Quy định về quản lý thường trú đối với người nước ngoà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quản lý cư trú đối với người nước ngoài qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh ninh thuận (Trang 53 - 58)

31 Bộ Công an, Báo cáo tổng kết thi hành Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoà

2.2.1 Quy định về quản lý thường trú đối với người nước ngoà

- Về chủ thể được xét cho thường trú:

Người nước ngồi thường trú tại Việt Nam là hình thức cư trú mang tính ưu đãi đặc biệt mà Nhà nước dành cho người nước ngoài, cho phép họ làm ăn, sinh sống lâu dài trên lãnh thổ Việt Nam. Điều 39 Luật NC, XC, QC, CT liệt kê các trường hợp được xét cho thường trú bao gồm:

33 Công an tỉnh Ninh Thuận, Báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về

(1) Người có cơng lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được Nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước. Có thể thấy rằng, Nhà nước ta chú trọng ghi nhận công lao của người nước ngoài đối với Tổ quốc Việt Nam. Qua đó tạo điều kiện to lớn cho họ về mọi mặt, đặc biệt là lĩnh vực cư trú, cho phép người nước ngoài thuộc trường hợp này được thường trú trên lãnh thổ Việt Nam như công dân Việt Nam và sử dụng thẻ thường trú được cấp để thay thị thực khi nhập cảnh vào Việt Nam.

(2) Nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam. So với Pháp lệnh số 24/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/4/2000 về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh số 24), đối tượng được xét cho thường trú đối với người nước ngoài mở rộng thêm là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam nhằm thu hút nhân tài phục vụ cho sự nghiệp xây dựng đất nước, phù hợp với chủ trương thu hút chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam mà Đảng và Nhà nước ta đề ra.

(3) Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.

(4) Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước. Đây cũng là đối tượng mới được quy định so với Pháp lệnh số 24. Quy định này xuất phát từ nguyên nhân có một số lượng lớn người nước ngoài đã ở Việt Nam từ trước năm 2000 nhưng khơng có giấy tờ chứng minh quốc tịch. Quốc hội, Chính phủ đang chỉ đạo theo hướng giải quyết cho họ nhập quốc tịch Việt Nam, những trường hợp chưa đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì giải quyết cho thường trú để quản lý dân cư và cư trú.

- Về điều kiện được xét thường trú:

Người nước ngoài thuộc trong 4 trường hợp đã phân tích ở trên sẽ được xem xét, giải quyết cho thường trú nếu đáp ứng được điều kiện Luật định tại Điều 40 Luật NC, XC, QC, CT, đó là họ phải có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam. Đây là hai điều kiện cần cơ bản nhất để ổn định cuộc sống mà

bất kỳ người nước ngoài nào thuộc một trong bốn trường hợp pháp luật cho phép được xét cho thường trú đều phải đáp ứng.

Người nước ngồi có cơng lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được Nhà nước Việt Nam tặng Huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước và người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước chỉ cần đáp ứng hai điều kiện về chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định, đảm bảo cuộc sống tại Việt Nam.

Riêng đối với người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam, để được xét cho thường trú thì cần phải bảo đảm thêm điều kiện đủ là được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên mơn của người nước ngồi đề nghị cho họ thường trú tại Việt Nam.

Thêm nữa, đối với người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh cho thường trú chỉ được xem xét, giải quyết khi và chỉ khi họ đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên.

- Về thẩm quyền giải quyết cho thường trú:

Vì thẻ thường trú là một đặc quyền mà Nhà nước dành cho nguời nước ngồi, cho phép họ có quyền cư trú gần giống như cơng dân Việt Nam cho nên thẩm quyền giải quyết cho người nước ngoài thường trú tại Việt Nam phải tập trung về một chủ thể cao cấp nhất định chứ không quy định nhiều chủ thể như cấp thẻ tạm trú (Cục Lễ tân Nhà nước – Bộ Ngoại giao, Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Cơng an, Phịng Quản lý xuất nhập cảnh - Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

Khoản 2 Điều 41 Luật NC, XC, QC, CT quy định như sau: “Trong thời hạn 04

tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định cho thường trú; trường hợp xét thấy cần phải thẩm tra bổ sung thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 02 tháng”.

Như vậy, chủ thể được pháp luật cho phép có quyền xem xét, quyết định cho người nước ngồi thường trú hay khơng, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về quyết định của mình chính là Bộ trưởng Bộ Cơng an. Căn cứ trên hồ sơ đề nghị cho thường trú của người nước ngồi, Bộ trưởng Bộ Cơng an xem xét và quyết định cho thường trú hoặc không thường trú. Trong một số trường hợp cần phải thẩm tra bổ sung thì có thể kéo dài khơng q 02 tháng.

- Về thủ tục giải quyết cho thường trú:

Thủ tục giải quyết cho người nước ngoài thường trú tại Việt Nam được quy định cụ thể tại Điều 41 Luật NC, XC, QC, CT. Người nước ngoài khi đáp ứng được các điều kiện cần và đủ mà pháp luật quy định tại Điều 39, 40 Luật NC, XC, QC, CT, có mong muốn được xét cho thường trú tại Việt Nam thì hồn thiện hồ sơ đề nghị cho thường trú và nộp tại cơ quản quản lý xuất nhập cảnh, cụ thể là Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Cơng an hoặc Phịng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Hồ sơ đề nghị cho thường trú bao gồm: đơn xin thường trú; lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước mà người đó là cơng dân cấp; cơng hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là cơng dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú; bản sao hộ chiếu có chứng thực; giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được xét cho thường trú được quy định tại Điều 40 Luật NC, XC, QC, CT; giấy bảo lãnh đối với người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam bảo lãnh.

