Về Quản lý thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại TP hồ chí minh (Trang 63 - 70)

1.2.2.3 .Nội dung Luật Quản lý Thuế

2.3. Những thành tựu bước đầu và những vấn đề đặt ra

2.3.2.2. Về Quản lý thuế

Thực tiễn cơng tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp nĩi chung và đặc biệt

đối với khu vực kinh tế cĩ vốn đầu tư nước ngồi nĩi riêng đang bộc lộ một số

tồn tại, hạn chế, đĩ là:

Một là, chưa tổ chức quản lý theo đối tượng: Quản lý thuế hiện nay đã cĩ những quy trình quản lý cụ thể, các doanh nghiệp đều được quản lý giống nhau, tuy nhiên các doanh nghiệp cĩ quy mơ khác nhau thì sẽ cĩ độ rủi ro cũng như cách hoạt động khác nhau. Vì vậy để quản lý thuế hiệu quả, tránh thất thu cho ngân sách nhà nước địi hỏi cách quản lý phải tuỳ theo quy mơ hoạt động của

từng doanh nghiệp. Ngành thuế đã bắt đầu thực hiện thí điểm quản lý riêng các

ĐTNT cĩ quy mơ lớn cho từng Cục thuế, tuy nhiên mơ hình này chỉ thực sự

thuộc TCT. Theo đĩ nên thành lập ở các địa phương cĩ số thu lớn một nhánh

đặc biệt để thực hiện tồn bộ các chức năng quản lý đối với các ĐTNT lớn ở

các địa phương, bao gồm dịch vụ ĐTNT, thu nợ và kiểm sốt đối tượng chậm nộp tờ khai. Đây là một trong các vấn đề cần ưu tiên nhất của chương trình

cải cách Quản lý Thuế.

Mơ hình quản lý hiện nay vẫn chưa phân loại ĐTNT vừa và nhỏ. Tất cả các ĐTNT đều phải thực hiện các quy trình quản lý giống nhau, điều này đã dẫn đến tình trạng quá tải về thủ tục giấy tờ. Luật Quản lý thuế đã quy định thống

nhất thời gian nộp tờ khai cho các sắc thuế tuy đã giúp các doanh nghiệp thuận lợi về thời gian nhưng điều này đã làm quá tải khi tiếp nhận tờ khai gây khĩ

khăn cho ĐTNT cũng như cơ quan thuế.

Hai là, ứng dụng tin học vào Quản lý thuế cịn hạn chế: Để Quản lý thuế

theo phương pháp hiện đại một cách hiệu quả, địi hỏi ngành thuế phải áp dụng thành tựu của cơng nghệ thơng tin vào cơng tác quản lý thuế, giúp tổ chức, cá nhân nộp thuế thực hiện việc kê khai, nộp thuế, tiếp nhận và sử dụng các dịch vụ thuế qua mạng máy tính.

Năm 2006, ngành Thuế cũng đã đẩy mạnh đầu tư, trang bị và phát triển các

chương trình ứng dụng cơng nghệ tin học vào các khâu quản lý thuế; đã triển

khai thí điểm ứng dụng đăng ký thế, ứng dụng hỗ trợ báo cáo thống kê thuế, ứng dụng quản lý thu nợ thuế, phần mềm theo dõi thực hiện quy trình thanh tra,

kiểm tra; phần mềm nhập, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, phần mềm hỗ trợ kê khai thuế được ứng dụng rộng rãi tại các địa phương tự khai tự nộp và chuẩn bị triển khai đến tất cả các Cục thuế trong cả nước. Một số cơ quan thuế

đã áp dụng cơng nghệ mã vạch hai chiều trong việc lập tờ khai thuế nên vừa đảm bảo tính chính xác của số liệu, đặc biệt là tiết kiệm được rất nhiều thời

gian, nhân lực để tăng cường cho các khâu quản lý khác.

Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT vào một số chức năng chủ yếu của quản lý

thuế như tuyên truyền hỗ trợ ĐTNT, thanh tra, kiểm tra thuế cịn chưa được đáp

đáp ứng tuy đáp ứng được yêu cầu nghiệp vụ xử lý tính thuế, nhưng việc khai

thác, sử dụng thơng tin cho cơng tác chỉ đạo cịn rất hạn chế. Hiện tượng dữ liệu thiếu đồng bộ, thống nhất giữa cơ quan Thuế các cấp vẫn cịn xảy ra. Hệ thống phần mềm quản lý chưa hồn thiện, các quy trình quản lý của ngành ban hành chưa kịp thời cũng là những trở ngại trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Mơ hình mạng phân tán, dàn trải cho tất cả các đơn vị đã gây áp lực lớn về việc

quản trị, vận hành và đầu tư. Đội ngũ cán bộ tin học cịn thiếu, phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, trình độ chuyên mơn lại chưa cao nên chưa thực hiện chuyên mơn hĩa theo từng chức năng quản lý tin học.

Ba là, cơng tác tuyên truyền, hỗ trợ ĐTNT cịn hạn chế:

- Các hình thức tuyên truyền qua các phương tiện thơng tin đại chúng cịn đơn

điệu, cứng nhắc, chưa gây được ấn tượng, thu hút cơng chúng.

