Đơn vị: % Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tỷ giá USD/V NĐ 16.1 45 16.4 94 17.1 71 18.9 32 20.8 03 20.8 28 21.0 36 21.2 46 21.8 90 22.0 78 22.4 51 Nợ công/G DP 33,8 36,2 41,9 56,3 54,9 50,8 54,5 58,0 61,0 63,7 61,4 Hệ số tương quan
0.870847 (dùng hàm Correl trong Excel)
Nguồn: Bộ Tài chính
Trong cơ cấu nợ cơng, nợ nước ngồi chiếm tới 42,5% vào năm 2017. Theo Bản tin nợ công số 5 ngày 23/8/2017 của Bộ Tài chính, tổng dư nợ nước ngoài của Việt Nam đến hết năm 2015 là 80,84 tỉ đô la Mỹ; năm 2014 là 71 tỉ đô la Mỹ. Cứ mỗi năm nợ nước ngoài tăng thêm khoảng 10 tỉ đô la Mỹ, riêng hai năm 2016 – 2017 tăng bình quân gần 15 tỉ đô la Mỹ/năm. Những năm trước tỷ giá hầu như không biến động. Nhưng đến năm 2018, đặc biệt từ giữa tháng 6/2018 đến nay, tỷ giá chuyển dịch nhanh theo hướng tiền đồng giảm giá so với đô la Mỹ. Nợ nước ngồi nếu tính bằng tiền đồng đã tăng thêm khá nhiều và không thể không ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước. Số tiền tuyệt đối mà ngân sách phải chi ra thêm để trả nợ gốc đến hạn cộng với lãi trong năm nay do thay đổi tỷ giá lên đến hàng ngàn tỉ đồng. Đặc biệt, theo phân tích hệ số tương quan giữa tỷ giá đơ la Mỹ/VNĐ và tỷ lệ nợ công/GDP giai đoạn 2007 – 2017 lên tới 0.870847. Đây là một con số dương và rất gần với 1, cho thấy mức tương quan giữa 2 biến này rất cao và đồng biến, tức là khi tỷ giá đô la Mỹ/VNĐ tăng thì tỷ lệ nợ cơng/GDP cũng tăng theo, thậm chí cịn tăng một lượng đáng kể.
Do đó, Chính phủ cần lưu ý đến biến động tỷ giá. Việc điều chỉnh tỷ giá VND/USD sẽ tác động trực tiếp đến nợ nước ngồi và nợ cơng. Tuy hiện nay, nợ
công trong ngưỡng an toàn nhưng đang tiềm ẩn rủi ro về bội chi ngân sách và khả năng trả nợ trong tương lai. Nghiên cứu cho thấy, khi tỷ giá tăng 1% thì gánh nặng nợ cơng tăng thêm 10.000 tỷ đồng trong khi 80% nợ nước ngoài của Việt Nam là bằng USD. Do đó, Chính phủ nên phải thận trọng với quyết định tăng tỷ giá. Xu hướng của Việt Nam là không để đồng nội tệ tăng giá để khuyến khích xuất khẩu, đồng nghĩa việc rủi ro về tỷ giá rất lớn. Đơn cử nếu vay bằng đồng yên lãi suất thấp nhưng khi đồng yên tăng giá, giá trị phải trả nhiều hơn thì nợ tiền đồng Việt Nam sẽ tăng cao. Do vậy cần điều chỉnh phù hợp để giảm rủi ro về mặt tỷ giá cho giai đoạn sau. Tỷ giá tăng cao sẽ làm chi phí trả nợ trở nên đắt đỏ hơn, và nếu như quy mô nợ vượt quá sức chịu đựng của ngân sách nhà nước thì nguy cơ vỡ nợ sẽ xảy ra. Theo nhà phân tích của S&P Global, Karen Vartapetov, ước tính khoản vay mới của các chính phủ sẽ lên tới 7,78 nghìn tỷ USD trong năm nay, tăng 3,2% so với năm 2018. S&P Global cho rằng, tổng nợ cơng lên tới 50 nghìn tỷ USD, tăng 6% so với năm ngoái cũng một phần là do sự biến động tỷ giá hối đoái.
Từ kết quả hệ số tương quan tính tốn được của 4 yếu tố trên, ta xác định được yếu tố tỷ giá danh nghĩa USD/VND có ảnh hưởng đến nợ cơng mạnh nhất (giá trị tuyệt đối của hệ số tương quan gần với 1 nhất, lên tới 0.870847), tiếp theo là lần lượt các yếu tố theo thứ tự ảnh hưởng đến nợ công giảm dần: lãi suất thực, tốc độ tăng trưởng GDP và thâm hụt ngân sách. Qua đó sẽ là cơ sở để tác giả đưa ra các kiến nghị hợp lý nhằm đảm bảo an tồn nợ cơng tại Việt Nam trong thời gian tới.
