VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRONG VIỆC NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC NHÀ GIÁO Ở TRƯỜNG THPT NGUYỄN KHUYẾN

Một phần của tài liệu KyYeu Hoi thao dao duc nha giao (Trang 109 - 114)

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRONG VIỆC NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC NHÀ GIÁO Ở TRƯỜNG THPT NGUYỄN KHUYẾN

ĐẠO ĐỨC NHÀ GIÁO Ở TRƯỜNG THPT NGUYỄN KHUYẾN

Huỳnh Bửu Tuấn - Phó Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Khuyến

Trường THPT Nguyễn Khuyến, trong những năm qua có lớp lớp thế hệ nhà giáo đã nỗ lực hết mình, vượt qua bao khó khăn gian khổ để đào tạo cho quê hương Vĩnh Châu những thế hệ con người mới có tri thức cao, có phẩm chất đạo đức tốt, có kĩ năng nghề nghiệp và kĩ năng sống, đáp ứng được sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đa số đội ngũ nhà giáo của trường tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc, sáng tạo và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của thị xã cũng như của tỉnh. Một điều quan trọng và là niềm tự hào của trường là nhiều năm qua trường khơng có một trường hợp nào giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo và tập thể thầy cơ của trường ln được sự u thương, tín nhiệm của đơng đảo phụ huynh và học sinh. Có được thành tích tốt như thế bên cạnh sự nỗ lực của từng cá nhân thầy cơ trong trường thì thành phần quan trọng ảnh hưởng ít nhiều đến tinh thần làm việc cũng như sự cống hiến hết mình đối với sự nghiệp giáo dục nói chung đó là đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trong trường. Như vậy đội ngũ quản lý trong của nhà trường phải làm những gì và làm như thế nào để đội ngũ tập thể giáo viên trong trường luôn giữ được tinh thần tốt nhất, tâm huyết nhất, không vi phạm đạo đức nhà giáo dù là một việc làm nhỏ nhất trong hoạt động giáo dục ở trường. Đó là vấn đề mấu chốt và là vấn đề chính trong bài tham luận về “Vai trò của cán bộ quản lý đối với việc nâng cao đạo đức nhà giáo” ở trường THPT Nguyễn Khuyến.

Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư TW Đảng và Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/1/2005 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định rõ tầm quan trọng của việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục theo hướng chuẩn hóa; đặc biệt chú trọng nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức và lương tâm nghề nghiệp cũng như trình độ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phong cách sư phạm của đội ngũ nhà giáo. Quy định về đạo đức nhà giáo cũng được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định rõ ngày 16/4/2008. Theo đó ngồi phẩm chất chính trị, lối sống, tác phong, nhà giáo phải có đạo đức nghề nghiệp: “tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo”; có tinh thần đồn kết, thương u, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong cơng tác; có lịng nhân ái, bao dung, đối xử hòa nhã với người học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng. Nhà giáo phải “tận tụy với công việc”; “công bằng trong giảng dạy”, chống bệnh thành tích, “thường xuyên học tập nâng cao trình độ chun mơn” để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.

Như vậy, để nâng cao hơn nữa đạo đức nhà giáo ở trường THPT, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo như xã hội trông đợi: giáo dục và đào tạo trở thành “quốc sách hàng đầu” để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,

chúng ta, những nhà giáo và cán bộ quản lí đang trên con đường đảm trách sự nghiệp “trồng người” cần thực hiện tốt một số nội dung quan trọng:

Thứ nhất, cán bộ quản lý của nhà trường phải tích cực và sáng tạo đẩy mạnh

việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thực hiện các Quy định về “những điều đảng viên không được làm” gắn với các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành, đặc biệt là cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.

Thứ hai, cán bộ quản lý của nhà trường phải quán triệt nghiêm túc và sâu sắc

Quy định về đạo đức nhà giáo đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và những quy định về chuẩn mực đạo đức nhà giáo theo Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư TW Đảng. Đồng thời phải biến những quy định đó thành chuẩn mực đạo đức để nhà giáo phấn đấu; thành tiêu chuẩn để đánh giá quá trình tu dưỡng, tự rèn luyện, phấn đấu của nhà giáo. Toàn ngành và mỗi đơn vị phải xây dựng đội ngũ nhà giáo có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và lương tâm nghề nghiệp trong sáng, khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, có lối sống và ứng xử chuẩn mực, thực sự là tấm gương cho người học noi theo.

