Cho vay bằng đồng ngoại tệ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh hai bà trưng (Trang 25 - 27)

Phương thức cho vay bằng đồng ngoại tệ phần lớn dành cho các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài, do có nhu cầu ngoại tệ để thanh toán tiền hàng cho đối tác xuất khẩu nước ngoài, trong đó chủ yếu là đồng đôla Mỹ do đây là ngoại tệ mạnh được sử dụng phổ biến trong thanh toán và thương mại quốc tế.

Một trong những thế mạnh của BIDV Hai Bà Trưng là cho vay bằng đồng ngoại tệ, do đó doanh số cho vay bằng đồng ngoại tệ luôn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh số cho vay của BIDV Hai Bà Trưng.

Những năm 2007, 2008 là những năm khủng hoảng kinh tế thế giới gây tác động tương đối mạnh đến tất cả các nền kinh tế trên toàn cầu trong đó có Việt Nam, đặc biệt là đối với ngành tài chính ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ trọng cho vay bằng đồng ngoại tệ vẫn có xu hướng tăng trưởng trong các năm 2009, 2010. Nhưng đến năm 2011, do ảnh hưởng bởi tình hình suy thoái chung của các nền kinh tế trên toàn thế giới, nhu cầu vay vốn để nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài phục vụ cho sản xuất kinh doanh có xu hướng giảm, dẫn đến tình hình cho vay ngoại tệ tại BIDV Hai Bà Trưng cũng có sự giảm sút dù không rõ rệt. Có thể nhận thấy điều đó qua các số liệu thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.1: Kết quả cho vay XNK bằng ngoại tệ tại BIDV Hai Bà Trưng

Đơn vị: Triệu USD

Chỉ tiêu Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ

2009 2010 2011 2009 2010 2011 2009 2010 2011

1. DNNN 7.18 12.82 24.39 5.57 10.96 9.181 1.4 5.11 4.61

Cho vay

Cho vay trung và dài hạn 0.05 0.01 0.172 0.01 0.029 0.001 0.01 1.8 0.08 2. DNNQD 12.97 29.67 46.72 10.76 27.07 22.02 4.617 9.784 13.85 Cho vay ngắn hạn 12.97 29.4 46.28 10.74 26.97 21.92 4.59 9.03 12.84 Cho vay trung và dài hạn 0 0.268 0.438 0.027 0.099 0.103 0.027 0.754 1.011 Tổng 20.15 42.49 71.11 16.33 38.03 31.2 6.017 14.89 18.46

( Nguồn: Báo cáo tình hình cho vay XNK tại BIDV Hai Bà Trưng )

Nhìn những số liệu trong bảng 2.1 có thể thấy, doanh số cho vay tài trợ XNK tại BIDV Hai Bà Trưng đều có xu hướng tăng qua các năm.

Năm 2009 là thời điểm vừa bước ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, do ảnh hưởng còn sót lại của cuộc khủng hoảng này mà doanh số cho vay chỉ đạt 20.15 triệu USD, nhưng đến năm 2010 tổng doanh số cho vay đã lên tới 42.49 triệu USD, tức là tăng gấp đôi.

Năm 2011, tổng doanh số cho vay đạt tới 71.11 triệu USD, so với năm 2010 đã tăng 28.62 triệu USD tương đương 67.35%. Có thể thấy rằng, tỷ lệ tăng tuy đã giảm khá lớn, từ 100% xuống chỉ còn 67.35%, song quy mô thì vẫn không ngừng tăng lên.

Có được kết quả như trên là nhờ chính sách huy động vốn tích cực của Chi nhánh nhằm thu hút một lượng ngoại tệ đáng kể để phục vụ cho hoạt động cho vay của nền kinh tế. Các đơn vị hoạt động xuất khẩu có số dư ngoại tệ không nhỏ trong tổng số dư ngoại tệ tại BIDV Hai Bà Trưng, đây chính là nguồn tài trợ ngoại tệ chủ yếu cho các doanh nghiệp nhập khẩu.

Bảng số liệu 2.1 cũng cho ta thấy, tổng doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ đối với các DNNN chiếm tỷ lệ nhỏ hơn so với doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD). Cụ thể là:

Tổng doanh số cho vay đối với các DNNN trong 3 năm 2009, 2010 và 2011 đạt 44.39 (7.18 + 12.83 + 24.39) triệu USD trong khi tổng doanh số cho vay đối với các DNNQD cũng trong thời gian đó là 89.36 (12.97 + 29.67 + 46.72) triệu USD.

Tổng doanh số thu nợ từ các DNNN trong 3 năm 2009, 2010 và 2011 đạt 29.711 (5.57 + 10.96+13.181) triệu USD. Tổng doanh số thu nợ từ các DNNQD trong cùng thời kỳ là 59.85 (10.76+27.07+22.02) triệu USD.

Tổng dư nợ của các DNNN trong 3 năm 2009, 2010 và 2011 đạt 11.12 (1.4+5.11+4.61) triệu USD và của các DNNQD là l28.25 (4.617+ 9.784+13.85) triệu USD.

Như vậy, có thể dễ dàng nhận thấy các chỉ tiêu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ của các DNNN thường chỉ bằng một nửa so với các DNNQD tức là chiếm tỷ lệ nhỏ hơn rất nhiều trong tổng doanh số.

Có thể lý giải điều này như sau: Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã và đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức lớn, đòi hỏi các chủ thể kinh tế phải linh động trong mọi hoạt động của mình. Ngân hàng là tổ chức trung gian tài chính cũng cần có thay đổi trong hoạt động để phù hợp với tình hình đổi mới. Hiện nay, các ngân hàng đều đang thực hiện đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của tất cả các đối tượng khách hàng một cách tốt nhất. Trong đó, các DNNQD là một đối tượng khách hàng đầy tiềm năng mà các ngân hàng đều quan tâm. Chính vì thế, mở rộng cho vay đối với các DNNQD là một trong những mục tiêu hàng đầu mà các ngân hàng đang hướng tới. BIDV Hai Bà Trưng cũng không phải là một ngoại lệ, và điều đó được thể hiện rất rõ qua bảng số liệu 2.1 ở trên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh hai bà trưng (Trang 25 - 27)