Kinh nghiệm tuyên truyền chính sách, pháp luật về công tác cấp đổi GCN

Một phần của tài liệu So-8-2010-T4- (Trang 46 - 47)

tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng về quyền bình đẳng nam, nữ trong xã hội nói chung và quyền bình đẳng nam, nữ trong sử dụng đất đai nói riêng. Nó cũng là hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về Luật đất đai năm 2003 cho nhân dân. Nhận thức và thực hiện tốt việc cấp đổi GCN chính là việc góp phần đưa các nội dung của Luật đất đai năm 2003 nhanh chóng đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng trong việc tạo lập cơ sở pháp lý bảo vệ quyền về tài sản của công dân.

2. Kinh nghiệm tuyên truyền chính sách, pháp luật về công tác cấp đổi GCN pháp luật về công tác cấp đổi GCN

Từ việc nghiên cứu thực tiễn hoạt động tun truyền chính sách, pháp luật về cơng tác cấp đổi GCN, có thể rút ra một số kinh nghiệm bổ ích sau đây:

Thứ nhất, muốn thay đổi quan niệm phong

kiến lạc hậu về sự bất bình đẳng nam, nữ trong sử dụng đất đai trong việc cấp GCNQSDĐ chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng, chúng ta cần chỉ ra những hạn chế và hậu quả tiêu cực của quan niệm này đối với đời sống xã hội. Hoạt động tuyên truyền phải làm cho người dân hiểu và nhận thức được tại sao lại phải thực hiện việc cấp đổi GCN. Để làm được việc này, cán bộ tuyên truyền cần tập trung truyền thông cho người dân nhận thức rõ những hậu quả pháp lý tiêu cực, những rủi ro cho một bên vợ hoặc chồng không được đứng tên trong GCNQSDĐ như: họ có thể bị tước mất quyền sử dụng đất; gặp khó khăn trong việc thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn phát triển sản xuất; họ sẽ bị rơi vào tình trạng bất bình đẳng so với bên vợ hoặc chồng có tên trong GCNQSDĐ trong việc định

đoạt, để thừa kế tài sản nhà, đất; GCNQSDĐ cấp cho hộ gia đình chỉ ghi tên chủ hộ khơng thực sự tạo điều kiện cho những thành viên khác trong gia đình thực hiện các quyền do pháp luật quy định và tạo ra sự phân biệt đối với phụ nữ hoặc người chồng khơng có tên trong GCNQSDĐ. Vai trị của người khơng có tên trong GCNQSDĐ thường bị xem nhẹ hơn.

Thứ hai, để tạo sự đồng thuận của người dân

trong việc thực hiện cấp đổi GCN, hoạt động tuyên truyền cần hướng vào việc phân tích những ích lợi của việc phụ nữ và nam giới cùng đứng tên trong GCNQSDĐ. Theo đó, việc cấp đổi GCN ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực như: tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo đảm quyền cho cả người vợ và người chồng cùng được hưởng quyền và lợi ích ngang nhau trong việc sử dụng diện tích đất chung (cùng được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất được giao; cùng được hưởng quyền lợi khi Nhà nước bồi thường trong trường hợp bị thu hồi đất…). Việc cấp đổi GCN ghi tên vợ và chồng sẽ bảo đảm cho họ cùng có quyền quyết định ngang nhau khi thực hiện các giao dịch dân sự về quyền sử dụng đất. Hơn nữa, nó bảo đảm cho quyền lợi của mỗi bên (đặc biệt đối với phụ nữ) đối với diện tích đất chung khi vợ, chồng ly hôn hoặc để thừa kế quyền sử dụng đất. Đây sẽ là cơ sở pháp lý ràng buộc trách nhiệm ngang nhau giữa vợ và chồng trong việc thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, để nâng cao hiệu quả hoạt động