Riêng người khơng quốc tịch khi có nhu cầu đề nghị xét thường trú thì hồ sơ bao gồm đơn xin thường trú và giấy tờ chứng minh đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ trước năm 2000.

Sau khi nhận đủ hồ sơ từ người nước ngồi, Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phịng Quản lý xuất nhập cảnh hồn tất các trình tự quy định trong nội bộ ngành để trình Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định cho thường trú. Thời hạn xem xét,

quyết định là 04 tháng kể từ ngày người nước ngoài nộp đủ hồ sơ, nếu xét thấy cần thẩm tra bổ sung thì thời hạn có thể kéo dài khơng q 02 tháng.

Hết thời hạn Luật cho phép, Cục Quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm thơng báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho người nước ngồi xin thường trú và Cơng an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú. Trong trường hợp người nước ngồi được giải quyết cho thường trú thì Cơng an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải thông báo cho người nước ngồi đó về việc được giải quyết cho thường trú trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Cục Quản lý xuất nhập cảnh.

- Về hình thức giải quyết cho thường trú:

Khi được Bộ trưởng Bộ Công an quyết định cho phép thường trú tại Việt Nam, trong thời hạn 03 tháng kể từ khi nhận được thông báo giải quyết cho thường trú, người nước ngồi phải đến Phịng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi xin thường trú để nhận thẻ thường trú34. Thẻ thường trú do Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp35 cho người nước ngoài đủ điều kiện. Thẻ thường trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người nước ngoài được phép cư trú khơng thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực36. Như vậy, khi được cấp thẻ thường trú, người nước ngoài sẽ được tự do cư trú hợp pháp tại Việt Nam theo địa chỉ đã đăng ký với cơ quan chức năng. Nếu cư trú khác với địa chỉ trong thẻ thường trú thì phải thơng qua người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú để khai báo tạm trú với công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm cơng an nơi có cơ sở lưu trú. Đồng thời người nước ngồi cịn được sử dụng thẻ thường trú còn thời hạn để thay thị thực, qua đó tự do đi lại, xuất nhập cảnh tại cửa khẩu trên lãnh thổ Việt Nam.

34 Khoản 5 Điều 41 Luật NC, XC, QC, CT. 35 Khoản 1 Điều 43 Luật NC, XC, QC, CT. 35 Khoản 1 Điều 43 Luật NC, XC, QC, CT. 36 Khoản 14 Điều 3 Luật NC, XC, QC, CT.

- Về thời hạn thường trú:

Khơng như thẻ tạm trú có thời hạn phụ thuộc vào ký hiệu thị thực, Luật NC, XC, QC, CT không quy định cụ thể thời hạn của thẻ thường trú, thay vào đó, khoản 1 Điều 43 Luật bắt buộc người nước ngồi phải đến Cơng an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú để cấp đổi thẻ định kỳ 10 năm một lần. Như vậy, hệ quả pháp lý của việc quá thời hạn tạm trú và thường trú là khác nhau. Nếu người nước ngoài khi hết thời hạn tạm trú được theo thẻ tạm trú, họ phải tiếp tục làm thủ tục xin cấp thẻ tạm trú mới hoặc gia hạn tạm trú hoặc phải xuất cảnh khỏi lãnh thổ Việt Nam, ngược lại khi người nước ngồi được cấp thẻ thường trú thì định kỳ 10 năm họ làm hồ sơ xin cấp đổi thẻ và tiếp tục thường trú hợp pháp tại Việt Nam mà không cần phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam sau khi hết kỳ hạn 10 năm.

Hồ sơ xin cấp đổi thẻ thường trú bao gồm: tờ khai đề nghị cấp đổi thẻ thường trú; thẻ thường trú; bản sao hộ chiếu có chứng thực, trừ trường hợp người khơng có quốc tịch. Do là trường hợp cấp đổi chứ không phải là cấp mới cho nên những giấy tờ cần để hoàn thiện hồ sơ này rất đơn giản. Tuy nhiên, Luật lại khơng quy định thời hạn trong vịng bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp đổi thẻ thì Cơng an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải cấp đổi thẻ cho người nước ngồi. Đây là một thiếu sót lớn của Luật NC, XC, QC, CT.

Trong trường hợp thẻ thường trú bị mất, bị hỏng hoặc thay đổi nội dung ghi trong thẻ, người nước ngoài thường trú phải làm thủ tục cấp lại thẻ tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú. Hồ sơ bao gồm: tờ khai đề nghị cấp lại thẻ thường trú; thẻ thường trú, trường hợp thẻ thường trú bị mất phải có đơn báo mất; bản sao hộ chiếu có chứng thực, trừ trường hợp người khơng quốc tịch; giấy tờ chứng minh nội dung thay đổi ghi trong thẻ thường trú37.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quản lý cư trú đối với người nước ngoài qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh ninh thuận (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)