Thứ ba, cán bộ quản lý của nhà trường phải làm tốt cơng tác giáo dục chính

trị, tư tưởng đạo đức cho mỗi giáo viên và học sinh. Nâng cao hơn nữa nhận thức về vai trò, trọng trách của nhà giáo để mỗi nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục thấy rõ trách nhiệm của mình với xã hội, với việc đào tạo bồi dưỡng con người cho đất nước; thấy rõ được trách nhiệm trong việc bảo vệ danh dự của nhà giáo cũng như của ngành giáo dục, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu. Khơi dậy lương tâm, trách nhiệm, nhiệt huyết, nhiệt tình trong mỗi nhà giáo để mỗi nhà giáo đều có khát vọng cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo cũng như sự phát triển của đất nước.

Thứ tư, cán bộ quản lý của nhà trường cần chăm lo đến đời sống của nhà

giáo, tạo điều kiện thuận lợi nhất (cả vật chất và tinh thần trong điều kiện có thể) để nhà giáo làm việc và cống hiến. Kêu gọi sự quan tâm của toàn xã hội với sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nhất là sự ủng hộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự đồng thuận của nhân dân.

Thứ năm, cán bộ quản lý của nhà trường tăng cường công tác thanh tra, kiểm

tra để chấn chỉnh và xử lí kịp thời, nghiêm túc những biểu hiện vi phạm về đạo đức nhà giáo, góp phần làm trong sạch môi trường giáo dục; đồng thời tuyên dương những tấm gương nhà giáo tiêu biểu có lương tâm, trách nhiệm, tận tụy, dành trọn tâm huyết và trí tuệ cho sự nghiệp giáo dục, hết lịng vì học sinh thân u.

Như xây nhà trường cần có bản vẽ, học sinh rèn luyện nhân cách cũng cần có một mẫu hình lý tưởng để hướng tới; mà một trong những hình mẫu lý tưởng đó chính là người thầy giáo - những con người “mô phạm” về nhân cách đạo đức, được xã hội tôn vinh làm “nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Để thực hiện tốt sứ mệnh “trồng người” thiêng liêng, mỗi nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục cần ý thức rõ vai trị và trọng trách vinh quang, ra sức thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bức thư cuối

cùng gửi cho ngành giáo dục tháng 10 năm 1968: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt”; nâng cao hơn nữa phẩm chất đạo đức nhà giáo trong giai đoạn hiện nay để xứng đáng với niềm tin và sự kỳ vọng của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân.

Lý luận nêu trên là cơ sở là kim chỉ nam cho hoạt động của đội ngũ cán bộ quản lý của nhà trường mà đặc biệt là người đứng đầu (Hiệu trưởng), bởi vì tất cả mọi hoạt động trong trường đều do người người đứng đầu ban hành và ra quyết định. Như vậy đội ngũ cán bộ quản lý ở trường trung học Nguyễn Khuyến khơng ngừng nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng của nhà trường trong nhiều năm, căn cứ trên những ưu điểm và hạn chế của nhà trường của tập thể sư phạm, từ đó đội ngũ cán bộ quản lý xác định các nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động năm học và mục tiêu hướng tới là làm sao để nâng cao đạo đức nhà giáo trong tình hình hiện nay.

Muốn nâng cao đạo đức nhà giáo hay là giữ vững đạo đức nhà giáo mà bao nhiêu năm qua nhà trường đã đạt được thì đội ngũ cán bộ quản lý trong nhà trường đã chú ý và làm tốt các công việc:

Trước tiên là cán bộ quản lý trong trường phải xác định được nhiệm vụ của của mình là muốn quản lý tốt và là tấm gương cho mọi người thì bản thân phải khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn để đáp ứng nhu cầu đổi mới không ngừng của sự nghiệp giáo dục ngày nay. Và thực tế đội ngũ quản lý của trường, có Hiệu trưởng và một Phó hiệu trưởng đã học và có bằng thạc sỹ. Điều này vừa là động lực tác động ít nhiều đến tinh thần tự học để nâng cao trình độ chun mơn của tập thể giáo viên nhà trường. Phong trào ấy không chỉ ở tập thể giáo viên mà cịn lan tỏa đến tồn thể học sinh trong việc nhận thức về mục đích của việc học. Và như vậy, tất cả giáo viên và học sinh đều nhận thức được ý nghĩa của việc học tập suốt đời, từ đó nhân cách đạo đức lối sống được giữ vững và nâng cao hơn.

