37 Khoả n2 Điều 43 Luật NC, XC, QC, CT.
3.2 Sự cần thiết hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả quản lý cư trú đối với người nước ngoà
lý cư trú đối với người nước ngoài
3.2.1 Xuất phát từ nhu cầu phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật
Hiện nay, số lượng tội phạm là người nước ngồi ngày càng có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, nghiêm trọng hơn cả về quy mơ lẫn tính chất, đặc biệt là trong các lĩnh vực ma túy, kinh tế, môi trường. Trước những vấn đề tội phạm nan giải đặt ra, để góp phần phục vụ, thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, Đảng đã đề ra chủ trương, quan điểm mới về chính sách hình sự để nâng cao hiệu quả phịng ngừa và ngăn chặn tội phạm, được đề cập trong các Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; đồng thời tham gia nhiều tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực và ký kết nhiều điều ước quốc tế đa phương và về lĩnh vực phòng, chống tội phạm như: Công ước chống tham nhũng; Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư về phòng chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em; các Công ước Liên hiệp quốc về phòng, chống ma túy;… Mặc dù vậy, do sự phát triển không ngừng của nền kinh tế - văn hóa - xã hội và mặt trái kinh tế thị trường đã mang lại sự biến đổi không ngừng của các loại tội phạm,
44 Bộ Công an, Báo cáo tổng kết thi hành Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoài
đặc biệt là người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện các hành vi phạm tội, đặt ra nhiệm vụ hết sức khó khăn, gian khổ cho lực lượng chức năng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Thông qua cơng tác quản lý người nước ngồi nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam, lực lượng Công an nhân dân đã xử lý nhiều trường hợp người nước ngồi có các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội như: tiến hành các hoạt động tình báo, gián điệp, thu thập tin tức, móc nối cơ sở, tác động, kích động các đối tượng phản động lợi dụng dân chủ, nhân quyền để chống phá, lừa đảo, cướp tài sản, trộm cắp, đánh bạc qua mạng, trốn truy nã, làm giả thẻ ATM, sản xuất các chất gây nghiện…, vi phạm của người nước ngoài chủ yếu ở một số hành vi sau:
Một là, sử dụng chứng nhận tạm trú quá thời hạn mà không gia hạn tạm trú: đây là hành vi vi phạm rất phổ biến. Tại các thành phố lớn, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý một số trường hợp người nước ngoài sử dụng chứng nhận tạm trú quá thời hạn trên 06 tháng, sau đó xé bỏ hộ chiếu, khai báo quanh co về quốc tịch, lợi dụng các khu chung cư cao cấp, khu biệt thự ít người qua lại để cư trú, hoạt động vi phạm pháp luật, gây khó khăn cho lực lượng chức năng khi xử lý.
Hai là, hành nghề hoặc có hoạt động khác tại Việt Nam mà khơng được phép của cơ quan có thẩm quyền: làm việc không đúng doanh nghiệp đã mời, bảo lãnh hoặc đề nghị cấp thị thực du lịch nhưng lại vào Việt Nam làm việc (dạy ngoại ngữ, yoga, khám chữa bệnh…); người nước ngoài làm hướng dẫn viên du lịch cho khách nước ngoài (trái với quy định của Luật Du lịch), đặc biệt có trường hợp làm hướng dẫn viên du lịch để xuyên tạc lịch sử Việt Nam.
Ba là, nhập cảnh trái phép: người nước ngoài nhập cảnh trái phép qua khu vực biên giới, nhất là biên giới với Campuchia (do không xin được thị thực nhập cảnh, một số trường hợp mất giấy tờ ở Campuchia hoặc giấy tờ hết hạn, nhập cảnh Việt Nam để liên hệ cơ quan đại diện ngoại giao của họ ở TP. Hồ Chí Minh để xin cấp lại); cơng dân nước thứ ba nhập cảnh trái phép vào Việt Nam từ Trung Quốc để về nước; công
dân Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam để tránh sự truy bắt, xử lý của phía Trung Quốc.
Bốn là, sử dụng giấy tờ giả hoặc khơng cịn hiệu lực, thẻ tạm trú giả hoặc thẻ tạm trú do các công ty, văn phòng đại diện bảo lãnh đã dừng hoạt động hoặc bị thu hồi giấy phép để cư trú, hoạt động trái phép tại Việt Nam; đã xuất hiện tình trạng người nước ngồi nhập cảnh bằng thị thực du lịch, sau khi hết hạn, sử dụng dấu gia hạn tạm trú giả để tiếp tục ở Việt Nam trái phép và thực hiện các hành vi phạm tội (lừa đảo, tráo tiền, cướp tài sản,…) với phương thức tinh vi, có tổ chức, phân công nhiệm vụ cho từng đối tượng theo từng giai đoạn, cách đối phó khi bị lực lượng công an phát hiện, đấu tranh.
