Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý cư trú đối với người nước ngoài trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quản lý cư trú đối với người nước ngoài qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh ninh thuận (Trang 68 - 82)

37 Khoả n2 Điều 43 Luật NC, XC, QC, CT.

3.3 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý cư trú đối với người nước ngoài trong thời gian tớ

quản lý cư trú đối với người nước ngoài trong thời gian tới

3.3.1 Kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý cư trú đối với người nước ngoài

Người nước ngồi vào Việt Nam nói chung và tỉnh Ninh Thuận nói riêng đều mong muốn có một hệ thống văn bản pháp luật mang tính ổn định, có hiệu lực cao để n tâm cư trú tại Việt Nam, đồng thời địi hỏi có một hệ thống pháp luật chặt chẽ, hoàn chỉnh, tổi ưu để nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, từ những phân tích các quy định của pháp luật thực định về quản lý cư trú đối với người nước ngoài, nhận thấy rằng trong quy định của pháp luật vẫn cịn nhiều điểm thiếu sót, cơ chế thực hiện khơng được đảm bảo đầy đủ nên ít được áp dụng. Vì thế muốn nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý cư trú đối với người nước ngồi thì phải xem việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật về quản lý cư trú đối với người nước ngoài là yêu cầu tiên quyết.

Qua nghiên cứu lý luận lẫn thực tiễn, tác giả có một số đề xuất, kiến nghị sau nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật về quản lý cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam:

Thứ nhất, nên sửa lại biểu mẫu Phiếu khai báo tạm trú (NA17) theo hướng rút

gọn những yêu cầu cần khai báo sao cho tương ứng với nội dung khai báo tại Trang thông tin điện tử của Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt cơ sở lưu trú. Qua đó xem xét và xóa bỏ 07 u cầu khơng giống với yêu cầu tại Trang thông tin điện tử để thống nhất nội dung, tạo sự thuận lợi cho người dân khi khai báo. Theo đó, cần bỏ những yêu cầu khai báo sau trong mẫu Phiếu NA17: (1) Loại hộ chiếu; (2) Loại thị thực; (3) Thời hạn thị thực; (4) Số thị thực; (5) Ngày cấp thị thực; Cơ quan cấp thị thực; (6) Ngày, cửa khẩu nhập cảnh; (7) Mục đích nhập cảnh.

Thứ hai, Thơng tư số 53/2016/TT-BCA ngày 26/12/2016 của Bộ Công an quy

định về cách thức thực hiện khai báo, tiếp nhận thông tin tạm trú của người nước ngồi tại Việt Nam có quy định thống nhất sử dụng hoàn toàn mạng Internet để khai báo tạm trú cho người nước ngoài trên Trang thơng tin điện tử của Phịng Quản lý xuất nhập cảnh – Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt cơ sở lưu trú. Đồng thời, do hiện tại nếu cơ sở lưu trú khác đã có mạng Internet thì chỉ cần truy cập vào Trang thơng tin điện tử và khai báo tạm trú cho người nước ngồi mà khơng cần phải gửi thơng tin vào hộp thư điện tử cơng khai của Phịng Quản lý xuất nhập cảnh – Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt cơ sở lưu trú. Vì vậy, cần thiết sửa đổi khoản 3 Điều 33 Luật NC, XC, QC, CT theo hướng bỏ quy định khai báo tạm trú cho người nước ngồi thơng qua mạng máy tính và quy định gửi thơng tin vào hộp thư điện tử, cụ thể: “Cơ sở lưu trú du lịch là khách sạn phải nối mạng Internet để khai báo

tạm trú của người nước ngồi thơng qua Trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đối với cơ sở lưu trú khác có mạng Internet có thể khai báo tạm trú của người nước ngồi thơng qua Trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”.

