Quy định về chứng nhận tạm trú đối với người nước ngoà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quản lý cư trú đối với người nước ngoài qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh ninh thuận (Trang 38 - 40)

14 Điều 11 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

2.1.1 Quy định về chứng nhận tạm trú đối với người nước ngoà

Chứng nhận tạm trú là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xác định thời hạn người nước ngoài được phép tạm trú tại Việt Nam15.

- Về chủ thể được chứng nhận tạm trú:

Khoản 1 Điều 31 Luật NC, XC, QC, CT quy định đơn vị kiểm soát nhập cảnh cấp chứng nhận tạm trú cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Tức, người nước ngoài khi nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam là chủ thể được chứng nhận tạm trú (trừ trường hợp có thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú cịn giá trị sử dụng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 31 Luật NC, XC, QC, CT). Người nước ngoài ở đây được hiểu là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người khơng có quốc tịch16. Ngoại trừ trường hợp có thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú cịn giá trị sử dụng thì người nước ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam được xác định như sau:

15 Khoản 12 Điều 3 Luật NC, XC, QC, CT. 16 Khoản 1 Điều 3 Luật NC, XC, QC, CT. 16 Khoản 1 Điều 3 Luật NC, XC, QC, CT.

Thứ nhất, người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài. Đối với trường hợp này, khi người nước ngồi nhập cảnh vào Việt Nam, họ phải xuất trình hộ chiếu cịn hiệu lực với đơn vị kiểm soát nhập cảnh để được cơ quan chức năng có thẩm quyền của Nhà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác nhận và thực hiện quản lý giai đoạn kế tiếp theo quy định của pháp luật. Hộ chiếu còn hiệu lực của người nước ngồi khi nhập cảnh vào Việt Nam phải có thị thực đối với người nước ngồi khơng được miễn thị thực hoặc không cần thị thực đối với người được miễn thị thực theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Nếu người nước ngồi khơng xuất trình hộ chiếu thì phải xuất trình thị thực rời. Theo quy định tại Điều 11 Luật NC, XC, QC, CT, thị thực rời được cấp trong các trường hợp: hộ chiếu đã hết trang cấp thị thực; hộ chiếu của nước chưa có quan hệ ngoại giao với Việt Nam; giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; vì lý do ngoại giao, quốc phịng, an ninh.

Thứ hai, người khơng quốc tịch xuất trình hộ chiếu cịn hiệu lực hoặc thị thực rời. Tương tự như đối với trường hợp trên, người không quốc tịch khi nhập cảnh vào Việt Nam phải xuất trình hộ chiếu cịn hiệu lực đã được cấp thị thực, nếu hộ chiếu khơng cịn hiệu lực và khơng được cấp thị thực vào hộ chiếu đó thì người khơng quốc tịch phải đảm bảo thực hiện các thủ tục để được cấp thị thực rời. Như đã phân tích, điều kiện để được cấp thị thực rời là phải có giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế. Theo quy định của khoản 3 Điều 3 Luật NC, XC, QC, CT, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một nước cấp cho người khơng quốc tịch đang cư trú tại nước đó và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chấp thuận. Vì vậy, người khơng có quốc tịch sẽ sử dụng giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế để làm các thủ tục xin cấp thị thực rời vào Việt Nam và sử dụng thị thực rời đó để nhập cảnh, cư trú tại Việt Nam.

- Về thẩm quyền chứng nhận tạm trú:

Luật NC, XC, QC, CT quy định cơ quan có thẩm quyền chứng nhận tạm trú là đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh. Đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh là cơ quan chuyên

trách làm nhiệm vụ kiểm soát nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh của người nước ngoài tại cửa khẩu17.

Căn cứ Điều 47 Luật này quy định về trách nhiệm của Bộ Công an, Điều 49 Luật này quy định về trách nhiệm của Bộ Quốc phịng thì cơng tác kiểm soát xuất nhập cảnh thuộc quyền hạn của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng. Cụ thể hơn, theo

Thông tư liên tịch số 03/2016/TTLT-BCA-BQP ngày 24/6/2016 của Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng về hướng dẫn việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài và kiểm tra, kiểm soát, giám sát phương tiện vận tải hàng hóa nước ngồi vào, ra khu kinh tế cửa khẩu và cảng biển thuộc khu kinh tế, thì đơn vị kiểm sốt xuất nhập cảnh

được xác định là lực lượng Quản lý xuất nhập cảnh (thuộc Bộ Công an) và lực lượng Bộ đội biên phòng (thuộc Bộ Quốc phòng). Hai lực lượng này tùy theo các trường hợp cụ thể có thẩm quyền chứng nhận tạm trú vào hộ chiếu hoặc thị thực rời của người nước ngoài nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam.

- Về hình thức chứng nhận tạm trú:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật NC, XC, QC, CT, người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam sẽ được đơn vị kiểm soát nhập cảnh cấp chứng nhận tạm trú bằng hình thức đóng dấu vào hộ chiếu hoặc đóng dấu vào thị thực rời. Dấu chứng nhận tạm trú chỉ được đóng bởi đơn vị kiểm soát nhập cảnh, là cơ sở để chứng nhận một người có giấy tờ xác định quốc tịch nước ngồi hoặc người khơng quốc tịch đã nhập cảnh vào Việt Nam và thực hiện giai đoạn tiếp theo của nhập cảnh đó chính là cư trú.

- Về thời hạn tạm trú:

Người nước ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam được cư trú theo thời hạn do pháp luật quy định tại Điều 31 Luật NC, XC, QC, CT, cụ thể như sau:

Đối với người nước ngồi khơng được miễn thị thực: thời hạn cấp tạm trú được xác định phụ thuộc vào thời hạn thị thực được cấp cho người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thời hạn của thị thực được chia thành nhiều trường hợp, phụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quản lý cư trú đối với người nước ngoài qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh ninh thuận (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)