CHƢƠNG 4 : THẢO LUẬN KẾT QUẢ
4.1.2. Bộ máy quản lý nợ công ở Việt Nam giai đoạn 2007 – 2018
Trước ngày 01/07/2018, Luật Quản lý nợ công 29/2009/QH12 quy định ba cơ quan cùng chịu trách nhiệm quản lý nợ cơng bao gồm: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Trong đó, cả ba cơ quan cùng đi đàm phán, ký kết các thỏa thuận vay nợ; Bộ Tài chính phối hợp với NHNN Việt Nam trong việc huy động vốn trong nước và tham gia với Bộ KH&ĐT xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục yêu cầu tài trợ vốn ODA trước khi điều ước quốc tế khung về vay ODA hoặc thoả thuận danh mục dự án được ký kết. Luật Quản lý nợ cơng số 20/2017/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/07/2018 sửa đổi một số điều Luật Quản lý nợ công 29/2009/QH12 quy định rõ đầu mối quản lý nợ cơng theo hướng: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ cơng, Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công. Nhiệm vụ chủ trì tổ chức thực hiện đàm phán, ký kết thỏa thuận vay thương mại, hiệp định khung, hiệp định cụ thể về vay ODA và vay ưu đãi nước ngồi nhân danh Nhà nước và Chính phủ trước đây được giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư nay được giao về Bộ Tài chính. Đây là một bước tiến quan trọng, mạnh mẽ trong quản lý nợ công. Đổi mới này phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính giúp gắn kết giữa việc vay nợ với việc quản lý ngân sách nhà nước và trả nợ công; đúng tinh thần, chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải cách bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu lực, chấm dứt tình trạng phân tán, chia cắt, chồng
chéo, khơng rõ trách nhiệm trong quản lý nợ công trước đây dựa trên trên nguyên tắc một tổ chức có thể làm nhiều việc, một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm chính.
Quyết định số 2328/QĐ-BTC năm 2014 quy định Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thống nhất quản lý nhà nước về vay, trả nợ của Chính phủ, của chính quyền địa phương, nợ được Chính phủ bảo lãnh (sau đây gọi chung là “nợ cơng”) và nợ nước ngồi của quốc gia; quản lý nhà nước về tài chính đối với các nguồn viện trợ của nước ngoài và của các tổ chức quốc tế cho Việt Nam, các khoản viện trợ, tài trợ của Chính phủ Việt Nam cho nước ngồi; thực hiện vai trị đại diện Chính phủ và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các quan hệ tài chính với nước ngồi và các định chế tài chính quốc tế. Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại gồm 1 Văn phòng, 8 phòng, 2 tổ và 1 đơn vị sự nghiệp giúp việc cho Cục.