Thứ ba, Khoản 3 Điều 33 Luật NC, XC, QC, CT quy định cơ sở lưu trú là

khách sạn thì phải nối mạng Internet tuy nhiên lại không quy định chế tài để xử lý đối với trường hợp khách sạn không nối mạng Internet. Thực tiễn đã có các trường hợp cơ sở lưu trú là khách sạn cố tình chây ỳ hoặc vì nhiều lý do để né tránh, khơng nối mạng Internet dẫn đến cơ quan có thẩm quyền khó giải quyết, lúng túng trong xử lý. Do vậy, cần thiết quy định trong Luật hoặc các văn bản hướng dẫn thi hành chế tài xử lý đối với trường hợp trên để đảm bảo tính răn đe của pháp luật.

Thứ tư, bổ sung các trường hợp cụ thể, làm rõ ở mức độ vi phạm nào thì áp

dụng hình thức xử lý “buộc xuất cảnh” để thấy được đây là hình thức xử lý chuyên ngành, đặc thù của pháp luật xuất nhập cảnh. Qua đó phân định rõ đối tượng và hành vi áp dụng, tránh trường hợp chồng chéo, nhầm lẫn với biện pháp “trục xuất” được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính. Đồng thời đưa biện pháp buộc xuất cảnh vào thành một trong các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng chống bạo lực gia đình để đảm bảo tính thống nhất, chặt chẽ của hệ thống pháp luật. Mặc khác, cần quy định cụ thể về thời gian, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện biện pháp này.

Thứ năm, cần quy định rõ hơn đối với chủ thể là người nước ngồi tạm trú tại

khu cơng nghiệp, khu chế xuất để tránh trường hợp chồng chéo như hiện nay giữa Điều 29 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế và khoản 1 Điều 34 Luật NC, XC, QC, CT.

Thứ sáu, bổ sung vào khoản 1 Điều 43 Luật NC, XC, QC, CT quy định về thời

hạn Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp đổi thẻ thường trú cho người nước ngồi để tránh tình trạng áp dụng tùy tiện, khơng thống nhất trong thực hiện của cơ quan Công an; tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngồi theo dõi, sắp xếp cơng việc. Cụ thể bổ sung như sau: “…Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ

hồ sơ, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người nước ngoài thường trú cấp đổi thẻ cho người nước ngoài theo quy định”.

Thứ bảy, Luật NC, XC, QC, CT chưa quy định cách thức giải quyết như thế nào

khi người nước ngoài được cấp thẻ thường trú tại Việt Nam vi phạm pháp luật nghiêm trọng tại Việt Nam. Do vậy, bên cạnh việc áp dụng các hình phạt tương ứng nếu vi phạm pháp luật hình sự hoặc hình thức xử phạt khi vi phạm pháp luật hành chính, cơ quan có thẩm quyền phải thu hồi thẻ thường trú của người nước ngồi để cơng tác quản lý được chặt chẽ, khơng có kẽ hỡ. Bởi lẽ đó cần bổ sung vào Luật NC, XC, QC, CT quy định về trình tự, cách thức thu hồi thẻ thường trú của người nước ngoài hoặc ban hành dưới dạng văn bản quy phạm pháp luật dưới Luật để hướng dẫn thực hiện thống nhất.

Thứ tám, tương tự trường hợp trên, cần thiết bổ sung điều luật quy định về trình

tự, cách thức thu hồi thẻ tạm trú của người nước ngoài, đồng thời quy định thêm trường hợp hủy thẻ tạm trú khi người nước ngồi khơng cịn làm việc nhưng không hợp tác với cơ quan, tổ chức bảo lãnh để trả lại giấy tờ cư trú đã được cấp còn giá trị và xuất cảnh.

Thứ chín, cần kịp thời ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định về quyền, trách

nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc mời, bảo lãnh cho người nước ngoài nhập cảnh, tạm trú tại Việt Nam; cơ chế phối hợp giữa Sở kế hoạch, đầu tư và Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thông báo các trường hợp cơng ty, văn phịng đại diện bảo lãnh dừng hoạt động hoặc bị thu hồi giấy phép để lực lượng Cơng an nhanh chóng có cơ sở theo dõi, kiểm tra, rà sốt và giải quyết vấn đề người nước ngồi sử dụng thẻ tạm trú do cơng ty, văn phòng đại diện bảo lãnh đã dừng hoạt động hoặc bị thu hồi giấy phép để cư trú, hoạt động trái phép tại Việt Nam.

