Những tồn tại và nguyên nhân cơ bản

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh hai bà trưng (Trang 34 - 40)

Những tồn tại trong hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại BIDV Hai Bà Trưng

Thứ nhất: Tăng trưởng tín dụng nóng

Trong những năm qua (2009, 2010, 2011), doanh số cho vay của BIDV Hai Bà Trưng có chiều hướng tăng trưởng khá nhanh nhưng có thể nhận thấy đây là mức tăng trưởng quá nóng, do vậy nó rất khó ổn định, thậm chí có nguy cơ sụt giảm.

Thứ hai: Trong cơ cấu cho vay có nhiều bất cập:

Qua việc phân tích doanh số cho vay bằng ngoại tệ và nội tệ trong bảng số liệu số 2.1, 2.2 và 2.3 có thể thấy những bất cập sau đây:

Một là, trong khi doanh số cho vay ngắn hạn chiếm đa số thì doanh số cho vay dài hạn lại chiếm tỷ trọng nhỏ và tốc độ tăng cũng chậm hơn rất nhiều. Điều này xảy ra với cả doanh số cho vay bằng ngoại tệ và doanh số cho vay bằng nội tệ.

Hai là, trong cơ cấu cho vay tài trợ XNK tại BIDV Hai Bà Trưng thì cho vay tài trợ nhập khẩu chiếm tỷ trọng khá cao (trung bình khoảng trên dưới 60%)

và đang có xu hướng tăng dần qua các năm (bảng số liệu 2.3 và biểu đồ 2.1). Ba là, nếu như trước đây đối tượng cho vay chủ yếu của các ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại đều là các DNNN thì trong những năm trở lại đây số lượng đối tượng khách hàng này đã giảm một cách đáng kể và thay vào đó ngân hàng lại cho vay nhiều hơn với đối tượng khách hàng là DNNQD. Với xu hướng này thì nhóm đối tượng khách hàng là DNNN sẽ không tăng trong những năm tới.

Những điều trên cho thấy, sự mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu cho vay tài trợ XNK tại ngân hàng BIDV Hai Bà Trưng cả về loại hình cho vay, đối tượng cho vay cũng như lĩnh vực cho vay.

Thứ ba: Hoạt động tín dụng tài trợ XNK của BIDV Hai Bà Trưng vẫn còn tồn tại nhiều rủi ro

Một là, công tác thu hồi nợ trung hạn và dài hạn gặp khó khăn. Việc thu hồi nợ trung, dài hạn bằng ngoại tệ năm 2011 đã giảm sút đáng kể, gây ra nhiều khó khăn cho ngân hàng trong việc tiếp tục triển khai cho vay với loại hình tín dụng này.

Trong trường hợp doanh nghiệp không có khả năng trả nợ, việc ngân hàng tiến hành thanh lý tài sản thế chấp cầm cố của doanh nghiệp cũng gặp phải nhiều cản trở, dẫn đến doanh số thu nợ bị giảm sút.

Rủi ro tỷ giá: hoạt động XNK nói chung và hoạt động tín dụng tài trợ XNK nói riêng luôn chịu ảnh hưởng của những biến động tỷ giá trên thị trường quốc tế. Mà tỷ giá trên thị trường ngoại hối luôn biến động bất thường, đòi hỏi các ngân hàng cần phải thường xuyên theo dõi để có những biện pháp đối phó hợp kịp thời, tránh những rủi ro có thể xảy ra.

Những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động của BIDV Hai Bà Trưng chủ yếu do những nguyên nhân sau đây, và cần phải xem xét những nguyên nhân này cả vể yếu tố khách quan và chủ quan, cả về phía môi trường vĩ mô, ngân hàng và khách hàng.

Những nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan

Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ bùng phát tại Mỹ cuối năm 2007 nhanh chóng lan rộng ra thành cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái toàn cầu, gây ảnh hưởng đến tất cả các nền kinh tế trên thế giới, quy mô sản xuất bị thu hẹp, kéo theo tình trạng thất nghiệp của hàng trăm nghìn lao động.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu rơi vào ảm đạm, Chính phủ Việt Nam đã có hàng loạt chính sách phản ứng nhanh chóng và mạnh mẽ, các biện pháp kích thích tài chính đã làm dịu sự tác động của suy giảm kinh tế toàn cầu đối với kinh tế Việt Nam. Thêm vào đó là sự tăng trưởng của ngành dịch vụ và xây dựng nhờ sự phục hồi của tiêu dùng cá nhân và đầu tư tài chính trong nước.