4.4. Thực trạng kiểm sốt an tồn nợ cơng của Việt Nam
Luật Quản lý nợ cơng số 20/2017/QH14 đã có những sửa đổi tích cực hơn để kiểm sốt an tồn nợ cơng tại Việt Nam. Cụ thể, bên cạnh khái niệm trần nợ cơng đã có trước đây cịn có thêm khái niệm ngưỡng để cảnh báo khi mức nợ công tiến gần đến mức trần và nhờ đó, các nhà hoạch định chính sách kịp thời đưa ra các biện pháp để xử lý, kiểm sốt. Đây cũng là thơng lệ quốc tế mà Luật Quản lý nợ công số 20/2017/QH14 đã tiếp cận để thể chế hóa khi đưa vào thực hiện. Theo đó, trần nợ cơng và ngưỡng nợ công do Quốc hội quyết định theo từng thời kỳ 5 năm cùng với kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm và kế hoạch tài chính 5 năm. Ví dụ ở Ba Lan, trần
nợ công vừa nằm trong quy định chung của khối Liên hiệp châu Âu (EU) nhưng cũng rất đặc thù ở Ba Lan là không được quá 60% GDP. Trước khi tới trần sẽ có mức cảnh báo: từ 48 - 50%, rồi từ 50 - 55% và từ 55 - 60% là ngưỡng cuối cùng. Từng ngưỡng một, quốc gia này có từng cấp độ cảnh báo và cách kiểm soát khác nhau và từ ngưỡng 55 - 60% là Ba Lan ngưng vay mới, kiểm soát các khoản đầu tư của nhà nước chi từ ngân sách ra. Thậm chí quốc gia này dừng tăng lương để kiểm sốt nợ cơng.
Ngồi động thái điều chỉnh trần nợ công, quốc hội và chính phủ Việt Nam đã có những hành động khác để giữ nợ cơng khơng vượt ngưỡng. Thứ nhất, cơ cấu lại danh mục nợ công theo hướng tập trung huy động tại thị trường trong nước, kéo dài kỳ hạn, giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn và chi phí vay vốn. Thứ hai, cơng tác trả nợ được tổ chức thực hiện chặt chẽ, đúng hạn theo cam kết, giữ uy tín của Chính phủ. Thứ ba, đối với bảo lãnh Chính phủ, các quy định siết chặt điều kiện và hạn chế tối đa việc cấp bảo lãnh mới của Chính phủ cho các khoản vay. Thứ tư, tăng cường công tác thẩm định, thực hiện biện pháp giám sát, quản lý sử dụng vốn vay lại và vốn vay có bảo lãnh chính phủ nhằm giảm thiểu rủi ro nghĩa vụ nợ dự phòng cho NSNN. Thứ năm, các mục tiêu, nhiệm vụ về quản lý nợ cơng được cụ thể hóa thơng qua việc xây dựng và tổ chức triển khai các công cụ quản lý nợ công chủ động, đồng bộ với điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ, đầu tư cơng. Cụ thể, trong giai đoạn 2016 – 2018, huy động vốn vay trong nước trung bình đáp ứng khoảng 76% nhu cầu huy động vốn của Chính phủ. Ước tính đến cuối năm 2018, tỷ trọng dư nợ trong nước của Chính phủ chiếm khoảng 60% và nợ nước ngoài khoảng 40%. Đối với vốn vay trong nước, việc tập trung huy động vốn thông qua phát hành TPCP đã góp phần thúc đẩy phát triển thị trường TPCP, đóng vai trị là kênh huy động vốn hiệu quả cho NSNN. Cơ cấu TPCP có kỳ hạn dài từ 10 - 30 năm ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng khối lượng phát hành hằng năm. Lãi suất phát hành bình quân giảm dần và thấp hơn giai đoạn trước góp phần tiết kiệm chi phí huy động vốn cho NSNN. Cơ cấu nhà đầu tư tiếp tục được đa dạng hóa, tỷ trọng nắm giữ TPCP của các ngân hàng thương mại được cải thiện đáng kể. Đối với huy
động vốn vay nước ngồi, Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ tận dụng vốn vay ODA còn lại trong giai đoạn này, tập trung cho các cơng trình, dự án trọng điểm. Hạn chế huy động các khoản vay không đủ điều kiện ODA, có lãi suất cao cho cân đối đầu tư cơng, chỉ huy động cho các chương trình dự án có khả năng hồn vốn theo cơ chế vay về cho vay lại.
