Rèn luyện sự tiết chế, kiểm soát cảm xúc, đánh giá, bình luận, giao tiếp

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông từ hiện tượng cuồng thần tượng (Trang 27 - 29)

IV. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TỪ HIỆN TƯỢNG CUỒNG THẦN TƯỢNG

3. Rèn luyện sự tiết chế, kiểm soát cảm xúc, đánh giá, bình luận, giao tiếp

* Mục tiêu của biện pháp

Ai cũng biết cảm xúc của bản thân là điều khó kiềm chế nhất, tuy nhiên trong cuộc sống không phải lúc nào cũng nên để cảm xúc dẫn dắt. Bởi những cảm xúc bốc đồng, nhất thời… có tác động lớn đến cuộc sống của mình.

Cảm xúc của bản thân là nền tảng để học sinh tìm hiểu chính mình và là chất keo xúc tác kết nối mọi người với nhau. Khi các em kiểm soát được cảm xúc của mình thì có thể suy nghĩ sáng suốt và quản lý sự căng thẳng, tạo cho mình sự tự tin và dễ dàng đánh giá, giao tiếp tốt với người khác.

Kiềm chế cảm xúc khơng phải là tìm cách để loại bỏ, khống chế hay kìm hãm cảm xúc bản thân, mà là việc mình phải học cách kiểm sốt cảm xúc để làm chủ bản thân trong mọi tình huống giao tiếp, đánh giá, bình luận về vấn đề nào đó, hay bất kể hồn cảnh nào. Rèn luyện được kỹ năng này, các em sẽ tự tin đối mặt với các tình huống trong cuộc sống.

*Nội dung và cách thức thực hiện

Khơng theo đuổi sự hồn hảo

Khơng một ai là hồn hảo cả, thần tượng cũng là con người nên cũng khơng ngoại lệ. Thay vì cứ mải mê theo đuổi sự hồn hảo, “mình nên làm thế này thế kia thì sẽ khơng thất bại” thì các em hãy tiến về phía trước, hãy cảm thấy hào hứng về những điều mình sẽ thực hiện trong tương lai. Và hãy nhớ rằng cuộc sống khơng bao giờ là hồn hảo.

Hãy suy nghĩ tích cực

Muốn các em suy nghĩ tích cực khi hình ảnh về thần tượng bị sụp đổ là một việc không dễ, tuy nhiên bản thân các em cố gắng suy nghĩ tích cực cùng với những nỗ lực của bản thân thì học sinh sẽ tập trung chú ý vào những mục tiêu của mình mà có thể qn đi được nỗi buồn thần tượng. Khi mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn và tâm trạng thoải mái hơn các em sẽ dễ tự chủ được bản thân mình hơn, khơng để cảm xúc chi phối quá nhiều. Ngược lại nếu cứ suy nghĩ tiêu cực thì càng khó kiềm chế được cảm xúc, hãy cố gắng suy nghĩ về một điều tích cực nào đó đã đã ra hoặc sẽ diễn ra, đừng quan trọng nó to hay bé. Nếu học sinh không thể suy nghĩ được điều gì từ hiện tại, hãy phản chiếu lại quá khứ và tìm kiếm nó trong tương lai.

Tránh hỏi “Điều gì sẽ xảy ra nếu…?”

Trong cuộc sống có nhiều lúc các em đặt câu với “Nếu…”. “Nếu mình khơng hành động thế này thì điều gì sẽ xảy ra”, “Nếu mình làm việc đó… thì chắc bây giờ đã khác”. Nhưng những câu như vậy sẽ khiến các em thêm stress và lo lắng, nó cịn gây ra nguy hại khiến khó kiềm chế được bản thân. Mọi việc có thể có hàng ngàn kết quả khác nhau và nếu các em càng bỏ nhiều thời gian ra ngồi lo lắng về các khả năng thì càng có ít thời gian để hành động hơn.

2 6

Học cách kiểm soát cảm xúc bằng việc điều chỉnh các hành động cơ thể

Khi gặp phải các tình huống khiến cảm xúc của bạn trở lên tiêu cực thì bạn phải học cách kiểm sốt nó. Kỹ năng kiểm sốt cảm xúc để khiến cảm xúc trở lại trạng thái cân bằng đó chính là thơng qua việc điều chỉnh cơ thể bằng cách làm một vài động tác đơn giản như:

+ Thả lỏng người.

+ Hít thở sâu - động tác này sẽ làm tâm trạng dịu đi.

+ Thay đổi tư thế ngồi, tư thế đứng sao cho bản thân thoải mái hơn.

Rèn luyện cách kiềm chế cảm xúc từ Nhật Bản

Theo nghiên cứu, phương pháp trị liệu Jin Shin Jyutsu phát hiện ra mối liên hệ giữa các ngón tay với khả năng kiểm sốt cảm xúc. Cách làm là giữ chặt một ngón tay bằng tay kia, giữ trong 2-5 phút. Sau đó làm ngược lại cho tay kia. Trong khi thực hiện, các em nhớ hít thở sâu, tập trung vào cảm xúc mình muốn tiêu diệt, tưởng tượng cảm xúc tiêu cực chảy khỏi cơ thể thơng qua ngón tay, thở chầm chậm.

Nhìn nhận từ nhiều hướng

Trước một sự việc, một con người và những lời bình luận, đánh giá về sự việc đó, về con người đó, ta nên có cách nhìn nhận từ nhiều hướng. Những người tham gia bình luận, đánh giá chưa hẳn là đã hiểu rõ sự tình, người trong cuộc im lặng chưa hẳn là họ sai. Lời bình luận ác ý, sai sự thật sẽ có tác động tiêu cực đến sự việc. Do đó cần phải tìm hiểu sự việc từ nhiều nguồn, có cách nhìn khách quan về sự việc đó, cân nhắc trước khi đưa ra lời bình luận, đánh giá.

* Ví dụ cụ thể

Qua tìm hiểu giáo viên biết được học sinh lớp 11D có nhiều bạn hâm mộ thần tượng Ngơ Diệc Phàm, bên cạnh đó cũng có nhiều bạn là antifan. Thơng qua cuộc tranh luận giữa các nhóm giáo viên sẽ cho học sinh biết được cách kiềm chế cảm xúc trước mọi tình huống khi một ai đó bình luận, đánh giá về thần tượng của mình.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông từ hiện tượng cuồng thần tượng (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w