Phân tích chi phí-lợi ích cây keo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích cấu trúc và chức năng cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước khu vực phía tây thị xã sơn tây, hà nội (Trang 82 - 99)

Chi phí (nghìn đồng) Lợi ích (nghìn đồng) PV (nghìn đồng) NPV (r = 14%) NPV (r = 16%) BCR (r = 16%) NPV (r = 18%) BCR (r = 18%) Giống Phân bón Phịng chữa bệnh Cơng Tổng chi Sản lượng (m3) Giá tiền (nghìn đồng /m3) Tổng thu Giá trị hiện ròng năm t Giá trị hiện rịng tích dồn BCR (r = 14%) Giá trị hiện ròng năm t Giá trị hiện ròng tích dồn Giá trị hiện rịng năm t Giá trị hiện rịng tích dồn 2000 2440 20 1000 5460 0 0 -5460 -5460 -5460 0 -5460 -5460 0 -5460 -5460 0 3440 20 400 3860 0 0 -3860 -3386 -8846 0 -3328 -8788 0 -3271 -8731 0 0 0 0 0 0 -8846 0 0 -8788 0 0 -8731 0 0 0 0 0 0 -8846 0 0 -8788 0 0 -8731 0 0 0 0 0 0 -8846 0 0 -8788 0 0 -8731 0 0 0 0 0 0 -8846 0 0 -8788 0 0 -8731 0 0 150 480 72000 72000 32802 23956 3.7 29552 20764 3.4 26671 17940 3.1 3422 2966 2966 2563

3.2.3. Phân tích tính bền vững mơi trường

- Chống mất đất do xói mịn rửa trơi: Thực tế cho thấy, các hoạt động canh tác trên đất dốc ln gây ra xói mịn rửa trơi. Trên đất có rừng trồng sản xuất (cây keo), lượng mất đất do xói mịn rửa trơi rất thấp. Tuy cây keo có độ che phủ khơng dày như những loại cây khác nhưng lớp lá rơi rụng xuống tạo bề mặt che chắn cho đất khơ bị xói mịn khi mùa mưa đến. Tuy nhiên, hiện nay người dân địa phương vẫn khai thác gỗ bừa bãi, đây là ngun nhân khiến đất bị xói mịn. Vì vậy, cần áp dụng biện pháp trồng gối cho cây keo, không để đất trống, khơng để đất bị xói mịn. Trên đất trồng cây ăn quả, khả năng mất đất do xói mịn cao hơn so với đất trồng rừng. Để tận dụng ánh sáng và dinh dưỡng, khi cây còn nhỏ người dân đã trồng với khoảng cách khá lớn, cây chưa khép tán đã gây xói mịn rửa trơi, làm tăng khả năng mất đất. Tuy nhiên trong quá trình trồng cây ăn quả nếu có kèm theo các biện pháp giảm thiểu xói mịn như trồng xen hoặc nơng lâm nghiệp kết hợp thì lượng mất đất do xói mịn chỉ ở mức yếu, do vậy có tác dụng bảo vệ và duy trì tốt mơi trường đất đối với xói mịn.

- Sự biến đổi một số chỉ tiêu lý hóa của đất: Các đặc tính lý hóa của đất biểu hiện ở khả năng sản xuất của đất. Đất đỏ vàng trên đá phiến sét phân bố trên các dạng địa hình núi thấp và đồi thoải nên được sử dụng vào mục đích trồng cây ăn quả (vải) và trồng rừng. Do áp dụng biện pháp bón phân, tưới nước và thường xuyên bổ sung lượng mùn được phân hủy từ sản phẩm rơi rụng của cây vải đã tạo cho đất có độ phì cao. Hàm lượng chất hữu cơ ở tầng mặt khá lớn và giảm dần theo chiều sâu. Ngồi ra, keo cịn là cây có tác dụng tốt trong cải tạo đất. So với đất dưới trảng cỏ cây bụi, do khơng được sử dụng vào mục đích trồng cây ăn quả, đất có độ phì kém, rất nghèo chất hữu cơ thì trồng keo giúp tăng độ phì cho đất.

Như vậy, hiệu quả sinh thái của trồng vải và trồng keo thể hiện ở tác dụng bảo vệ đất chống xói mịn rửa trơi và duy trì độ phì cho đất.

3.2.4. Phân tích tính bền vững xã hội

Với đặc thù là khu vực đồi núi thấp, cây trồng chủ yếu là lúa thì việc người dân địa phương phát triển trồng cây ăn quả (cây vải) và trồng rừng sản xuất (cây keo) đã mang lại một số vấn đề tích cực.

Phát triển loại hình trồng cây lâm nghiệp đã giải quyết việc làm cho người lao động đồng thời nâng cao mức sống cho người dân địa phương thể hiện qua hiệu quả kinh tế. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng cho khu vực nghiên cứu.