CHƢƠNG 5: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 5.1. Kết luận 5.1. Kết luận
Mặc dù Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tỷ trọng nợ cơng trên GDP cao nhất khu vực ASEAN nhưng tốc độ tăng nợ công cũng như trần nợ cơng đã được Chính phủ kiểm sốt trong ngưỡng an tồn. Từ năm 2007 đến năm 2018, tỷ lệ nợ công/GDP đã tăng từ 33,8% lên đến 61%. Tốc độ tăng nợ cơng đã được Chính phủ giảm xuống từ 40%/ năm trong giai đoạn 2007-2010 còn 16,6% trong giai đoạn 2011-2016. Đáng mừng là trong 2 năm 2017 và 2018, tỷ lệ nợ cơng/GDP đã giảm xuống từ 63,7% (năm 2016) cịn 61,4% (năm 2017) và 61% ( năm 2018). Trần nợ cơng hiện trong ngưỡng an tồn: nợ cơng hàng năm không vượt quá 65% GDP. Tất cả điều này là nhờ sự vận dụng linh hoạt chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa của Chính phủ, và đáng nói hơn cả là sự ra đời của Luật đầu tư công số 49/2014/QH13, Luật quản lý nợ công số 20/2017/QH14 đã sửa đổi được 1 số điều phù hợp hơn giúp cho việc quản lý nợ công thêm hiệu quả.
Tuy nhiên, vấn đề thâm hụt ngân sách hàng năm vẫn chưa có nhiều biến chuyển và tỉ lệ thâm hụt ngân sách/GDP của Việt Nam thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực. Ở khía cạnh nguồn thu, nhìn chung, thu ngân sách khá nhạy cảm với chu kỳ kinh tế khi thuế thu nhập và thuế tiêu dùng chiếm hơn 50% nguồn thu thường xuyên. Điều này hàm ý tốc độ tăng thu ngân sách có thể sẽ gặp khó khi nền kinh tế trong giai đoạn cuối của chu kỳ tăng trưởng và tăng trưởng GDP giảm dần. Trong khi rất khó để tăng cơ sở thuế, Chính phủ sẽ phải cắt giảm các khoản trợ cấp và tăng tỷ lệ thuế, qua đó gia tăng áp lực lạm phát. Trên khía cạnh chi ngân sách, khoản mục lớn nhất, chi thường xuyên, duy trì tốc độ tăng trưởng gần 8%/năm, cao hơn mức tăng trưởng trung bình của thu thường xuyên. Bên cạnh đó, hậu quả từ việc vay đảo nợ trước đó đẩy chi phí lãi vay lên cao. Điều tích cực liên quan tới việc phần lớn khoản nợ công là nợ trong nước. Nợ nước ngồi nhìn chung có kỳ hạn dài. Chi trả nợ gốc các khoản nợ trong nước sẽ rất lớn trong 3 năm tới. Tốc độ tăng chi đầu tư phát triển sẽ chậm lại do quá trình giải ngân ì ạch trong các năm gần đây. Tuy nhiên, quy mô đầu tư cơng vẫn rất lớn. Do đó, Chính phủ cần có những biện
pháp để tăng tốc độ giải ngân cho các dự án chi đầu tư phát triển, giám sát chặt chẽ đầu tư cơng, từ đó mang lại hiệu quả cao để giảm dần gánh nặng nợ công qua các năm.
5.2. Kiến nghị
Gắn với kết quả phân tích (biến động của nợ công, các yếu tố ảnh hưởng, ngưỡng an tồn nợ cơng), để nợ công được quản lý chặt chẽ từ khâu vay nợ, sử dụng và thanh toán nợ đến hạn, nâng cao hiệu quả sử dụng, giữ vững uy tín quốc gia trong thanh tốn nợ, đảm bảo an ninh tài chính đối với các khoản nợ cơng, hạn chế rủi ro, cần thực hiện tốt một số nội dung như sau:
- Như phân tích bên trên, tỷ giá là một trong bốn yếu tố tác động đến nợ cơng
mạnh nhất. Do đó, việc điều hành tỷ giá sao cho phù hợp là giải pháp hàng đầu để kiểm sốt an tồn nợ công ở Việt Nam. Quỹ dự trữ ngoại tệ cần đủ mạnh để sẵn sàng ứng phó với những biến động bất lợi về tỷ giá, hạn chế rủi ro về tỷ giá do vay nợ nước ngồi. Bên cạnh đó, Ngân hàng nhà nước cần tăng cường áp dụng các mơ hình kinh tế lượng để có thể dự báo sớm hơn những biến động mạnh trên thị trường ngoại hối, từ đó có những biện pháp ứng phó kịp thời. Đồng thời, kiên định với các biện pháp hạn chế tình trạng đơ la hóa nhằm giảm thiểu quy mô của mục sai số thống kê trong cán cân thanh toán quốc tế.