- Việc tổ chức thực hiện cơng tác tuyên truyền về thuế chưa chủ động, chưa

thường xuyên, liên tục, chưa thống nhất, đồng bộ, hiệu quả chưa cao.

- Cơng tác hỗ trợ ĐTNT chưa xây dựng được một hệ thống văn bản hướng dẫn, trả lời về tất cả các sắc thuế, các thủ tục hành chính thuế thống nhất trong cả nước. Do các Cục thuế tự tổ chức nên chưa đầy đủ, chưa chính xác và chưa nhất quán.

- Hình thức hỗ trợ chưa đa dạng, đồng bộ, phong phú, đặc biệt là chưa xác định được phương hướng để phát triển mạnh hệ thống đại lý thuế.

- Cách thức hỗ trợ trong cả nước cịn thủ cơng, chưa ứng dụng cơng nghệ

thơng tin hiện đại vào hoạt động này.

- Đội ngũ cán bộ làm cơng tác tuyên truyền và hỗ trợ ĐTNT cịn thiếu về số

lượng và yếu về chất lượng.

- Cơ sở vật chất và phương tiện dùng cho cơng tác tuyên truyền và hỗ trợ cịn rất nghèo nàn, lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu của cơng việc này.

- Việc phối hợp giữa các bộ phận trong cơ quan thuế chưa được tốt, chưa đồng bộ do đĩ chưa thực hiện tốt các chương trình tuyên truyền, hỗ trợ.

Nhìn chung, cơng tác chuẩn bị về các quy trình quản lý thuế, cơng tác tuyên truyền, hỗ trợ, đào tạo cán bộ, phát triển ứng dụng tin học của cơ quan thuế

chưa theo kịp yêu cầu đổi mới của Luật Quản lý thuế.

Bốn là, đội ngũ cán bộ cơng chức thuế chưa đáp ứng yêu cầu quản lý thuế

hiện đại: Trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì đội

ngũ cơng chức thuế cịn thiếu nhiều kiến thức, kỹ năng quản lý thuế quốc tế và khu vực, địi hỏi cả hệ thống thuế phải chuyển mình, cán bộ thuế cần phải được

đào tạo, bồi dưỡng để bổ sung các kiến thức quản lý thuế tiên tiến, hiện đại. Các

hạn chế cơ bản của đội ngũ cơng chức thuế hiện nay là:

- Nhìn chung đội ngũ cơng chức thuế cịn thiếu kiến thức chuyên sâu, chuyên nghiệp và kỹ năng quản lý thuế hiện đại, như kiến thức phân tích, dự báo, xử lý tờ khai và các dữ liệu thuế, tuyên truyền hỗ trợ ĐTNT, theo dõi, đơn đốc thu

nợ, cưỡng chế thuế, điều tra, thanh tra, xử lý các vi phạm về thuế; kiến thức kế tốn, phân tích đánh giá tài chính doanh nghiệp, kiến thức tin học phục vụ cho cơng tác quản lý thuế.

- Đối với cán bộ lãnh đạo thì thiếu kiến thức quản lý kinh tế, quản lý hành

chính Nhà nước; kiến thức quản lý vĩ mơ.

- Một bộ phận cán bộ thuế, đặc biệt là cấp cơ sở chưa cĩ ý thức trách nhiệm pháp luật cao, chưa làm trịn trách nhiệm, bổ phận của cơng chức.

- Một số ít cán bộ do thiếu rèn luện trong cơ chế kinh tế thị trường nên bị sa sút phẩm chất, cĩ tư tưởng vụ lợi, đã xuất hiện các hành vi gây phiền hà, sách

nhiễu người nộp thuế.

- Cơng tác đào tạo thiên về đào tạo kiến thức cơ bản và kinh tế tài chính, chưa coi trọng bồi dưỡng chuyên sâu về kỹ năng, nghiệp vụ quản lý thuế hiện đại. Trình độ tin học và ngoại ngữ của cán bộ cơng chức ngành thuế cịn rất hạn chế,

Tĩm tắt chương 2

Nội dung chương 2 trình bày thực trạng cơng tác quản lý thuế đối với các

doanh nghiệp nĩi chung và các doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nĩi riêng. Chương này đã khái quát tình hình

phát triển và thực hiện thu ngân sách các doanh nghiệp ĐTNN trên địa bàn

TP.HCM từ 2005 đến nay, cũng như những thay đổi của cơ chế quản lý thuế trong thời gian gần đây.

Từ thực trạng của cơng tác quản lý thuế các doanh nghiệp cĩ vốn ĐTNN trước

khi Luật Quản lý Thuế ra đời đến khi Luật cĩ hiệu lực thi hành từ ngày

1/7/2007, chương này đã đúc kết những mặt thành cơng và hạn chế của cơng

tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp nĩi chung và các doanh nghiệp cĩ

vốn ĐTNN trên địa bàn TP.HCM nĩi riêng.

