Tổ chức bộ máy của TCB Chương Dương

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng phi tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng kỹ thương việt nam chi nhánh chương dương (Trang 43 - 65)

- Tỷ trọng DTSPCN PTD/ Tổng DTHD NH

2.1.2. Tổ chức bộ máy của TCB Chương Dương

Giám đốc Chi nhánh Giám đốc khối Doanh nghiệp Giám đốc khối bán lẻ Giám đốc dịch vụ khách hàng Phòng Chuyên viên KH Doanh nghiêp Phòng hỗ trợ bán Phòng tài trợ Thương mại Phòng Chuyên viên khách hàng Cá nhân Phòng hỗ trợ bán Phòng kế toán Phòng kho quỹ

2.1.3.3.Các sản phẩm tại TCB Chương Dương

* Huy động vốn:

- Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư.

- Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ; Tiết kiệm dự thưởng;...

- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu,...

* Cho vay, đầu tư:

- Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ. - Tài trợ xuất, nhập khẩu; Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.

- Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn và thời gian hoàn vốn dài.

- Thấu chi, cho vay tiêu dùng.

- Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế trong nước và quốc tế.

- Đầu tư trên thị trường vốn và thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế.

* Bảo lãnh:

- Bảo lãnh và tái bảo lãnh trong nước và quốc tế: Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán;...

* Thanh toán và tài trợ thương mại

- Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu.

- Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A).

- Chuyển tiền trong nước và quốc tế. - Chuyển tiền nhanh Western Union.

- Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc.

- Chi trả kiều hối.

* Thẻ và ngân hàng điện tử:

- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA card).

- Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (CASH CARD). - Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking.

* Hoạt động khác:

- Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ. - Tư vấn đầu tư và tài chính.

- Cho thuê tài chính.

- Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán.

- Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản.

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của CN Chương Dương.

Năm 2010, nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội cả nước và Hà Nội tiếp tục ổn định và có những bước phát triển. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố trên thế giới cũng như trong nước làm ảnh hưởng đến tất cả các mặt của đời sống xã hội cũng như cuộc sống của cá nhân trong xã hội.

Bảng 2.1: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của CN Chương Dương

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Thực hiện % so 2007 Thực hiện % so 2008 Thực hiện % so 2009 1. Tổng nguồn vốn 365,671 173% 564,265 154% 722,162 128% - Tiền gửi dân cư 263,762 185% 387,387 147% 554,108 143% - Tiền gửi các tổ chức 101,909 112% 176,878 173% 168,054 95%

2. Tổng dư nợ 237,324 106% 379,216 159% 476,839 125%

- Nợ quá hạn 5,99 113% 9,441 157% 10,909 115%

Tỷ lệ nợ quá hạn 2,52% 2,49% 2,28%

3. Kết quả kinh doanh 22 115% 25 113% 29 116%

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động CN Chương Dương

Công tác huy động vốn tiền gửi dân cư của chi nhánh Chương Dương gặp rất nhiều khó khăn do sự cạnh tranh hết sức sôi động và quyết liệt giữa các NHTM

cùng với sự xuất hiện của nhiều kênh huy động khác nhau. Tuy nhiên chi nhánh vẫn hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu, tổng số dư huy động năm 2010 đạt 722,162 tỷ tăng 28% so với năm trước.

Năm 2010 hoạt động tín dụng của chi nhánh đã mở rộng và tăng nhanh nhưng vẫn đảm bảo an toàn. Việc duy trì công tác kiểm tra kiểm soát luôn được đảm bảo đúng và đầy đủ với những quy tắc tín dụng, đồng thời việc luôn bám sát các đơn vị có quan hệ tín dụng để tư vấn và có biện pháp kịp thời nhằm bảo đảm vốn vay được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Tổng dư nợ năm 2010 đạt 476,839 tăng 25% so với năm trước

Cuối năm 2010, lợi nhuận trước thuế của CN đạt 29 tỷ, tăng 16% so với năm trước.