Chính nhờ tình hình khả quan trên mà các doanh nghiệp đã vội vàng chủ quan, tin tưởng vào một môi trường vĩ mô ổn định, và liên tục đi vay ngoại tệ cũng như nội tệ để sản xuất kinh doanh hàng hóa XNK, dẫn đến hiện tượng dư nợ tín dụng XNK tại BIDV Hai Bà Trưng liên tục tăng trong những năm 2009, 2010 (tín dụng nóng).

Nhưng đến năm 2011, bắt nguồn từ cơn “bạo bệnh” nợ công ở châu Âu, nền kinh tế thế giới lại tiếp tục rơi vào tình trạng suy thoái, Chính phủ các quốc gia áp dụng chính sách thắt lưng buộc bụng, sản xuất bị thu hẹp, các doanh nghiệp nước ngoài thu hẹp sản xuất, dẫn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp XNK trong nước bị hạn chế, các chủ doanh nghiệp không có khả năng trả nợ những khoản vốn vay quá lớn đã vay trong những năm trước dẫn đến doanh số thu nợ trong năm 2011 bị giảm đáng kể ( thể hiện ở bảng số liệu 2.1 và 2.2).

Thứ hai: Khó khăn trong công tác huy động vốn trung, dài hạn của BIDV Hai Bà Trưng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) siết chặt quy định về việc dùng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn, theo quy định mới của NHNN, các ngân hàng thương mại chỉ được dùng tối đa 30% vốn ngắn hạn cho vay trung hạn thay vì tỷ lệ 40% trước đây, đồng nghĩa với việc ngân hàng mất đi 25% nguồn vốn cho vay trung và dài hạn.

Hơn nữa, người dân vẫn quen gửi tiền vài tháng hơn là vài năm, thậm chí gần đây người dân còn chỉ gửi kỳ hạn tuần thay vì gửi kỳ hạn tháng. Nguyên nhân trên gây ra tình trạng các ngân hàng thiếu trầm trọng vốn trung, dài hạn.

Đây chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mất cân đối trong cơ cấu cho vay xét theo kỳ hạn của ngân hàng.

Thứ ba:Lãi suất thị trường ảnh hưởng đến chính sách cho vay của ngân hàng

Lãi suất cũng là một nút thắt khiến các Ngân hàng càng e ngại tín dụng trung và dài hạn. Lãi suất cơ bản khống chế lãi suất cho vay của các NHTM không thay đổi, trong khi đó lãi suất huy động lại liên tục dâng cao do áp lực từ nhiều kênh đầu tư và tâm lý lạm phát kỳ vọng, trong khi để đảm bảo lợi nhuận, bình quân lãi suất cho vay phải chênh hơn 2% so với lãi suất huy động. Với đà này, cho vay trung dài hạn sẽ ngày càng gặp khó khăn.

Thứ tư: Mất cân đối trong cán cân thương mại dẫn đến mất cân đối trong cơ cấu cho vay

Tình trạng nhập siêu trong cán cân thương mại của Việt Nam đang trở thành vấn đề nhức nhối gây tranh cãi nhiều trong những năm qua. Năm 2008, nhập siêu của Việt Nam lên tới 18 tỷ USD, nhập siêu giảm xuống vào năm 2009 và 2010 nhưng vẫn đạt trên 12 tỷ USD, đến năm 2011 nhập siêu của Việt Nam vào khoảng 13 tỷ USD. Đây thực sự là những con số rất lớn với quy mô nền kinh tế Việt Nam. Các doanh nghiệp liên tục đi vay vốn để nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài, chủ yếu là hàng tiêu dùng từ Trung Quốc (nhập siêu từ Trung Quốc chiếm 90% nhập siêu cả nước). Điều này lý giải tại sao doanh số cho vay nhập khẩu của BIDV Hai Bà Trưng lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay tài trợ XNK (bảng số liệu 2.3 và biểu đồ 2.1).

Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất: Chủ trương chính sách cho vay của ngân hàng gây ảnh hưởng đến cơ cấu cho vay

Một là, BIDV Hai Bà Trưng quá quan tâm đến tính hiệu quả của đồng vốn bỏ ra để cho vay trung và dài hạn. Trong khi lãi suất huy động vốn trung dài hạn đang ngày càng tăng cao thì lãi suất cho vay lại bị khống chế ở mức trần, do đó ngân hàng không muốn cho vay trung dài hạn vì không có lợi nên chỉ tập trung cho vay vốn lưu động. Đây cũng là một nguyên nhân làm cho cơ cấu cho vay của BIDV Hai Bà Trưng xét theo kỳ hạn vay bị mất cân đối.

Hai là, trong thời buổi kinh tế mở cửa, sự hoạt động đem lại hiệu quả ngày càng cao đã khiến các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD) trở thành một đối tượng khách hàng rất hấp dẫn của ngân hàng do sự nhanh chóng và đảm bảo trong việc hoàn trả các khoản nợ, bao gồm cả nợ gốc và lãi. BIDV Hai Bà Trưng cũng vì thế mà quên đi một nhóm khách hàng đầy tiềm năng khác là các DNNN, chính vì vậy mà tỷ trọng cho vay đối với nhóm khách hàng này trong cơ cấu cho vay xét theo đối tượng bị giảm sút đi nhiều qua các năm.

Thứ hai:Công tác thẩm định dự án đầu tư còn nhiều bất cập gây khó khăn cho việc thu nợ

BIDV Hai Bà Trưng chưa thật sự chú trọng đến việc xây dựng chính sách quản lý và phòng ngừa rủi ro:

Trình độ cán bộ thẩm định dự án còn chưa cao, độ chính xác của quy trình tín dụng không cao.

Công tác thẩm định tín dụng và thẩm định dự án đầu tư còn mang tính hình thức, tâm lý người Việt Nam hay cả nể cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc thẩm định tính khả thi của các dự án vay vốn của ngân hàng.

Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự thiếu chính xác trong công tác thẩm định cho vay, đồng vốn rơi vào tay những chủ dự án, chủ doanh nghiệp thiếu kinh doanh yếu, đến khi vỡ nợ không có khả năng hoàn trả nợ cho ngân hàng. Cuối cùng làm cho công tác thu nợ của ngân hàng bị giảm sút.

Thứ ba:Hệ thống quản lý tài sản thế chấp cầm cố

Khâu thẩm định tài sản thế chấp chưa được chú trọng, dễ dẫn đến tình trạng người đi vay thế chấp tài sản ở nhiều nơi. Muốn phát mại tài sản của khách hàng lại phải nhờ đến sự can thiệp của pháp luật.

Hệ thống quản lý tài sản thế chấp cầm cố chưa đủ tiêu chuẩn bảo đảm an toàn và chất lượng cho tài sản trong thời gian từ lúc vay nợ đến lúc thanh lý tài sản nếu doanh nghiệp không đủ khả năng trả nợ. Khi rủi ro xảy ra với tài sản, sẽ gây khó khăn cho việc thu hồi nợ cho ngân hàng mà khách hàng đã khó khăn lại càng khó khăn về mặt tài chính.

Tất cả các nguyên nhân khách quan và chủ quan nêu trên dẫn đến những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động cho vay tài trợ XNK của BIDV Hai Bà Trưng như: tình trạng tăng trưởng nóng không bền vững, sự mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu cho vay về loại hình cho vay (ngắn hạn và trung, dài hạn), về đối tượng cho vay (DNNN và DNNQD), về lĩnh vực cho vay (vay tài trợ XK và vay tài trợ NK), và tình trạng nợ đọng khó giải quyết. Đó đều là những hạn chế rất rõ rệt, có thể dẫn đến hậu quả làm hạn chế tốc độ tăng trưởng đồng đểu của tín dụng của ngân hàng. Sự phát triển mất cân đối sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT

NHẬP KHẨU TẠI BIDV HAI BÀ TRƯNG

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh hai bà trưng (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w