Thứ mười, cần xây dựng hướng dẫn và xác định chế tài trong trường hợp người

nước ngoài tạm trú tại cơ sở lưu trú mà chủ cơ sở lưu trú không biết; xác định người chịu trách nhiệm khai báo tạm trú trong trường hợp cơ sở lưu trú được cho thuê qua nhiều người. Ngoài ra bổ sung các chế tài mang tính răn đe cao đối với chủ cơ sở lưu

trú có hành vi khơng thực hiện khai báo tạm trú theo quy định, đối với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần có thể thu giấy phép, đình chỉ hoạt động kinh doanh.

Cuối cùng, cần xem xét và tính tốn chuyển cơng tác xét thường trú cho người

nước ngồi của Phịng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Cơng an, Phịng Quản lý xuất nhập cảnh chỉ giải quyết và quản lý tạm trú. Vì trên thực tế, số lượng giải quyết thường trú cho người nước ngoài của nước ta không nhiều, chủ yếu là trường hợp người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước và trường hợp người nước ngồi có cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh. Nhằm giảm tải thời gian chuyển hồ sơ từ cấp địa phương (Phòng Quản lý xuất nhập cảnh) lên cấp Trung ương (Cục Quản lý xuất nhập cảnh) trước khi trình Bộ trưởng Bộ Cơng an phê duyệt thì nên quy định thẩm quyền giải quyết xét thường trú cho người nước ngoài trực tiếp thuộc về Cục Quản lý xuất nhập cảnh, riêng hai trường hợp quy định tại khoản 3, 4 Điều 39 Luật NC, XC, QC, CT, để hạn chế khó khăn trong đi lại, giảm thiểu kinh phí cho người nước ngồi thì cho phép người nước ngoài nộp hồ sơ tại Phịng Quản lý xuất nhập cảnh Cơng an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

3.3.2 Một số giải pháp khác

- Tăng cường nghiên cứu để xây dựng và hoàn thiện lý luận cũng như quy định của pháp luật về hoạt động quản lý cư trú đối với người nước ngồi tại Việt Nam.

Tình hình nghiên cứu khoa học hiện nay cho thấy những lý luận về người nước ngoài cũng như quản lý cư trú đối với người nước ngồi ít được nghiên cứu sâu hơn so với các hoạt động khác. Cịn rất ít cơng trình nghiên cứu, tập trung phân tích và hồn thiện đầy đủ các nhược điểm, hạn chế trong quy định của pháp luật dựa vào thực tiễn,

Từ thực tiễn hoạt động quản lý cư trú đối với người nước ngồi cho thấy tính đa dạng, phức tạp của mỗi trường hợp là khác nhau, gây khó khăn cho lực lượng quản lý. Hệ thống pháp luật điều chỉnh hiện nay rất đa dạng, chồng chéo, phức tạp. Điều đó đặt ra yêu cầu bổ sung, hoàn thiện về mặt lý luận và sửa đổi, bổ sung những quy định của

pháp luật về quản lý cư trú đối với người nước ngoài sao cho các quy định được thống nhất, đơn giản, linh hoạt, phù hợp với thực tiễn.

Để giải quyết yêu cầu này cần phải tập trung nghiên cứu hoàn thiện những vấn đề cơ bản của quản lý cư trú đối với người nước ngoài, chú trọng đến các biện pháp xử phạt hành chính để răn đe, đưa hoạt động cư trú của người nước ngồi vào khn khổ. Tóm lại, sự biến đổi khơng ngừng của các quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh cùng với sự thay đổi về điều kiện kinh tế, xã hội địi hỏi cần phải có sự tích cực nghiên cứu các quy định về người nước ngồi nói chung và quản lý cư trú đối với người nước ngồi nói riêng. Từ đó tạo cơ sở để cơ quan có thẩm quyền thực hiện hiệu quả công tác quản lý cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam, góp phần nâng cao công tác quản lý, thống kê và cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác.

