Về Xã hội: Những hạn chế, tác động xấu từ môi trường của thời kỳ “mở

Một phần của tài liệu KyYeu Hoi thao dao duc nha giao (Trang 94 - 98)

cửa, hội nhập”, những “tư tưởng văn hoá xấu, ngoại lai”; mặt trái của cơ chế thị

trường có cơ hội xâm nhập. Xã hội chúng ta cũng chưa quan tâm đáng kể tới việc tạo ra nơi giải trí cho thanh thiếu niên (nếu có thì cũng quá đắt đỏ đối với học sinh). Thế là học sinh, sinh viên khơng biết giải trí ở đâu sau giờ học, chỉ biết vùi đầu vào các tiệm net với đủ các trò chơi bạo lực, bệnh hoạn của nước ngồi có, trong nước có, hợp pháp có, phi pháp có. Đấy là nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật của trẻ vị thành niên.

III. Giải pháp

Để hình thành nhân cách cũng như giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh hiện nay, cần thực hiện một số giải pháp sau:

1. Giáo viên phải thật sự là tấm gương về đạo đức, lối sống cho học sinh noi theo noi theo

Bởi vì giáo dục đạo đức của chúng ta là giáo dục bằng cách nêu gương, ở gia đình thì nêu gương ơng, bà, cha mẹ, cịn ở trường thì nêu gương thầy cơ, bạn bè. Những lời nói hay, những việc làm tốt thường được đem ra để học sinh noi theo. Vậy thì khi giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh thì đạo đức của người thầy phải chuẩn mực mới dạy cho học sinh được. Có thể trong khoảng thời gian dài những điều cha mẹ dạy bảo, thuyết phục mà trẻ nhỏ không chịu nghe theo, không chấp nhận, nhưng nếu cũng với những điều đó được thầy cơ giáo u cầu thì các em lại phục tùng tuyệt đối.

2. Phải hết lịng vì học sinh thân u

Mục đích chính của giáo dục - là giáo dục nhân cách cho học sinh, nhưng chúng ta thấy rằng, vẫn có một bộ phận học sinh mắc sai lầm trầm trọng trong suy nghĩ, lối sống, có hành động, cử chỉ, tác phong giao tiếp chưa đúng mực. Có em thể hiện lối sống lập dị từ ăn nói, đi đứng, thậm chí có biểu hiện lệch lạc về nhân cách như nữ sinh học địi phong cách ăn mặc, cử chỉ, nói năng giống nam giới cốt để cho “oai”, hoặc trước mặt giáo viên thì ngoan ngỗn, sau lưng thì văng tục nói bậy. Những biểu hiện này thể hiện sự thiếu tôn trọng với thầy cô và tự trọng với bản thân. Cơng bằng mà nói để điều này xảy ra có phần trách nhiệm từ phía giáo viên. Các thầy cơ phải tự hỏi mình đã hết lịng vì học sinh chưa, đã thực sự gương mẫu, ứng xử chuẩn mực chưa, khi mà tình trạng dạy thêm cịn tràn lan, thậm chí có biểu hiện không công bằng với học sinh, ưu ái hoặc thiên lệch trong từng hoàn cảnh cụ thể. Phải hết lòng yêu thương học sinh, hãy xem các em như là con của mình thì mới thật sự tận tâm giáo dục và dạy bảo chúng.

3. Dừng ngay quan điểm việc giáo dục đạo đức, lối sống học sinh chỉ là nhiệm vụ của giáo viên dạy môn giáo dục công dân hay giáo viên chủ nhiệm nhiệm vụ của giáo viên dạy môn giáo dục công dân hay giáo viên chủ nhiệm lớp

Trẻ em như tờ giấy trắng, nhuộm xanh thì nó sẽ xanh, nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ. Cho nên, người thầy có vị trí rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học trị. Trong nhà trường, khơng nhất thiết người thầy giảng dạy môn học về đạo đức thì mới nêu gương, giáo dục cho học trị về đạo đức, mà tất cả các thầy cô giáo đều phải đứng lớp bằng tâm huyết nghề nghiệp, bằng tác phong, lối ứng xử thông qua hoạt động dạy học của mình. Cho nên đây là nhiệm vụ của toàn trường mà mọi người phải chung tay thực hiện.

4. Giáo dục đạo đức, lối sống học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa, tích hợp, lồng ghép ở các môm học; trải nghiệm sáng tạo, giáo dục kỹ khóa, tích hợp, lồng ghép ở các mơm học; trải nghiệm sáng tạo, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Ngồi các giờ học văn hóa thì các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cũng góp phần cho giáo viên giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Thông qua các hoạt động tập thể các em sẽ hình thành được các kỹ năng ứng xử có văn hóa, giúp đỡ bạn bè, giải quyết những vấn đề khó khăn khi khơng có người lớn bên cạnh. Từ các hoạt động đó, giáo viên sẽ phát hiện và uốn nắng kịp thời những em có những lời nói chưa hay, hay những hành động chưa đúng,… sẽ tác động đến việc thay đổi cách ứng xử hay hành động của mình cho đúng hơn.

