Thực trạng kiểm sốt an tồn nợ cơng của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng nợ công ở việt nam giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2018 (Trang 51 - 54)

CHƢƠNG 4 : THẢO LUẬN KẾT QUẢ

4.4. Thực trạng kiểm sốt an tồn nợ cơng của Việt Nam

Luật Quản lý nợ cơng số 20/2017/QH14 đã có những sửa đổi tích cực hơn để kiểm sốt an tồn nợ cơng tại Việt Nam. Cụ thể, bên cạnh khái niệm trần nợ cơng đã có trước đây cịn có thêm khái niệm ngưỡng để cảnh báo khi mức nợ cơng tiến gần đến mức trần và nhờ đó, các nhà hoạch định chính sách kịp thời đưa ra các biện pháp để xử lý, kiểm soát. Đây cũng là thông lệ quốc tế mà Luật Quản lý nợ công số 20/2017/QH14 đã tiếp cận để thể chế hóa khi đưa vào thực hiện. Theo đó, trần nợ cơng và ngưỡng nợ công do Quốc hội quyết định theo từng thời kỳ 5 năm cùng với kế hoạch vay, trả nợ cơng 5 năm và kế hoạch tài chính 5 năm. Ví dụ ở Ba Lan, trần

nợ cơng vừa nằm trong quy định chung của khối Liên hiệp châu Âu (EU) nhưng cũng rất đặc thù ở Ba Lan là không được quá 60% GDP. Trước khi tới trần sẽ có mức cảnh báo: từ 48 - 50%, rồi từ 50 - 55% và từ 55 - 60% là ngưỡng cuối cùng. Từng ngưỡng một, quốc gia này có từng cấp độ cảnh báo và cách kiểm soát khác nhau và từ ngưỡng 55 - 60% là Ba Lan ngưng vay mới, kiểm soát các khoản đầu tư của nhà nước chi từ ngân sách ra. Thậm chí quốc gia này dừng tăng lương để kiểm sốt nợ cơng.

Ngồi động thái điều chỉnh trần nợ công, quốc hội và chính phủ Việt Nam đã có những hành động khác để giữ nợ cơng khơng vượt ngưỡng. Thứ nhất, cơ cấu lại danh mục nợ công theo hướng tập trung huy động tại thị trường trong nước, kéo dài kỳ hạn, giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn và chi phí vay vốn. Thứ hai, cơng tác trả nợ được tổ chức thực hiện chặt chẽ, đúng hạn theo cam kết, giữ uy tín của Chính phủ. Thứ ba, đối với bảo lãnh Chính phủ, các quy định siết chặt điều kiện và hạn chế tối đa việc cấp bảo lãnh mới của Chính phủ cho các khoản vay. Thứ tư, tăng cường công tác thẩm định, thực hiện biện pháp giám sát, quản lý sử dụng vốn vay lại và vốn vay có bảo lãnh chính phủ nhằm giảm thiểu rủi ro nghĩa vụ nợ dự phòng cho NSNN. Thứ năm, các mục tiêu, nhiệm vụ về quản lý nợ cơng được cụ thể hóa thơng qua việc xây dựng và tổ chức triển khai các công cụ quản lý nợ công chủ động, đồng bộ với điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ, đầu tư cơng. Cụ thể, trong giai đoạn 2016 – 2018, huy động vốn vay trong nước trung bình đáp ứng khoảng 76% nhu cầu huy động vốn của Chính phủ. Ước tính đến cuối năm 2018, tỷ trọng dư nợ trong nước của Chính phủ chiếm khoảng 60% và nợ nước ngoài khoảng 40%. Đối với vốn vay trong nước, việc tập trung huy động vốn thơng qua phát hành TPCP đã góp phần thúc đẩy phát triển thị trường TPCP, đóng vai trị là kênh huy động vốn hiệu quả cho NSNN. Cơ cấu TPCP có kỳ hạn dài từ 10 - 30 năm ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng khối lượng phát hành hằng năm. Lãi suất phát hành bình quân giảm dần và thấp hơn giai đoạn trước góp phần tiết kiệm chi phí huy động vốn cho NSNN. Cơ cấu nhà đầu tư tiếp tục được đa dạng hóa, tỷ trọng nắm giữ TPCP của các ngân hàng thương mại được cải thiện đáng kể. Đối với huy

động vốn vay nước ngồi, Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ tận dụng vốn vay ODA còn lại trong giai đoạn này, tập trung cho các cơng trình, dự án trọng điểm. Hạn chế huy động các khoản vay không đủ điều kiện ODA, có lãi suất cao cho cân đối đầu tư cơng, chỉ huy động cho các chương trình dự án có khả năng hồn vốn theo cơ chế vay về cho vay lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng nợ công ở việt nam giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2018 (Trang 51 - 54)