Lãi suất thực và nợ công/GDP qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng nợ công ở việt nam giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2018 (Trang 48 - 50)

Đơn vị: % Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 LSDN TPCP kỳ hạn 5 năm (1) 7,8 8,98 10,2 10,8 11,6 9,79 8,3 7 8,33 6,51 5,4 Lạm phát (2) 12,63 19,89 6,52 11,75 18,13 6,81 6,04 1,84 0,6 4,74 2,6 Lãi suất thực =(1)- (2) -4,83 -10,91 3,68 -0,95 -6,53 2,98 1,9 5,16 7,73 1,77 2,8 Nợ công/ GDP 33,8 36,2 41,9 56,3 54,9 50,8 54,5 58,0 61,0 63,7 61,4 Hệ số tương quan

0.60979 (dùng hàm Correl trong Excel)

Nguồn: Tổng cục thống kê, Kho bạc nhà nước

Nợ cơng nước ngồi của Việt Nam chủ yếu vẫn là nợ ưu đãi. Trong giai đoạn 2011 – 2016, Việt Nam đã vay vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài đạt 32,296 tỷ USD, chiếm 37,6% tổng chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, vay thương mại cũng đã tăng nhanh ngun nhân chính bởi vì Việt Nam đã chuyển

sang nước thu nhập trung bình vào năm 2010. Nếu như giai đoạn trước năm 2010, thời hạn vay bình quân khoảng từ 30 – 40 năm, với chi phí vay khoảng 0,7 – 0,8%/năm, bao gồm thời gian ân hạn thì giai đoạn 2011 – 2015, thời hạn vay bình qn giảm cịn từ 10 – 25 năm, tùy theo từng đối tác và từng loại vay; với chi phí vay khoảng 2%/năm trở lên. Năm 2015, WB thông báo: Việt Nam đã “tốt nghiệp ODA” và sẽ không được xếp vào loại quốc gia “xóa đói giảm nghèo”. Đến tháng 7/2017, các khoản vay ODA ưu đãi với Việt Nam đã chấm dứt và phần lớn chuyển sang vốn vay kém ưu đãi và tiến tới vay theo điều kiện thị trường. Nguồn vốn ODA đã vay chuyển sang điều khoản thời hạn trả nợ nhanh gấp đôi hoặc tăng lãi suất lên từ 2% – 3,5%. Mức lãi suất vay tăng cao cùng với mức nợ công cao sẽ làm tăng tốc độ gia tăng nợ cơng rất nhanh, có nguy cơ vượt ra ngồi tầm kiểm sốt vay mới trả cũ, gây áp lực lên gánh nặng trả nợ tại Việt Nam. Điều này cũng được thể hiện rất rõ qua hệ số tương quan giữa lãi suất thực và tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2017 là 0.60979 dương và gần với 1, cho thấy 2 biến có mối tương quan đồng biến và tác động qua lại mạnh mẽ với nhau. Trên thực tế, Việt Nam đã phải bán trái phiếu chính phủ trong nước với lãi suất cao, khoảng 8 đến 9%/năm, nhưng chỉ đủ trả lãi của nợ cũ và trả được một phần của vốn vay. Chính vì vậy, nợ mới và nợ cũ tăng nhanh dẫn đến nợ công tăng nhanh.

4.3.4. Tỷ giá

Tỷ giá đồng đô la Mỹ/VNĐ giai đoạn từ năm 2007- 2017 có xu hướng tăng đều qua các năm. Nó đã tăng lên đáng kể từ 16.145 (năm 2007) lên đến 22.451 (năm 2017), tới 39,05% trong vòng 11 năm, trung bình mỗi năm tăng khoảng 3,55% (bảng 4.11). CPI bình quân năm 2018 chỉ tăng 3,54% theo năm, thấp hơn khá nhiều so với mức mục tiêu 4% mà Quốc hội đề ra cho cả năm 2018 và 2019. Theo Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, nguyên nhân chủ yếu khiến tỷ giá trong nước tăng là: Chỉ số USD tăng khoảng 5% so với đầu năm, tăng 9% so với mức đáy hồi tháng 2 năm 2018. Về yếu tố trong nước, tỷ giá vẫn chịu áp lực từ lạm phát, song lại được hỗ trợ tích cực từ cân đối cung - cầu ngoại tệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng nợ công ở việt nam giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2018 (Trang 48 - 50)