Cụ thể, điều luật mới được sửa đổi thành: “1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt về người khác,… 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm: a) Có tổ chức;… e) Vu khống người khác phạm tội”.
2. Hoàn thiện các quy định về tình tiết định khung định khung
Thứ nhất, về Tội hiếp dâm (Điều 111): trên cơ sở đối chiếu với các tội có sử dụng bạo lực như Tội giết người (Điều 93), Tội cố ý gây thương tích (Điều 104), Tội cướp tài sản (Điều 133) và tình hình tội phạm hiếp dâm hiện nay, cần bổ sung các tình tiết tăng nặng định khung được quy định tại các điểm i, k, l, m, n, o, p, q, r, s, t, u dưới đây và bổ khoản 2 (mới), Điều 111 tình tiết tăng nặng định khung gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác. Bổ sung tình tiết hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng khác vào điểm h, khoản 2, Điều 111 (cũ), tình tiết hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác vào điểm a, khoản 3, Điều 111 (cũ) cho thống nhất với quy định tại Điều 104 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác nhằm thu hẹp khoảng cách tối đa và tối thiểu của khung hình phạt, thể hiện rõ nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự, khơng bỏ lọt những trường hợp phạm tội nguy hiểm và đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm hiếp dâm trong giai đoạn hiện nay. Điều luật mới được sửa thành: “1. Người nào…;
2. Phạm tội gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác, thì bị phạt...
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt…: a)…; h) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng khác; i) Tái phạm nguy hiểm; k) Dùng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; l) Làm nạn nhân mất khả năng mang thai và sinh con; m) Phạm tội với phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác khơng có khả năng tự vệ; n) Phạm tội đối với người ni dưỡng mình; o) Phạm tội đối với thầy giáo, cơ giáo của mình; p) Phạm tội đối với người thi hành cơng vụ hoặc vì lý do cơng vụ của nạn nhân; q) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; r) Thuê
hiếp dâm hoặc hiếp dâm thuê; s) Thực hiện tội phạm một cách man rợ; t) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; u) Vì động cơ đê hèn.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt…
a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;…”.
Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112), Tội cưỡng dâm (Điều 113), Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114), Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115), Tội dâm ô đối với trẻ em (Điều 116), Tội làm nhục người khác (Điều 121), Tội vu khống (Điều 122) cũng nên sửa theo hướng này.
Thứ hai, về Tội mua bán người (mới): cần
bổ sung các tình tiết tăng nặng định khung thuộc điểm g, h, i, k, l, m, n, o, p, q, r, s, Khoản 2 sau đây cho phù hợp với tình hình tội phạm mua bán người hiện nay và thống nhất với các tội (mới) thuộc chương này như: Tội hiếp dâm (Điều 111), Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112), Tội cưỡng dâm (Điều 113), Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114), Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115), Tội dâm ô đối với trẻ em (Điều 116). Bổ sung Khoản 3, Điều 119 tình tiết tăng nặng định khung gây hậu quả rất nghiêm trọng và Khoản 4, Điều 119 tình tiết tăng nặng định khung gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhằm phân hóa cao hành vi phạm tội trong các trường hợp nguy hiểm. Bổ sung Khoản 5, Điều 119 hình phạt bổ sung như Điều 120 nhằm hỗ trợ cho hình phạt chính và nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt đối với tội phạm nguy hiểm này. Điều luật mới được sửa đổi thành:
“1. Người nào mua bán người thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm:… g) Vì động cơ đê hèn; h) Để sử dụng vào mục đích vơ nhân đạo; i) Tái phạm nguy hiểm; k) Gây hậu quả nghiêm trọng; l) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; m) Phạm tội với trẻ em, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác khơng có khả năng tự vệ; n) Phạm tội đối với ông bà, cha mẹ, vợ
chồng của mình; o) Phạm tội đối với người ni dưỡng mình; p) Phạm tội đối với thầy giáo, cơ giáo của mình; q) Phạm tội đối với người thi hành cơng vụ hoặc vì lý do cơng vụ của nạn nhân; r) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; s) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
5. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm hoặc phạt quản chế từ một năm đến năm năm”.
Thứ ba, về Tội đánh tráo hoặc chiếm đoạt
trẻ em (mới): cần bổ sung Khoản 3, Điều 120 tình tiết tăng nặng định khung gây hậu quả rất nghiêm trọng và Khoản 4, Điều 120 tình tiết tăng nặng định khung gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhằm phân hóa cao hành vi phạm tội trong các trường hợp nguy hiểm này và thu hẹp khoảng cách giữa mức tối đa và mức tối thiểu của khung hình phạt. Như vậy, Khoản 2, Khoản 3 điều luật mới sẽ là: “2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm: …
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân”.
Thứ tư, về Tội vu khống (mới): cần bổ
sung vào khoản 2, Điều 122 tình tiết tăng nặng định khung vu khống người khác phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng; bổ sung vào khoản 3, Điều 122 tình tiết tăng nặng định khung vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng và khoản 4, Điều 120
tình tiết tăng nặng định khung gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhằm phân hóa cao hành vi phạm tội trong các trường hợp nguy hiểm này, cụ thể:
“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm: … e) Vu khống người khác phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến bảy năm.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười năm”.