Hoàn thiện các quyđịnh về hình phạt

Một phần của tài liệu So-8-2010-T4- (Trang 54 - 55)

Thứ nhất, theo quy định hiện nay, hình phạt của Tội hiếp dâm thấp hơn nhiều so với Tội cướp tài sản. Điều này là khơng hợp lý vì Tội hiếp dâm có tính nguy hiểm cho xã hội tương đương Tội cướp tài sản vì chúng cùng xâm phạm đến khách thể rất quan trọng - quan hệ nhân thân. Vì vậy, đề nghị nâng hình phạt đối với Tội hiếp dâm (mới) lên ngang bằng với hình phạt của Tội cướp tài sản (Điều 133). Ngồi ra, bổ sung hình phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm vào Tội hiếp dâm trên cơ sở so sánh với quy định tại khoản 5, Điều 133 của Tội cướp tài sản nhằm đạt được mục đích phịng ngừa riêng và phịng ngừa chung của hình phạt. Điều luật mới được sửa đổi thành:

“1. Người nào giao cấu với người khác trái ý muốn hoặc không có ý muốn của họ bằng thủ đoạn dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng khơng thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

2. Phạm tội gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác, thì bị

phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

5. Phạm tội hiếp dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp qui định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt qui định tại các khoản đó.

6. Người phạm tội cịn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm”.

Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112), Tội cưỡng dâm (Điều 113), Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114) cũng nên sửa theo hướng này.

Thứ hai, theo quy định của BLHS, hình phạt của Tội làm nhục người khác lại ngang bằng với Tội hành hạ người khác và thấp hơn nhiều so với Tội vu khống. Điều này là bất hợp lý. Bởi lẽ, Tội làm nhục người khác có tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn Tội hành hạ người khác và gần tương đương với Tội vu khống vì Tội làm nhục người khác xâm phạm đến khách thể quan trọng hơn khách thể của Tội hành hạ người khác - nhân phẩm, danh dự của con người. Vì vậy, đề nghị nâng hình phạt đối với Tội làm nhục người khác (Điều 121) lên cao hơn hình phạt của Tội hành hạ người khác (Điều 110) theo hướng:

“1. Người nào thường xuyên xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo khơng giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:”…

Cho đến nay đã có khá nhiều các điều ước quốc tế song phương và đa phương điều chỉnh các vấn đề

liên quan đến nhãn hiệu1. Trong

số này, có thể kể một số điều ước quốc tế có nhiều thành viên tham gia như Công ước Paris 1883, Hệ thống Madrid, Hiệp định TRIPs. Tuy Công ước Paris, Hệ thống Madrid chưa đưa ra khái niệm nhãn hiệu nhưng đã quy định các điều khoản liên quan đến việc bảo hộ các đối tượng sỡ hữu công nghiệp (Công ước Paris) hoặc thiết lập hệ thống quốc tế về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (Hệ thống Madrid). Riêng TRIPs đã có quy định về khái niệm nhãn hiệu. Điều 15 Hiệp định TRIPs quy định như sau:

Bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hố hoặc

dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hoá hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác đều có thể làm nhãn hiệu. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình học và tổ hợp các mầu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó phải có khả năng được đăng ký làm nhãn hiệu.

Khái niệm này chỉ ra một số đặc điểm của nhãn hiệu. Thứ nhất, đó phải là một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu. Các dấu hiệu đó có thể là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình học và tổ hợp các mầu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó. Thứ hai, các dấu hiệu đó có thể là dấu hiệu nhìn thấy được, cũng có thể là bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu. Thứ ba, các dấu hiệu đó phải có khả năng phân biệt

Một phần của tài liệu So-8-2010-T4- (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)