Năm là, làm giả hồ sơ, hợp thức việc ở lại Việt Nam: một số người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, sau đó xin giấy chứng nhận đầu tư để xin cấp thẻ tạm trú nhằm mục đích hợp thức hóa hồ sơ xin thị thực đi nước thứ ba; một số trường hợp người nước ngoài lấy vợ Việt Nam để xin cấp giấy miễn thị thực hoặc thẻ tạm trú, sau đó lấy danh nghĩa gia đình vợ hoặc núp bóng người Việt để kinh doanh gây xáo trộn, mất ổn định thị trường, thao túng, ép giá; có trường hợp người nước ngoài giả mạo hồ sơ để được cấp hộ chiếu Việt Nam (xảy ra ở Lâm Đồng, Đồng Nai).
Sáu là, khơng khai báo tạm trú: người nước ngồi cư trú chủ yếu tại khách sạn hoặc các căn hộ cho thuê tại các thành phố lớn. Các khách sạn khai báo tạm trú cho người nước ngoài tương đối đầy đủ, tuy nhiên một số khách sạn khơng nối mạng máy tính với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh để truyền thông tin khai báo tạm trú cho người nước ngồi. Trong khi đó, các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính chưa quy định chế tài đối với cơ sở lưu trú là khách sạn khơng kết nối Internet hoặc mạng máy tính đối với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Một số trường hợp các căn hộ cho thuê chưa thực hiện khai báo tạm trú hoặc khai báo tạm trú không đầy đủ; một người nước ngoài khai báo tạm trú tại căn hộ nhưng cho nhiều người nước ngoài khác tạm trú, người nước ngồi th căn hộ sau đó cho người nước ngồi khác th lại hoặc
nhờ người Việt Nam đứng tên thuê nhà nhưng sử dụng theo mục đích khác mà chủ hộ khơng nắm được.
Vì vậy, đứng trước những hiện trạng nêu trên, việc nâng cao hiệu quả quản lý cư trú đối với người nước ngoài là một trong những yêu cầu khách quan hết sức cần thiết, góp phần tích cực vào cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm trong tình hình mới.
3.2.2 Xuất phát từ vướng mắc trong triển khai thi hành
Công tác phối hợp trong tổ chức thực hiện pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngồi tại Việt Nam cịn chưa được nhiều địa phương chú trọng thực hiện. Một số địa phương chưa ban hành quy chế phối hợp trong quản lý cư trú đối với người nước ngoài, ảnh hưởng đến tính đồng bộ trong hoạt động quản lý của các cơ quan chức năng ở địa phương về lĩnh vực này. Tại một số địa phương, việc phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành chưa được thực hiện thường xuyên; hình thức phối hợp cịn đơn giản, chủ yếu là thơng qua trao đổi ý kiến, cung cấp thông tin bằng văn bản theo yêu cầu của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp mà chưa chú trọng đến việc tổ chức cuộc họp liên ngành định kỳ, đột xuất, thông qua các hội nghị sơ kết, tổng kết hay thông qua việc thanh tra, kiểm tra của các đồn cơng tác liên ngành.
Mặc dù công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về nhập cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam được triển khai thực hiện nhưng một số địa phương còn chưa thường xuyên, sâu rộng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân. Việc bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác quản lý cư trú đối với người nước ngồi cịn hạn chế.
Vẫn còn một số ngành, địa phương coi công tác quản lý cư trú đối với người nước ngoài và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực này là trách nhiệm của lực lượng Công an, công tác chỉ đạo thực hiện chưa được quan tâm đúng mức, chưa nhận thức được trách nhiệm trong việc phối hợp trao đổi thông tin liên quan người nước ngoài với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
Một số cơ quan, đơn vị thực hiện chưa nghiêm túc quy định về việc mời, bảo lãnh cho người nước ngoài nhập cảnh, tạm trú tại Việt Nam và quy chế quản lý các hoạt động đối ngoại trên địa bàn. Một số doanh nghiệp chưa thực hiện quy định của pháp luật liên quan đến người nước ngoài làm việc và cư trú tại Việt Nam.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cơng tác quản lý người nước ngồi cư trú tại một số địa phương còn hạn chế nhất định, chưa có kết nối dữ liệu giữa cơng an địa phương với các sở, ban, ngành, địa phương dẫn đến công tác trao đổi thông tin trong quản lý người nước ngoài chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Trang thiết bị phục vụ công tác quản lý cư trú đối với người nước ngồi cịn thiếu, kinh phí phục vụ hạn chế. Một số địa phương chỉ được trang bị đến huyện, thị xã, thành phố mà các xã, phường, thị trấn chưa được trang bị máy tính kết nối mạng Internet phục vụ công tác quản lý cư trú đối với người nước ngoài.