3.1. Thu thập dữ liệu
Dữ liệu được thu thập trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2018 từ nguồn số liệu thống kê của WTO, IMF, Tổng cục thống kê, Ngân hàng nhà nước, Chính phủ, Bộ tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và một số nguồn tin cậy khác.
Các số liệu hầu hết là sẵn có từ các nguồn số liệu trên. Đối với những phần khơng có số liệu trực tiếp thì tác giả thực hiện tính tốn gián tiếp từ những nguồn số liệu sẵn có.
Tuy nhiên, một vài số liệu của các năm do không được hệ thống trên các nguồn dữ liệu trên nên nghiên cứu phải tham khảo từ các trang web hoặc bài báo, tin tức liên quan để đảm bảo có được chuỗi số liệu liên tục. Và tính đến thời điểm nghiên cứu, Quốc hội chưa phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2017, do đó số liệu năm 2017 và 2018 có thể sẽ có sự điều chỉnh dẫn tới khơng phản ánh đúng nhất tình hình nợ thực tế của Việt Nam trong khoảng thời gian này. Mặc dù cũng đã cố gắng rất nhiều nhưng đây cũng là hạn chế khi tác giả chọn đề tài về nợ cơng ở Việt Nam vì chỉ tiêu nợ cơng là một chỉ tiêu khó tổng hợp đầy đủ và chính xác.
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả và phân tích xu hướng, tác giả mong muốn tìm ra xu hướng nợ cơng ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2018. Phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả xử lý các thơng tin định lượng và được trình bày dưới dạng các bảng biểu, số liệu, biểu đồ, đồ thị trên cơ sở dữ liệu thu thập được, các báo cáo về tình hình nợ cơng từ các phương pháp nghiên cứu khác nhau. Phương pháp phân tích xu hướng dựa trên nguyên tắc đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy trước (đối với xu hướng tăng) và đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, đáy sau thấp hơn đáy trước (xu hướng giảm). Mỗi xu hướng có thể diễn biến trong khoảng thời gian khác nhau. Kết hợp với phương pháp so sánh, tác giả xem xét phân tích chỉ tiêu bằng cách so sánh với một chỉ tiêu cơ sở như kế hoạch, số năm trước, chỉ tiêu đề ra làm cho các kết quả nghiên cứu trở nên chính xác, đảm bảo độ tin cậy.
Nghiên cứu này sử dụng kết quả của Dabrowski (2014) vì thời gian thực hiện khá mới, phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại. Qua đó, tác giả sẽ đi xem xét bốn yếu tố ảnh hưởng đến nợ công Việt Nam bao gồm:
Hình 3.1: Các yếu tố ảnh hƣởng đến nợ công Việt Nam
- Thâm hụt ngân sách nhà nước (NSNN)
Nguồn gốc của nợ cơng chính là bắt nguồn từ thâm hụt NSNN hay nói cách khác là bội chi NSNN. Theo Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13, bội chi NSNN bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh. Bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách trung ương không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách trung ương. Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương. Để tài trợ thâm hụt ngân sách, Chính phủ sẽ sử dụng một số giải pháp chính như sau: tăng thu NSNN bằng cách tăng thuế, phí, lệ phí,…; tiến hành vay mượn bằng cách phát hành TPCP,... Tuy nhiên, khi sử dụng các công cụ này, Chính phủ cần cân nhắc do việc tài trợ thâm hụt ngân sách có tương quan tới cung
Nợ công Tăng trưởng GDP Thâm hụt NSNN Lãi suất thực Tỷ giá danh nghĩa
trợ hoàn toàn bằng tiết kiệm của dân chúng thì lạm phát khơng thay đổi. Ngược lại, nếu thâm hụt ngân sách của Chính phủ khơng được tài trợ bởi tiết kiệm của cơng chúng thì cơ sở tiền tệ MB tăng dẫn tới cung tiền tăng làm thay đổi lạm phát. Do đó, việc Chính phủ vay mượn làm gia tăng nợ công để tài trợ thâm hụt ngân sách sẽ có tác động rất lớn đến tình hình kinh tế của một quốc gia.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (tăng trưởng GDP)
Qui mô của một nền kinh tế thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm tài chính). Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP trong một thời gian nhất định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mơ kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %. Nếu tăng trưởng kinh tế không như dự kiến thì các khoản chi khác như an sinh xã hội, đầu tư hệ thống giao thông đường bộ… vẫn phải đảm bảo như mục tiêu đã đề ra. Từ đó dẫn đến bội chi cao trong một thời gian dài, ảnh hưởng không nhỏ tới nợ công. Ngược lại, nếu nền kinh tế tăng trưởng cao, mức độ tiết kiệm từ nền kinh tế lớn, khả năng thâm hụt ngân sách sẽ giảm đi, từ đó làm cho tốc độ gia tăng khoản nợ công sẽ giảm xuống.
- Lãi suất thực đối với các khoản nợ công
Với các điều kiện khác không đổi, lãi suất tăng sẽ làm cho yếu tố động trong mối cân bằng động về nợ cơng có xu hướng tăng nhanh hơn, điều này đồng nghĩa với việc tỷ trọng nợ công so với GDP tăng nhanh hơn. Trong trường hợp tăng đột biến, đặc biệt là trước các nguy cơ khủng hoảng, khả năng kiểm sốt nợ cơng sẽ giảm đi, là yếu tố quyết định đến khả năng lâm vào khủng hoảng nợ công nhanh hay chậm, khả năng ứng phó của quốc gia đó. Đặc biệt khi các khoản vay có lãi suất thả nổi thì lãi suất có tính quyết định rất lớn đến tính bền vững nợ cơng.
- Tỷ giá danh nghĩa USD/VNĐ
Trong trường hợp nền kinh tế mở, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển khi thị trường nợ trong nước cịn mỏng, thơng thường tỷ lệ nợ nước ngồi tương đối
cao thì yếu tố tỷ giá hối đối và lãi suất nước ngoài là rất quan trọng và đáng kể khi đánh giá bền vững nợ công. Khi tỷ giá tăng lên khiến cho quy mô nợ tăng lên, đồng thời, chi phí dịch vụ nợ như trả lãi cũng tăng theo và ngược lại.
Qua việc phân tích bốn yếu tố này kết hợp với đánh giá thực trạng nợ công ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2018, tác giả có hướng đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo an tồn nợ cơng ở Việt Nam trong thời gian tới.