Chi nhánh phải xây dựng, củng cố và duy trì mạng lưới thu thập thông tin về khách hàng để nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư và kinh doanh.
Hạn chế nợ xấu, nợ khó đòi
CBTD của Chi nhánh cần thường xuyên liên hệ với các khách hàng doanh nghiệp để cập nhật thông tin chính xác về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như khả năng phát triển trong tương lai. Từ đó, làm cơ sở quan trọng nhất để ra quyết định cấp tín dụng.
Ngân hàng cần chú trọng hơn đến việc thẩm định tính khả thi của dự án trước khi cho vay.
Ngoài ra, CBTD cần liên tục tiến hành theo dõi thực tế sử dụng vốn từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc dự án chứ không chỉ chú trọng ở riêng giai đoạn đầu.
Nâng cáo năng lực quản trị rủi ro cho đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro, chủ động áp dụng và quản lý theo các thông lệ tốt nhất phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam nhằm hạn chế tối đa những khoản nợ xấu, nợ khó đòi.
Tăng cường công tác tổ chức, đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ ngân hàng
Hiện nay ở chi nhánh, việc quản lý các khoản vay XNK đều do các CBTD thực hiện mà chưa có CBTD có chuyên môn về nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Vì vậy, Chi nhánh cần có chính sách tuyển dụng thêm nhân lực cho lĩnh vực này.
Để đảm bảo có đội ngũ cán bộ trình độ cao, mà vẫn tiết kiệm chi phí đào tạo, thì ngay từ khâu tuyển dụng, sắp xếp, đề bạt cán bộ nhân viên cần phải thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình, thi tuyển công khai, minh bạch.
Ngoài ra, việc đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng xuất nhập khẩu cũng là đòi hỏi rất cấp thiết. Để làm được điều đó, Chi nhánh có thể đưa nhân viên đi tham gia các chương trình đào tạo về tin học, ngoại ngữ giao tiếp, các khóa học về quy chế, hướng dẫn và yêu cầu thực hiện hoạt động tín dụng quốc tế, các khóa học về nghiệp vụ xuất nhập khẩu.
Quản lý với tài sản cầm cố, thế chấp
Hệ thống quản lý giấy tờ có giá, hàng hóa và vật tư… dùng làm tài sản cầm cố hoặc thế chấp cần phải được xây dựng đủ tiêu chuẩn. Mặc dù các tài sản thế chấp cẩm cố phải là những tài sản được hình thành trước khi vay và độc lập với vốn vay về mặt nguyên tắc, nhưng ngân hàng vẫn có thể chấp nhận tài sản hình thành từ vốn vay để đảm bảo việc thanh toán của người vay nếu hệ thống kho bãi của ngân hàng có đủ điều kiện cho phép.
hàng để lấy lại các tài sản thế chấp cầm cố. Căn cứ vào tình trạng của tài sản thế chấp cầm cố tồn đọng, ngân hàng có thể chuyển giao những tài sản đó cho các công ty mua bán và khai thác tài sản cầm cố tồn đọng của các ngân hàng cũng như tổ chức tín dụng.
Tuy nhiên trong việc công tác này cần được tập trung xử lý để tháo gỡ những vấn đề vướng mắc về cơ chế hành chính và pháp lý.
Ngân hàng nên mua bảo hiểm cho những tài sản, hàng hóa… thế chấp cẩm cố do ngân hàng quản lý nhằm tránh những rủi ro như thiên tai, hỏa hoạn, lũ lụt… Hoặc ngân hàng cũng có thể buộc người vay phải mua bảo hiểm cho các loại hàng hóa thế chấp cẩm cố đó.
Quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng tài trợ XNK
Hoạt động tín dụng thông thường chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố rủi ro khách quan và chủ quan. Nhưng hoạt động tín dụng tài trợ XNK còn chịu ảnh hưởng của hai nhân tố rất quan trọng, đó là lãi suất và tỷ giá của các đồng tiền trong giao dịch thương mại quốc tế. Sự biến động của 2 nhân tố này sẽ gây những tác động đến nghiệp vụ tín dụng tài trợ XNK của ngân hàng theo cả 2 hướng tích cực và tiêu cực.
Các ngân hàng nước ngoài thường áp dụng các giải pháp nghiệp vụ sau để quản lý và hạn chế những rủi ro đối với cả 2 nhân tố lãi suất và tỷ giá.
Hợp đồng quyền chọn về tỷ giá và lãi suất
Hợp đồng mua bán kỳ hạn
Nghiệp vụ SWAP về lãi suất
BIDV Hai Bà Trưng có thể áp dụng các hình thức kinh doanh như trên để quản lý rủi ro có thể xảy ra do ảnh hưởng của những biến động trên thị trường tiền tệ cũng như để tăng thu nhập về dịch vụ.