Đối với cơ quan quản lý vĩ mô

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh hai bà trưng (Trang 46 - 48)

Tạo ra môi trường pháp lý ổn định, đồng bộ và nhất quán

Cần quy định rõ ràng trách nhiệm về kinh tế và trách nhiệm về hành chính đối với từng cơ quan và cá nhân khi ban hành văn bản hoặc ra quyết định (ví dụ: quyết định xét duyệt hồ sơ xin vay vốn, bảo lãnh vay vốn, cấp giấy phép kinh doanh…)

Đưa các văn bản quy phạm pháp luật vào thực tiễn sản xuất, triển khai việc thực hiện các quy định giữa các cơ quan hành pháp, từ công an, thuế vụ đến hải quan, biên phòng.

Kiên quyết ngăn chặn triệt để các hoạt động buôn lậu, trốn thuế, làm hàng giả hàng nhái hàng kém chất lượng, gây tác động không tốt đến tín dụng ngân hàng.

Để hoạt động tài trợ XNK của ngân hàng đạt được hiệu quả cao, thì cần xây dựng chính sách phát triển XNK phù hợp và đồng bộ với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Bộ thương mại cần đưa ra các quy định trách nhiệm đối với cơ quan cấp giấy phép cho chất lượng, giá cả hàng hóa xuất khẩu cũng như nhập khẩu. Nhà nước cũng cần ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các chế tài xử phạt đối với những trường hợp vi phạm, làm trái với quy định của nhà nước cũng như thông lệ quốc tế, có như vậy mới tạo ra môi trường an toàn

và khuyến khích các doanh nghiệp XNK làm ăn nghiêm chỉnh, tuân thủ pháp luật, tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt tín dụng tài trợ XNK của ngân hàng.

Áp dụng các biện pháp khuyến khích đối với hoạt động xuất khẩu

Tình trạng nhập siêu trong cán cân thương mại của Việt Nam là một vấn đề nhức nhối cần được giải quyết để giảm thiểu tình trạng mất cân đối vốn vay tại các ngân hàng.

Hoạt động XNK là một hoạt động rất phức tạp, vì bản thân việc mua bán hàng hóa quốc tế đã là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều khâu liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, như: soạn thảo hợp đồng ngoại thương, vận chuyển hàng hóa, làm thủ tục hải quan, thanh toán quốc tế… Do đó, để phát triển hoạt động XK thì Nhà nước cần thực hiện các vấn đề sau:

 Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XK

Nhà nước nên áp dụng chính sách thuế ưu đãi nhằm khuyến khích hoạt động XK: cụ thể là miễn giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu đầu vào sản xuất, máy móc thiết bị và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các công ty sản xuất và kinh doanh xuất khẩu.

Thực hiện chính sách mặt hàng: xây dựng các mặt hàng chủ lực phù hợp với lợi thế và trình độ sản xuất (sản xuất hàng dệt may, thủy hải sản…) để xuất khẩu.

Xây dựng các hệ thống văn bản pháp luật và hướng dãn các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và giám định chất lượng hàng xuất khẩu trước khi đưa ra nước ngoài theo các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn cam kết với nước bạn hàng và tiêu chuẩn quốc tế nhằm làm tăng tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

 Xúc tiến mở rộng thị trường cho hàng hóa XK của Việt Nam

Tăng cường hoạt động ngoại giao để củng cố và duy trì nhưng thị trường truyền thống, và xâm nhập vào thị trường mới, khuyến khích các doanh nghiệp XNK tham gia vào các tổ chức hiệp hội ngành nghề trên quốc tế. Chính phủ cũng cần tận dụng tối đa lợi thế khi là thành viên của WTO, hàng hóa của Việt Nam dễ dàng thâm nhập vào những thị trường hấp dẫn hơn.

Ban hành cơ chế nhằm hỗ trợ ngân hàng trong nghiệp vụ tài trợ XNK: Nhà nước có thể giảm thuế đối với doanh thu từ hoạt động thanh toán tài trợ XNK, tăng cường lượng vốn tài trợ XNK ủy thác qua ngân hàng…

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh hai bà trưng (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w