có kế hoạch duy trì kinh doanh đảm bảo

khả năng hoạt động liên tục, hạn chế tổn thất trong trường hợp rủi ro xảy ra bất ngờ.

Vấn đề thứ ba: Vai trò của cơ quan giám sát, được thực hiện thông qua hai nguyên tắc:

+ Nguyên tắc 8: Cơ quan giám sát ngân hàng nên yêu cầu tất cả các ngân hàng

phải có một khung quản trị rủi ro hoạt động hiệu quả để xác định, đánh giá, giám sát và kiểm soát/giảm thiểu rủi ro hoạt động như là một phần của phương pháp tiếp cận tổng thể để quản lý rủi ro.

+ Nguyên tắc 9: Cơ quan giám sát phải chỉ đạo trực tiếp hoặc gián tiếp thường

xuyên, độc lập đánh giá chính sách, thủ tục và thực tiễn liên quan đến những rủi ro hoạt động của ngân hàng. Người giám sát phải đảm bảo rằng có những cơ chế thích hợp cho phép họ biết được sự phát triển của ngân hàng.

Vấn đề thứ tư: Vai trò của việc công bố thông tin, gồm một nguyên tắc:

+ Nguyên tắc 10: Các ngân hàng cần phải thực hiện công bố đầy đủ và kịp thời

thông tin để cho phép những người tham gia thị trường đánh giá cách tiếp cận của họ để quản lý rủi ro hoạt động.

Tùy vào khả năng và mức độ vận dụng, các ngân hàng có thể phát triển thành các mơ hình khác nhau về quy mô, mức độ phức tạp cũng như thời gian thực hiện. khung quản trị rủi ro hoạt động cũng được vận dụng một cách linh hoạt cho phù hợp với điều kiện của từng ngân hàng. Các rủi ro hoạt động được phân tích trên 2 giác độ: tần suất xuất hiện và mức độ tác động. Từ đó, xây dựng các chương trình giảm thiểu rủi ro hoạt động như: kiểm soát nội bộ, bảo hiểm tiền gởi. Các công cụ và kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại quỹ trợ vốn CEP theo hướng đối phó rủi ro hoạt động (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)