Bên cạnh đó để các cơng việc trong nhà trường được diễn ra một cách khoa học và hiệu quả thì đội ngũ cán bộ quản lý phải xây dựng kế hoạch chi tiết và cụ thể từ đầu năm học. Kế hoạch là mục tiêu, là kim chỉ nam cho hoạt động xuyên suốt của nhà trường trong một năm học. Kế hoạch tốt thì hoạt động năm học sẽ tốt và ngược lại nếu kế hoạch chưa tốt thì dẫn đến nhiều tồn tại trong năm học. Tất nhiên, kế hoạch của Hiệu trưởng cho năm học là kế hoạch của một trí tuệ đầy tâm huyết, tất sẽ dẫn đến kết quả khả quan, mĩ mãn. Từ kế hoạch của đội ngũ cán bộ quản lý, các cá nhân, các bộ phận trong nhà trường sẽ xây dựng kế hoạch cho nhiệm vụ, cơng việc của mình. Tồn trường làm việc theo kế hoạch thì cơng việc sẽ tốt và hiệu quả hơn. Thầy cô chủ động và linh hoạt hơn trong mọi công việc. Công việc được hoàn thành tốt, nhân cách đạo đức tác phong qua đó được giữ vững và nâng cao.

Một điều quan trọng của đội ngũ cán bộ quản lý nữa là việc thực hiện chế độ dân chủ. Đây là một vấn đề vơ cùng nhạy cảm, tế nhị, bởi vì nó liên quan nhiều đến quyền lợi của mọi người. Đụng tới quyền lợi, là đụng tới đời sống mà đụng tới đời sống thì dễ dẫn đến việc suy thoái đạo đức của người thầy giáo. Trường THPT Nguyễn Khuyến vẫn tự hào là bao nhiêu năm qua việc thực hiện chế độ dân chủ của nhà trường rất tốt. Chế độ dân chủ được thực hiện ở tất cả các công việc; Từ

việc lấy ý kiến bầu vào Chi ủy, Cán bộ quản lý, Tổ trưởng, cũng như tất cả các chức vụ và chế độ liên quan. Tất cả đều làm đúng theo quy trình khơng để một sự thiếu sót hay một sự chủ quan nào. Đa số các thầy cơ đều rất vui lịng mãn nguyện với việc thực hiện chế độ dân chủ trong nhà trường và như thế sẽ khơng có trường hợp nào bất mãn, khơng bằng lịng, đạo đức nhà giáo qua đó cũng khơng bị ảnh hưởng.

Trong một năm hoạt động giảng dạy và học tập, q thầy cơ ai cũng mong muốn mình cuối năm được hồn thành xuất sắc, hay hồn thành tốt nhiệm vụ. Tuy nhiên thực tế cho thấy, không phải dễ dàng đạt được kết quả cao nhất, bởi vì trong một năm giảng dạy có rất nhiều cơng việc khác nhau cần phải thực hiện nghiêm và hoàn thành. Như vậy vấn đề đặt ra là làm sao đảm bảo tính cơng bằng cho tất cả giáo viên trong trường? Đó là câu hỏi mà chỉ có đội ngũ cán bộ quản lý mới có đủ trách nhiệm vụ và quyền hạng trả lời. Trong ban thi đua, Hiệu trưởng là trưởng ban là người có trách nhiệm cao nhất, cùng với những giáo viên đại diện cho các bộ phận, các tổ chuyên môn trong nhà trường. Để hoạt động hiệu quả thì ngay từ đầu năm học, cán bộ quản lý cùng với Ban thi đua họp để thống nhất các tiêu chí, sau đó thơng báo đến tồn thể giáo viên trong trường, mục đích là để lắng nghe ý kiến đóng góp bổ sung. Khi văn bản đã được hồn chỉnh thì coi như đó là pháp lệnh trong việc thực thi nhiệm vụ của từng người trong năm học. Cuối năm khi xét thi đua, một mặt căn cứ vào văn bản thi đua đã được thống nhất đầu năm, một mặt cũng xem xét toàn diện trên cơ sở một năm lao động. Kết quả cuối cùng khi Ban thi đua cơng bố thì ai cũng vui lịng chấp nhận và khơng có kiến phản hồi hay đơn kiện cáo gì. Làm tốt cơng tác thi đua trong trường học cũng là làm tốt nhân tố quan trọng trong việc giữ vững và nâng cao đạo đức nhà giáo.