tuyên truyền chính sách, pháp luật về cấp đổi GCN và thu hút sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân, cán bộ tuyên truyền cần sự dụng nhiều hình thức tuyên truyền phong phú, bao gồm: 1) Mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn về chính sách, pháp luật về cấp đổi GCN cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý nhà nước về đất đai các cấp từ tỉnh, huyện, xã; các lớp bồi dưỡng về kiến thức pháp luật và kỹ năng tun truyền cho Bí thư Chi bộ, Trưởng thơn, Trưởng bản, ấp; người đứng đầu các đoàn thể quần chúng ở cơ sở. 2) Tiến hành các đợt tuyên truyền lưu động, các buổi tuyên truyền mẫu về

chính sách, pháp luật về cấp đổi GCN ở cơ sở. 3) Thực hiện tuyên truyền chính sách, pháp luật về cấp đổi GCN thơng qua việc biên soạn tờ rơi, tài liệu, sách cẩm nang, băng, đĩa phản ánh thực tế kết quả thực hiện thí điểm việc cấp đổi GCN ở các địa phương cũng như kinh nghiệm tổ chức thực hiện. 4) Thực hiện tuyên truyền thông qua đội ngũ tuyên truyền viên ở xã, thôn, ấp, bản, đội ngũ các nhà sư, các cha đạo, già làng, trưởng bản, trưởng họ… (các đối tượng này được tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức pháp luật về cấp đổi GCN và kỹ năng tuyên truyền). 5) Xây dựng kế hoạch, nội dung, cung cấp băng đĩa, tài liệu, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ về tuyên truyền cho đội ngũ tuyên truyền viên để họ thực hiện việc tuyên truyền thông qua hệ thống đài phát thanh, đài truyền hình địa phương. Ngồi ra, hoạt động tuyên truyền về chính sách, pháp luật về cấp đổi GCN cịn được thực hiện thông qua việc lồng ghép các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, các buổi họp thôn, các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, các buổi họp của các đoàn thể quần chúng ở cơ sở.

Thực tế cho thấy, muốn người dân tin tưởng và làm theo thì hoạt động tuyên truyền phải dựa trên những ví dụ, kết quả thực tế sinh động. Đồng bào phải được “mắt thấy, tai nghe” mới thực sự bị thuyết phục. Vì vậy, thơng qua hệ thống băng đĩa, cán bộ tuyên truyền cần chuyển tải những kết quả, những kinh nghiệm thực tế của một số địa phương đã thực hiện việc cấp đổi GCN cũng như ý kiến, đánh giá, nhận xét của cán bộ trung ương, tỉnh, huyện, xã, thơn và người dân về ích lợi của việc cấp đổi GCN.

Thứ tư, hoạt động tuyên truyền chính sách,

pháp luật về cấp đổi GCN không thể thực hiện được nếu thiếu sự phối hợp chặt chẽ, sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Bộ Tài nguyên và môi trường, sự phối kết hợp triển khai của các Sở Tài nguyên và mơi trường, các Phịng Tài ngun và mơi trường ở các địa phương vì đây là các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai trực tiếp tổ chức chỉ đạo, triển khai việc đưa quy định về cấp đổi GCN đi vào cuộc sống.

Thứ năm, hoạt động tuyên truyền chính sách,

pháp luật về cấp đổi GCN khơng thể thực hiện

được nếu thiếu sự chỉ đạo của các cấp Uỷ đảng, sự lãnh đạo của các cấp chính quyền và sự tham gia, phối kết hợp chặt chẽ của các đoàn thể quần chúng trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến xã. Suy cho cùng, tuyên truyền chính sách, pháp luật về cấp đổi GCN là việc tuyên truyền một chủ trương, chính sách mang ý nghĩa chính trị, xã hội, kinh tế to lớn của Đảng và Nhà nước.

Thứ sáu, hoạt động tuyên truyền chính sách,

pháp luật về cấp đổi GCN chỉ là một nội dung nằm trong tổng thể các nội dung mang tính pháp lý, kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ về cấp đổi GCN. Nó hỗ trợ cho việc triển khai các hoạt động mang tính kỹ thuật, nghiệp vụ về cấp đổi GCN. Vì vậy, việc triển khai hoạt động tuyên truyền phải gắn kết, tích hợp với các hoạt động mang tính kỹ thuật, nghiệp vụ về cấp đổi GCN. Có như vậy mới nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền.

Một phần của tài liệu So-8-2010-T4- (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)