2.1.3.1. Kết quả hoạt động huy động vốn

Năm 2011 là năm thị trường tiền tệ gặp nhiều khó khăn, phức tạp và khả năng cạnh tranh của các NHTM trở nên quyết liệt hơn, TCB đã nghiêm túc chấp hành các chính sách vĩ mô của NH Nhà nước, luôn bám sát diễn biến thị trường tài chính trong nước và quốc tế để có những quyết sách kịp thời, hiệu quả đảm bảo giữ được nguồn vốn và tăng trưởng tốt hơn so với các NHTM khác. CN Chương Dương nằm trên địa bàn quận Long Biên với số lượng các chi nhánh NH mới ngày càng tăng thêm như Sacombank, Maritimebank, Seabank…, điều này làm cho công tác huy động vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn. Tuy nhiên với nhiều hình thức huy động mới được triển khai thống nhất từ TCB như triển tiết kiệm dự thưởng, phát hành giấy tờ có giá, triển khai sản phẩm Tiết kiệm rút lãi trước hạn, sản phẩm tiết kiệm rút dần, fast saving, sản phẩm tích lũy tài tâm…đã khơi tăng thêm lượng khách hàng nên lượng huy động vốn tại Chi nhánh Chương Dương đều hoàn thành kế hoạch và tăng qua các năm, đáp ứng nhu cầu vốn của địa phương.

Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng số dư huy động qua các năm

CN Chương Dương đã xác định hoạt động huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm trong ổn định kinh doanh NH. Tổng nguồn vốn của CN trong những năm qua không ngừng tăng trưởng, tốc độ tăng đểu từ 28% trở lên. Huy động dân cư của chi nhánh Chương Dương trong những năm qua có những thay đổi đáng kể. Năm 2009 tốc độ tăng là 47 % đến năm 2010 tốc độ tăng là 43%.

2.1.3.1. Kết quả hoạt động tín dụng

Năm 2010, thực hiện chủ trương của Chính phủ là duy trì tỷ lệ tăng trưởng tín dụng thấp của toàn ngành Ngân hàng, CN Chương Dương đã cắt giảm tỷ lệ tăng trưởng cho vay từ mức 49,8% của năm trước xuống 25 %. Tính đến ngày 31/12/2010, tổng cho vay và ứng trước cho khách hàng đạt 476.839 tỷ đồng, trong đó 56,8% là ngắn hạn. Cho vay bán lẻ tăng cao nhất ở mức 63,3% lên 2.397 tỷ đồng so với năm trước, trong đó cho vay mua nhà tăng 115,0% so với cùng kỳ năm trước lên 1.196 tỷ đồng. Cho vay SME tăng 20,7% lên 3.256 tỷ đồng so với năm trước trong khi cho vay doanh nghiệp lớn giảm 40,6% xuống 351 tỷ đồng. Trong số tất cả các khách hàng doanh nghiệp, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vay nhiều nhất để phục vụ nhu cầu mở rộng sản xuất. Dư nợ cho vay cho mảng này chiếm 47,1% tổng cho vay đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp.

Trong khi chủ động giảm tăng trưởng tín dụng, Techcombank đã giám sát chặt chẽ nợ xấu và giảm thành công tỷ lệ nợ xấu từ 2,49% xuống 2,29% vào cuối năm 2010. Hầu hết các khoản nợ xấu là trong mảng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đến cuối năm 2010, dự phòng rủi ro tín dụng tăng 17,3%, từ 52 tỷ đồng năm trước lên

61 tỷ đồng, do đó, tỷ lệ nợ xấu thuần giảm xuống chỉ còn 1,13%. Hơn nữa, đây đều là các khoản vay có đảm bảo nên Ngân hàng lạc quan tin tưởng vào tỷ lệ thu hồi nợ cao.

2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng dành cho KHCN tại TCB Chương Dương.

2.2.1. Thực trạng hoạt động phi tín dụng đối với KHCN tại CN Chương Dương

Trong những năm qua, CN Chương Dương không ngừng tìm biện pháp đẩy mạnh doanh thu từ các sản phẩm ngoài tín dụng dành cho KHCN nhằm nâng cao kết quả tài chính, cải thiện cơ cấu thu nhập. Vì vậy chỉ tiêu thu dịch vụ phi tín dụng dành cho KHCN luôn tăng trưởng qua các năm.