- Nâng cao sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng trong quản lý cư trú đối với người nước ngoài.

Trong thời gian tới, công tác phối hợp cần tập trung vào một số nội dung: Tổ chức tiếp nhận khai báo, đăng ký tạm trú cho người nước ngoài; điều tra nghiên cứu nắm tình hình, thu thập thơng tin về người nước ngồi đang cư trú, kịp thời phát hiện các nghi vấn vi phạm pháp luật; phối hợp trong việc trao đổi thông tin về tình hình người nước ngồi, các tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh để có cơ sở trong việc theo dõi tình hình vi phạm, các biện pháp phòng chống tội phạm, phối hợp trong xử lý vi phạm hành chính, điều tra tội phạm có liên quan đến người nước ngồi và thống nhất giải quyết những khó khăn, vướng mắc nảy sinh.

Với vai trò chủ chốt trong quản lý cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam, lực lượng Công an cần tập trung thực hiện những vấn đề sau:

+ Thực hiện nghiêm túc các quy định về phân công trách nhiệm trong quản lý người nước ngồi nói chung và quản lý cư trú đối với người nước ngồi nói riêng. Tập trung thực hiện tốt những quy định điều chỉnh sự phối hợp giữa lực lượng Quản lý xuất nhập cảnh và lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, lực lượng

Công an cấp xã trong việc truyền tin báo và số liệu đảm bảo đúng thời gian, đúng trách nhiệm, chủ động, tích cực trong phối hợp, nâng cao cơng tác quản lý.

+ Xây dựng các kế hoạch, quy định cụ thể về công tác phối hợp giữa các lực lượng có liên quan trong ngành Cơng an về cơng tác quản lý cư trú đối với người nước ngoài, đặc biệt là công tác quản lý tạm trú để đảm bảo tính hợp lý, xác định trách nhiệm cụ thể của từng lực lượng, trách nhiệm của Thủ trưởng và cán bộ chiến sĩ, có biện pháp chế tài xử lý áp dụng với lực lượng khơng hồn thành nhiệm vụ phối hợp.

+ Xây dựng chế độ thông tin báo cáo khoa học, đơn giản, đúng Luật, đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu công tác, mang lại hiệu quả cao. Nội dung cần phải quy định rõ trường hợp, chủ thể báo cáo, chủ thể tiếp nhận, trình tự, nội dung, cách thức thực hiện để báo cáo cụ thể, chi tiết, chính xác và kịp thời.

+ Xây dựng bộ máy áp dụng khoa học kĩ thuật triệt để nâng cao hiệu quả quản lý, phối hợp với các cơ quan chức năng khác thông qua mạng Internet hoặc điện thoại có bảo mật để rút ngắn thời gian thực hiện, đảm bảo được tính chính xác, nhanh gọn.

Hiện nay, Bộ Cơng an đang trong tiến trình cải tổ cơ cấu, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 15/3/2018 của Bộ Chính trị về “tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” và quy định của Luật Công an nhân dân năm 2018, trong đó phân cơng lại và giao trách nhiệm, quyền hạn cho các lực lượng trực thuộc, đồng thời thực hiện chính sách cơng an xã chính quy. Do đó, những vướng mắc trong phối hợp thực hiện giữa các lực lượng nói chung và giữa lực lượng Quản lý xuất nhập cảnh cùng lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, lực lượng Cơng an địa phương (xã, phường, thị trấn) nói riêng đang trong tiến trình khắc phục.

- Nâng cao hiệu quả kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về cư trú của người nước ngoài.

Hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật là cơ sở đảm bảo cho hoạt động quản lý được diễn ra chất lượng, đúng với quy định của pháp luật. Việc nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về cư trú của người nước ngoài là vấn

đề cấp thiết. Để nâng cao hiệu quả công tác này, các cơ quan chức năng cần có những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quản lý cư trú đối với người nước ngoài qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh ninh thuận (Trang 68 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)