Một số giải pháp đề xuất

Một phần của tài liệu KyYeu Hoi thao dao duc nha giao (Trang 102 - 104)

III. Một số giải pháp

1. Giới thiệu

2.3. Một số giải pháp đề xuất

Thứ nhất, nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Tùy theo

hiệu quả bồi dưỡng để có giải pháp tiếp theo. Trong đó, chú ý đẩy mạnh ý thức tự bồi dưỡng của mỗi CBQL và GV. Bởi vì, trước yêu cầu xã hội phát triển càng nhanh hiện nay, mỗi giáo viên cần phải có ý thức, nhu cầu, có tiềm năng khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, phải ln có ý thức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

Quá trình đào tạo ở trường sư phạm chỉ là đào tạo ban đầu, cung cấp kiến thức nền tảng, tiếp theo đó, mỗi người phải có ý thức tự học, tự bồi dưỡng mới thích ứng với mơi trường thực tiễn ln thay đổi. Q trình tự học, tự bồi dưỡng đóng vai trị quan trọng, quyết định sự thành đạt của mỗi CBQL, GV. Bên cạnh bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, nhà giáo và CBQL phải ln có ý thức khơng ngừng tự hồn thiện nhân cách, đạo đức, lối sống. Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức và lòng nhân ái sư phạm là nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi nhà giáo.

Thứ hai, có cơ cơ chế đánh giá và sử dụng hợp lí đội ngũ CBQL và GV.

Nghiêm túc trong đánh giá, xếp loại đúng thực chất chất lượng đội ngũ nhà giáo. Từ đó làm cơ sở phân loại đội ngũ, quy hoạch, bồi dưỡng phát triển đội ngũ. Đồng thời, có chính sách khuyến khích, bổ sung sinh viên sư phạm loại xuất sắc, loại giỏi vào đội ngũ và sàng lọc giáo viên yếu kém, thiếu phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm, không chịu đổi mới để đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Bố trí CBQLGD các cấp phù hợp với nhiệm vụ và năng lực của cán bộ, có cơ chế thay thế khi không đáp ứng nhu cầu. Thực hiện thường xuyên việc luân chuyển, điều động, thuyên chuyển cán bộ trong ngành giáo dục.

Thứ ba, quan tâm tạo động lực cho CBQL và GV. Đây là quá trình tác động

tâm lí nhằm thúc đẩy đội ngũ phát huy sức mạnh thực hiện công việc một cách hiệu quả hơn. Nếu khơng chú trọng tạo động lực thì sẽ là rào cản khó vượt qua cho việc nâng cáo ý thức trách nhiệm của đội ngũ CBQLGD và nhà giáo, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

3. Kết luận

Bước chuyển từ dạy học định hướng nội dung sang dạy học định hướng phát triển năng lực để tiếp cận và thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng mới là cơng việc khó khăn khơng chỉ địi hỏi phải có lộ trình và thời gian thực hiện mà cần phải có sự hợp sức của cả cộng đồng, xã hội. Trong đó, địi hỏi rất nhiều ở năng lực của người thực hiện, nhất là đội ngũ CBQL, GV. Vì vậy, để có tri thức, sự hiểu biết cần thiết đáp ứng yêu cầu đổi mới, mỗi CBQL, GV phải nâng cao trách nhiệm trong việc cập nhật kiến thức, kĩ năng, học tập thường xuyên suốt đời, không chỉ năng lực sư phạm, năng lực chuyên môn mà cả phẩm chất đạo đức và lịng nhân ái, trong đó có thói quen làm việc có kỉ cương, nền nếp, lương tâm trách nhiệm với học sinh./.

Một phần của tài liệu KyYeu Hoi thao dao duc nha giao (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)