Những năm gần đây tình hình dạy thêm học thêm trong trường học ln là đề tài bàn luận nhiều trên các báo và là vấn đề nhạy cảm đối với người học, đặc biệt là người dạy. Chuyện liên quan đến cơm, áo, gạo, tiền là chuyện tế nhị nhưng đó là vấn đề cuộc sống. Vì cuộc sống, vì chuyện cơm, áo, gạo, tiền nên dễ dẫn đến những chuyện ảnh hưởng đến đạo đức, danh dự nhà giáo. Người dạy thì cần tiền, người học thì cần kiến thức. Nếu chỉ dừng lại như thế thì khơng có gì để nói, để phân tích nhưng thực trạng đâu đó trên tồn đất nước nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng đâu phải như thế. Đây là vấn đề làm đau đầu những người làm công tác quản lý giáo dục cũng như của toàn xã hội. Trường THPT Nguyễn Khuyến, đối với vấn đề này thì trường đã căn cứ theo chỉ đạo của Ngành mà thực hiện. Ngay từ đầu năm học, đội ngũ quản lý của trường đã triển khai đến toàn thể giáo viên và học sinh về tinh thần chỉ đạo của Sở. Tất cả các giáo viên muốn dạy thêm đều đã nắm rõ và thực hiện đúng theo quy trình chỉ đạo của BGH; Người dạy phải có đủ hồ sơ (đơn của GV, HS, kế hoạch, giáo án…). Khi có sự thỏa thuận giữa người dạy và người học (theo tình tự nguyện của học sinh và có sự đồng ý của cha mẹ các em) thì việc dạy thêm học thêm ở trường mới được tiến hành và có sự quản lý chặt chẽ của BGH. Chính vì thế, bao nhiêu năm qua, trường khơng có một trường hợp nào giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo về vấn đề dạy thêm học thêm.

Đạo đức nhà giáo - đây là vấn đề quan trọng và là tiêu chí đầu tiên trong việc đánh giá tác phong của một nhà giáo. Xã hội ta từ xưa đã xem trọng người thầy, bởi vì hình tượng của người thầy ln là biểu tượng sáng ngời về đạo đức, lối sống, là chuẩn mực mà tồn xã hội xem đó là tấm gương noi theo. Tuy nhiên trong từng giai đoạn của đất nước, của xã hội mà đạo đức nhà giáo có sự khác biệt. Nền kinh tế thị trường là cơ sở là thước đo đạo đức nhà giáo trong thời buổi hiện nay. Đạo đức của giáo viên trong tồn trường có được tốt đẹp và giữ vững sự tốt đẹp ấy thành phần cơ bản và là đầu tiên, đó là vai trị của người quản lý giáo dục. Có thể có rất nhiều những tiêu chí, tiêu chuẩn, những việc làm của cán bộ quản lý để giữ vững cũng như nâng cao đạo đức nhà giáo nhưng những sự việc căn bản mà người viết đã phân tích trên, như; Vấn đề tự học, đổi mới sáng tạo, làm việc theo kế hoạch, làm tốt công tác thi đua, công tác dân chủ, và vấn đề dạy thêm học thêm,... thì nhất định tình hình đạo đức nhà giáo luôn được giữ vững và được nâng cao theo từng giai đoạn phát triển của đất nước.

Một phần của tài liệu KyYeu Hoi thao dao duc nha giao (Trang 109 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)