Sự tăng trưởng đó được thể hiện qua biểu đồ sau:

Đơn vị: triệu đồng

Biểu 2.2: Thực trạng thu dịch vụ phi tín dụng của CN Chương Dương giai đoạn

2007-2010

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của CN Chương Dương năm

2.2.1.1.Dịch vụ thanh toán

a). Dịch vụ thanh toán trong nước

Doanh thu từ dịch vụ thanh toán trong nước luôn chiếm vai trò quan trọng trong cơ cấu doanh thu từ các sản phẩm ngoài tín dụng của NHTM. Trước đây, dịch vụ thanh toán chủ yếu để phục vụ chuyển tiền giữa các công ty nhưng ngày nay, khi xã hội phát triển, nhu cầu thanh toán giữa các cá nhân không ngừng gia tăng. Thanh toán trong nước không chỉ là nghiệp vụ truyền thống mang lại nguồn thu dịch vụ chủ yếu mà còn tạo ra nguồn vốn đáng kể cho NH thông qua số dư trên các tài khoản vãng lai. Hiện nay, CN Chương Dương cung cấp các dịch vụ thanh toán cho KHCN chủ yếu như: chuyển tiền đi, nhân tiền chuyển đến qua các hệ thống chuyển tiền điện tử, thanh toán song phương, thanh toán liên ngân hàng...

- Thanh toán trong hệ thống Techcombank:

Việc thanh toán qua tài khoản mở tại TCB có thể thực hiện ở bất cứ chi nhánh nào của hệ thống và dữ liệu sẽ được cập nhật ngay tức thời nên mỗi giao dịch được hoàn tất chỉ trong vòng từ 1-3 giây, và người hưởng có thể nhận tiền ngay sau khi giao dịch chuyển tiền kết thúc.

Với tiện ích gửi một nơi, giao dịch ở nhiều nơi, khách hàng đến giao dịch với TCB nói chung và CN Chương Dương nói riêng tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí giao dịch. Không chỉ các khách hàng mở tài khoản tại TCB mà cả các khách hàng vãng lai muốn chuyển tiền cho người thân bằng chứng minh thư tại tất cả các chi nhánh TCB trên toàn quốc cũng được TCB hỗ trợ.

- Thanh toán ngoài hệ thống Techcombank:

* Thanh toán bù trừ trên địa bàn:

Đây là hình thức thanh toán truyền thống và là một kênh thanh toán không thể thiếu đối với mỗi ngân hàng. CN Chương Dương hiện nay tham gia thanh toán bù trừ với các ngân hàng trên địa bàn tại phiên giao dịch lúc 3h chiều hàng ngày do Ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội làm đầu mối thông qua hình thức truyền file giữ liệu đến NHNN và chuyển chứng từ giấy đến các ngân hàng thành

viên. Kênh thanh toán này không chỉ phục vụ nhu cầu thanh toán của khách hàng mà còn phục vụ cho các chi nhánh khác trong hệ thống TCB có nhu cầu chuyển tiền đến các NHTM trên địa bàn Hà Nội. Đây cũng chính là cách thức mở rộng khả năng thanh toán của các chi nhánhTCB, đáp ứng nhu cầu thanh toán khác địa bàn của khách hàng. Đồng thời phục vụ cả nhu cầu của các ngân hàng khác chưa thể tự tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn thông qua lệnh chuyển tiền từ tài khoản của họ tại CN Chương Dương

* Thanh toán điện tử liên ngân hàng

Tháng 5/2002 NHNN Việt Nam đã chính thức triển khai hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Đây được coi là bước đột phá lớn trong việc theo dõi và quản lý tốt hơn hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng như mở ra các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần bình ổn giá trị đồng tiền. Bởi hệ thống thanh toán này dựa trên công nghệ hiện đại, được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, cho phép thanh toán trực tiếp giữa các ngân hàng với nhau thông qua mạng máy tính, trên cơ sở chứng từ điện tử và chữ ký điện tử. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng được coi là người bạn đồng hành rất tốt của các doanh nghiệp. Việc thanh toán cho bạn hàng giờ chỉ mất khoảng 30 phút thay vì tới 3 – 5 ngày như trước đây. Đặc biệt, đối với ngân hàng, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng giúp ngân hàng tập trung toàn bộ các nguồn vốn khả dụng thông qua tài khoản duy nhất ở NHNN, có thể quản lý và sử dụng nguồn vốn tốt nhất. Trong khi nếu không có hệ thống thanh toán này sẽ có thể xảy ra việc có chi nhánh thừa vốn, có chi nhánh lại thiếu vốn...