5. Làm tốt cơng tác phối hợp nhà trường với gia đình và xã hội

Giáo dục là một hoạt động mang tính xã hội cao. Muốn thực hiện được mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh, cần phải coi trọng cả giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Chỉ riêng nhà trường, chỉ riêng ngành giáo dục thì khơng thể làm tốt cơng tác giáo dục tồn diện được. Để gắn kết được 3 mơi trường này thì người giáo viên có vai trị rất lớn để tạo được sự gắn kết đó. Xin trích dẫn câu nói của Bác Hồ để thấy tầm quan trọng trong công tác phối hợp 3 môi trường giáo dục. Bác Hồ nói “Phải nhất thiết liên hệ mật thiết với gia đình học sinh. Bởi vì

giáo dục trong nhà trường, chỉ là một phần, cịn cần có giáo dục ngồi xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngồi xã hội thì kết quả cũng khơng hồn tồn”.

Tóm lại, trong bất cứ xã hội nào, người thầy luôn là một chuẩn mực đạo đức để xã hội noi theo, là “kiến trúc sư trí tuệ” tạo ra thế hệ tương lai của dân tộc. Một người cơng nhân tồi có thể làm hỏng một vài sản phẩm, một người kỹ sư tồi có thể làm hỏng một vài cơng trình nhưng một nhà giáo tồi có thể làm hỏng cả một thế hệ, đó là hậu quả khơn lường mà cả xã hội phải gánh chịu cho đến tận mai sau. Cho nên, các thầy, cô giáo phải thực sự là tấm gương sáng để mọi thế hệ học trò noi theo.

Xin mượn câu nói của Gơlơbơlin để kết thúc bài viết: "Nếu người kỹ sư vui

mừng nhìn thấy cây cầu mà mình vừa mới xây xong, người nơng dân mỉm cười nhìn đồng lúa mình vừa mới trồng, thì người giáo viên vui sướng khi nhìn thấy học sinh đang trưởng thành, lớn lên" .

VAI TRÒ CỦA NHÀ GIÁO TRONG VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH HIỆN NAY LỐI SỐNG CHO HỌC SINH HIỆN NAY

Lý Thường Kiệt – Giáo viên trường THPT Hòa Tú

I. Đặt vấn đề

Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là việc làm cần thiết và cực kỳ quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Các phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của con người nói chung, học sinh nói riêng được hình thành và phát triển trong các mơi trường: gia đình, nhà trường và xã hội. Thực tế cho thấy rằng, lúc sơ sinh vai trị của gia đình là chủ đạo, tuổi học mầm non gia đình và nhà trường góp phần quyết định, tuổi học phổ thông (từ tiểu học tới trung học) càng lớn vai trò của nhà trường, gia đình và xã hội càng cân đối. Để làm tốt việc giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh trung học phổ thơng thì giữa nhà trường và gia đình phải kết hợp chặt chẽ với nhau. Trong mối quan hệ đó thì nhà trường được xem là trung tâm, chủ động, định hướng trong việc phối hợp với gia đình và xã hội. Nhà trường là mơi trường giáo dục toàn diện nhất, là cơ quan nhà nước thực hiện chức năng giáo dục chuyên nghiệp nhất nên nhà trường là lực lượng giáo dục có hiệu quả nhất, hội tụ đủ những yếu tố cần thiết để có thể huy động sức mạnh giáo dục từ phía gia đình và xã hội. Vì vậy, mỗi giáo viên cần phát huy vai trò quan trọng của bản thân trong việc góp phần giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

II. Thực trạng

Để có được một người “Con ngoan, trị giỏi” khơng phải là việc dễ dàng mà đó là cả một q trình phấn đấu của bản thân các em và có cả gia đình, nhà trường, xã hội. Hiện nay, chúng ta thấy rằng bên cạnh những học sinh ngoan hầu như trường nào, lớp nào cũng có những học sinh chưa ngoan - hay tạm gọi là “học sinh cá biệt”. Nhiều em có những biểu hiện khác nhau như: thường xuyên vi phạm nội quy, nói tục chửi thề, đánh nhau,… Bên cạnh đó, cịn có những học sinh vô lễ với giáo viên, xúc phạm danh dự, nhân phẩm hay đánh cả giáo viên. Thế nhưng, theo quan điểm cá nhân của tôi, không phải tự nhiên mà các em trở nên "cá biệt" như thế. Qua thực tế giảng dạy và làm công tác quản lý phụ trách đạo đức học sinh, tơi thấy rằng có một số nguyên nhân làm cho các em chưa ngoan:

- Về phía gia đình: gia đình gặp biến cố, cha mẹ ly hôn, sống không gương mẫu cho con cái, thiếu quan tâm, bỏ mặc cho nhà trường trong việc giáo dục, uốn nắn các em,…

- Về phía nhà trường: Việc tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống, tọa đàm,.. để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các em ít được quan tâm tổ chức thường xuyên; một số nhà giáo tự đánh mất “vị thế” đáng kính trọng trong lịng học sinh. Ít tạo sân chơi lành mạnh, chưa tổ chức nhiều phong trào thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ cho các em giảm bớt căng thẳng, phát huy năng khiếu bản thân,…

- Về phía xã hội: Sự ảnh hưởng từ mạng xã hội, game bạo lực, bạn bè, các mối quan hệ phức tạp,… tác động tiêu cực đến tư tưởng làm cho các em mất khả năng miễn dịch, dần dần đánh mất chính mình dẫn đến lối sống bng thả và cuối cùng sa vào các tệ nạn xã hội.

Một phần của tài liệu KyYeu Hoi thao dao duc nha giao (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)