Phần này đã trình bày những nhược điểm của cơng tác quản lý thuế hiện hành, đĩ là:

- Về chính sách thuế: Chưa đảm bảo tính minh bạch, ổn định và nhất quán về

nội dung cũng như thời hiệu thi hành; chưa bao quát hết đối tượng chịu thuế,

đối tượng nộp thuế; chưa thực sự đảm bảo bình đẳng, cơng bằng xã hội về nghĩa vụ thuế.

- Về cơng tác quản lý thuế: bộc lộ nhiều bất cập, khơng theo kịp với sự phát

triển của xã hội: Chưa xây dựng được mơ hình quản lý phù hợp với quy mơ

hoạt động của doanh nghiệp; ứng dụng tin học, cơng tác tuyên truyền, hỗ trợ

ĐTNT cịn hạn chế; đội ngũ cán bộ cơng chức thuế chưa đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại.

CHƯƠNG 3

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ

NƯỚC NGỒI TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

3.1. MỤC TIÊU HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CĨ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGỒI

Hồn thiện hệ thống thuế phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam, phù

hợp với các nước trong khu vực và thơng lệ quốc tế và nhất là Việt Nam hiện nay vừa là thành viên của Tổ Chức Thương Mại Thế giới ( WTO ), thuế luơn là một vấn đề quan trọng trong các hoạt động của WTO, Việt Nam đã chấp nhận và thực hiện một số nguyên tắc cơ bản của WTO trong quan hệ với các đối tác thương mại, cơng việc đã và đang đặt ra cho ngành thuế khá nặng nề, địi hỏi sự nghiên cứu, tính tốn sâu sắc, lựa chọn bước đi và giải pháp thích hợp với hồn cảnh cụ thể của đất nước, đĩ là việc xây dựng một chính sách thuế đồng bộ, bảo hộ cĩ chọn lọc hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước, gĩp phần thúc đẩy

mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại; đồng thời hạn chế tối đa đột biến Ngân sách Quốc gia làm ảnh hưởng đến cán cân thu - chi Ngân sách.

Mục tiêu tổng quát: Nhằm đáp ứng những yêu cầu mới của nền kinh tế - xã

hội, hệ thống chính sách thuế cần được kiện tồn theo hướng đồng bộ, cơ cấu hợp lý phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, gắn với hiện đại hĩa cơng tác QLT nhằm bảo đảm chính sách động viên thu nhập quốc dân, đảm bảo nguồn lực tài chính phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa đất

nước, gĩp phần thực hiện bình đẳng, cơng bằng xã hội và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Cụ thể:

Một là, Chính sách thuế, phí (gọi chung là chính sách thuế) phải là cơng cụ

quản lý và điều tiết vĩ mơ của Nhà nước đối với nền kinh tế, vừa động viên được các nguồn lực, đồng thời thúc đẩy phát triển nhanh sức sản xuất; khuyến

khích xuất khẩu, khuyến khích đầu tư, khuyến khích đổi mới cơng nghệ, thúc

đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng cao, bền

vững, gĩp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.

Hai là, chính sách thuế phải huy động đầy đủ các nguồn thu vào ngân sách Nhà

nước, đảm bảo nhu cầu chi tiêu thường xuyên của Nhà nước và dành một phần cho tích lũy phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.

Ba là, Chính sách thuế phải phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế;

thực hiện bảo hộ hợp lý, cĩ chọn lọc, cĩ thời hạn, cĩ điều kiện, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế để thúc đẩy sản xuất phát triển, bảo đảm lợi ích quốc gia.

Bốn là, chính sách thuế phải từng bước tạo mơi trường pháp lý bình đẳng, cơng

bằng. Áp dụng hệ thống thuế thống nhất khơng phân biệt các thành phần kinh tế khác nhau.

Năm là, đẩy mạnh cải cách hệ thống thuế theo hướng đơn giản, minh bạch,

cơng khai; tách dần chính sách xã hội ra khỏi chính sách thuế; nhanh chĩng hiện đại hố và nâng cao năng lực của bộ máy quản lý thuế; khắc phục các hiện tượng tiêu cực, yếu kém trong quản lý thuế; kiện tồn bộ máy quản lý thuế trong sạch, vững mạnh.

Mục tiêu cải cách cơng tác quản lý thuế :

Đổi mới và từng bước hiện đại hĩa cơng tác QLT, nâng cao hiệu quả và hiệu

lực ngành thuế trong việc thực hiện QLT, thực thi pháp luật thuế, trên cơ sở ngày càng nâng cao ý thức trách nhiệm và tính tự giác của mỗi tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện pháp luật thuế, giảm bớt thủ tục hành chính gây phiền hà

đối với người nộp thuế.

Để đạt được mục tiêu và yêu cầu trên đây, cải cách quản lý thuế trong giai đoạn

tới cần thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản là tơn trọng và nâng cao trách nhiệm của ĐTNT trong việc thực thi pháp luật thuế; cơng bằng, cơng khai, dân chủ; hiện đại hĩa, tiết kiệm và hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại TP hồ chí minh (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)