Qua 8 năm hoạt động chính thức, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã hoạt động ổn định và ngày cảng phát huy hiệu quả. Đến nay, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã kết nối được tất cả NHNN chi nhánh 63 tình, thành trong cả nước.

Vận dụng thế mạnh về mạng lưới chi nhánh rộng khắp các tỉnh thành trên toàn quốc của TCB, CN Chương Dương đã cung cấp dịch vụ thanh toán liên hàng mở rộng dành cho đối tượng là các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn Hà Nội, hệ

thống các ngân hàng khác quy mô vừa và nhỏ có mạng lưới chi nhánh trên toàn quốc chưa đủ rộng để hỗ trợ nhu cầu thanh toán của khách hàng. Chi nhánh thuộc các ngân hàng khác trên địa bàn Hà Nội có thể thông qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đẩy lệnh chuyển tiền đến cho CN Chương Dương. Bằng các kênh thanh toán đa dạng của mình CN Chương Dương sẽ thực hiện chuyển tiếp các lệnh chuyển tiền trên nhanh chóng, kịp thời với mức phí ưu đãi.

* Thanh toán song phương:

CN Chương Dương hiện nay cũng tham gia mạng thanh toán song phương do BIDV thiết lập. Thanh toán qua mạng song phương cũng tương đối nhanh chóng, kịp thời và kết thúc trong ngày do các đơn vị thành viên được nối mạng trực tiếp với nhau. Đây cũng là một kênh thanh toán hữu hiệu của CN Chương Dương với khối lượng điện hàng ngày là tương đối lớn: với khoảng 52 điện đi tương ứng với doanh số 45 tỷ đồng.

Bảng 2.2: Thực trạng thanh toán cho KHCN trong nước bằng VND của CN

Chương Dương giai đoạn 2007-2010

Đơn vị: Triêu đồng, món

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số món

Số

tiền Số món Số tiền Số món Số tiền Số món

Số tiền

Tổng 1.300 700 1.300 880 1.300 950 1512 1.125

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động dịch vụ của CN Chương Dương năm 2007, 2008, 2009, 2010)

Như vậy, CN Chương Dương đã tham gia hầu hết các kênh thanh toán bằng VND trong nước như thanh toán bù trừ, thanh toán song phương, thanh toán ĐTLNH. Tuy nhiên, số lượng giao dịch thanh toán của KHCN còn ít. Từ năm 2007 đến năm 2010 tốc độ tăng cũng rất chậm, số món chuyển và số tiền chỉ tăng 16%

Đứng trước xu thế nền kinh tế mở rộng hội nhập khu vực và quốc tế thì vai trò của NH trong thanh toán quốc tế cũng ngày càng trở lên quan trọng. Dịch vụ thanh toán quốc tế (TTQT) ngày càng chiếm vị trí lớn trong cơ cấu sản phẩm của NH. Nhận thức được vấn đề này, CN Chương Dương đã có sự đầu tư để phát triển các sản phẩm TTQT. Dịch vụ TTQT dành cho KHCN chủ yếu là thanh toán học phí cho du học sinh, chuyển tiền cho người thân ở nước ngoài… Mặc dù đã có sự đầu tư cao nhưng các sản phẩm TTQT dành cho KHCN vẫn chưa thực sự được sử dụng nhiều. Hiện tại CN Chương Dương đang thực hiện dịch vụ chuyển tiền quốc tế thông qua hệ thống mạng viễn thông liên ngân hàng toàn cầu – Swif, dịch vụ Western Union.

Doanh số chuyển tiền quốc tế đi của KHCN năm 2008 tăng gần gấp 2 lần so với năm 2009 (405 nghìn USD năm 2010 so với 216 nghìn USD năm 2009) và doanh số chuyển tiền quốc tế đến tăng gần gấp 3 lần (783 nghìn USD năm 2010 so với 264 nghìn USD năm 2009). Dịch vụ chuyển tiền Western Union cũng đạt mức tăng trưởng khả quan với doanh số thanh toán trong nước và quốc tế năm 2008 đạt

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng phi tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng kỹ thương việt nam chi nhánh chương dương (Trang 43 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w