- Lãi suất thực (bao gồm lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát) là yếu tố có mức ảnh hưởng thứ hai đến nợ cơng Việt Nam. Do đó, lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát là hai yếu tố Chính phủ cần quan tâm để đảm bảo an tồn nợ cơng trong thời gian tới. Trong đó, lãi suất cần được điều hành theo cơ chế thị trường nhưng vẫn chịu sự điều tiết của ngân hàng nhà nước bởi mức sàn và mức trần lãi suất để khuyến khích tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, việc phối hợp các chính sách, đặc biệt là chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa nhuần nhuyễn; lộ trình tăng giá một số mặt hàng cơ bản cần được tính tốn phù hợp; tiếp tục ổn định được kinh tế vĩ mô, đặc biệt là lãi suất, tỷ giá để đạt được mục tiêu lạm phát ở mức khoảng 4% trong năm 2019.
- Yếu tố có mức ảnh hưởng thứ ba đến nợ công Việt Nam là tốc độ tăng trưởng GDP. Vì thế, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế là một giải pháp không thể không nhắc tới nhằm đảm bảo an tồn nợ cơng Việt Nam trong thời gian tới. Cụ thể, ngân hàng Nhà nước cần có kế hoạch rõ ràng, tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên, phân bổ vốn ngay đến từng ngân hàng thương mại có nhu cầu cấp bách, bảo đảm tăng trưởng tín dụng cần thiết phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, đơn giản hóa và cắt giảm thực chất điều kiện kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển và thúc đẩy kinh tế tư nhân; đồng thời thực hiện đồng bộ các giải pháp để bứt phá thị trường trong nước, đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu là các giải pháp Chỉnh phủ cần thực hiện giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
- Cuối cùng là yếu tố thâm hụt ngân sách có tác động khơng nhỏ tới tỷ lệ nợ
cơng/GDP tại Việt Nam. Do đó, Chính phủ cần giữ tỷ lệ bội chi NSNN hợp lý nhằm ổn định tình hình nợ cơng tại Việt Nam bằng cách tăng thu ngân sách, cắt giảm các khoản chi không cần thiết. Đối với Việt Nam, khi tăng trưởng còn chưa ổn định, bền vững, quy mô nền kinh tế và sức khỏe của các doanh nghiệp còn hạn chế thì việc tăng thuế cần được xem xét một cách cẩn trọng. Trong giai đoạn này, chỉ nên tăng thuế đối với một số lĩnh vực liên quan đến bảo vệ môi trường, tài nguyên, khống sản. Bên cạnh đó, khi tăng thuế sẽ có thể hạn chế tiêu dùng (nếu tăng thuế tiêu dùng) hoặc hạn chế đầu tư (nếu tăng thuế vào hoạt động kinh doanh), do vậy cần tăng thuế tiêu dùng kết hợp với việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc các chính sách hỗ trợ khác (vay với lãi suất thấp, hỗ trợ khoa học công nghệ, thị trường) để tạo sự cân bằng trong hoạt động. Việc tăng thu cũng có thể được thực hiện gián tiếp thông qua chính sách tiền tệ, tăng cung tiền vào nền kinh tế, qua đó khuyến khích tiêu dùng, mở rộng kinh doanh, thu hút vốn nước ngoài. Cùng với việc ổn định tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước cần có biện pháp hạn chế các yếu tố đầu cơ, găm giữ ngoại tệ làm ảnh hưởng đến mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền và ổn định kinh tế vĩ mô; chỉ đạo các ngân hàng thương mại tập trung vốn tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất - kinh doanh hiệu quả theo chỉ đạo của Chính phủ và
tiếp tục triển khai các chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng để phát triển sản xuất - kinh doanh...
Với u cầu kiểm sốt nợ cơng, chi tiêu cần được cắt giảm một cách hợp lý, trong đó cân nhắc các khoản mục cắt giảm. Riêng chi cho đầu tư phát triển để tạo đà cho tăng trưởng hiện ở mức thấp (15,6%) cần tìm cách gia tăng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện gia tăng nguồn thu. Chính phủ cần quyết liệt hồn thiện khn khổ pháp luật về quản lý nợ cơng, đồng thời có các biện pháp hạn chế sự gia tăng nợ công thông qua việc tăng cường kỷ luật tài khóa; hình thành các cơ