Phát triển sản xuất cây trồng góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế nông thôn. Trồng vải tạo ra nguồn nông sản quan trọng cho cơng nghiệp chế biến, hình thành các cơ sở chế biến hoa quả, dịch vụ kinh doanh sản phẩm hoa quả, phân bón và vật tư sản xuất. Trồng keo khơng chỉ mang lại lợi ích về mặt kinh tế mà cịn mang lại lợi ích về mơi trường, phù hợp với tập quán canh tác của người dân và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Sản phẩm gỗ của keo có thể dùng chống lị than, làm giấy, đồ gia dụng,… có hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với trồng lúa hay trồng bạch đàn.

3.2.5. Đánh giá tổng hợp

Qua kết quả đánh giá thích nghi sinh thái thì diện tích thích nghi cho trồng vải là 112 ha, trồng keo là 204,2 ha. Đối với cây vải, mặc dù thu nhập bình quân một năm nhiều hơn so với cây keo, tuy nhiên các sản phẩm nơng sản ln có giá trị khơng ổn định trên thị trường. Ngồi ra trồng vải có độ rủi ro hơn trồng keo, năm được mùa, năm mất mùa. Vì vậy, diện tích trồng vải khơng nên mở rộng, chỉ dừng lại ở quy mơ hộ gia đình. Đối với cây keo, khơng mang lại rủi ro từ khi trồng tới khi thu hoạch, hơn nữa nhu cầu về gỗ trên thị trường đang rất lớn, keo có tác dụng cải tạo đất, tạo cảnh quan đẹp và khơng khí trong lành. Trước thực tế trên, khu vực nghiên cứu nên mở rộng diện tích trồng keo, vừa tạo thêm thu nhập cho người dân, vừa tăng diện tích che phủ rừng.

3.3. PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG CẢNH QUAN

Phân tích chức năng cảnh quan dựa trên việc phân tích cấu trúc cảnh quan và việc đánh giá cảnh quan cho các mục đích. Chức năng biểu hiện những đặc tính là

chức năng cảnh quan, ngược lại chức năng thể hiện ra bên ngoài của cấu trúc cảnh quan. Cảnh quan có hai chức năng cơ bản: chức năng tự nhiên và chức năng kinh tế xã hội. Chức năng tự nhiên đảm nhiệm việc điều khiển cấu trúc cảnh quan để tiếp nhận các dòng năng lượng, vật chất đầu vào sao cho sự tồn tại và phát triển của cảnh quan được tốt nhất và thải ra đầu ra những gì thừa hoặc có hại, đồng thời là dấu hiệu để điều tiết đầu vào. Chức năng kinh tế xã hội là khả năng sử dụng cảnh quan vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội, là thuộc tính thể hiện bên ngồi của chức năng tự nhiên và chỉ xuất hiện khi có con người. Nếu sự tác động của con người phù hợp với chức năng kinh tế thì sẽ dẫn đến bền vững về mối quan hệ giữa tự nhiên và con người.

Quá trình đánh giá chức năng cảnh quan cho khu vực nghiên cứu cần thoả mãn những điểm sau:

- Thứ nhất, do chức năng cảnh quan bị chi phối chủ yếu bởi cấu trúc cảnh quan nên một đơn vị cảnh quan dù có sự đồng nhất về cấu trúc đứng nhưng có sự khác biệt về cấu trúc ngang và cấu trúc thời gian sẽ có những chức năng khác nhau. Vì vậy, chức năng chính cấp 1 được đưa ra dưới đây mang tính tổng hợp cao, khi xét cụ thể đối với từng tiểu vùng chức năng thì các chức năng có thể thay đổi.

- Thứ hai, có sự khác biệt rõ rệt giữa chức năng cảnh quan và hướng sử dụng cảnh quan. Con người tác động vào cảnh quan theo nhiều hướng sử dụng, hướng sử dụng có thể trùng hoặc khơng trùng với chức năng cảnh quan. Nếu hướng sử dụng phù hợp với chức năng của cảnh quan thì sự tác động được coi như bền vững và ngược lại. Hướng sử dụng phản ánh trình độ tác động của con người lên cảnh quan. - Thứ ba, cần khẳng định sự tác động của con người làm thay đổi chức năng cảnh quan. Nếu sự tác động của con người đủ mạnh vượt quá “ngưỡng cảnh quan”, sẽ gây ra sự biến đổi về cấu trúc cảnh quan, do đó làm thay đổi chức năng.

Đối với khu vực phía tây thị xã Sơn Tây, đánh giá đặc tính đa chức năng của cảnh quan được tiếp cận theo hướng xây dựng mơ hình tích hợp các chức năng thành phần và tính tốn ra một chỉ số định lượng duy nhất. Trong trường hợp này, các chức năng riêng rẽ được xác định định tính nên ta sử dụng mơ hình bán định lượng. Chức năng cảnh quan được xác định dựa trên hệ thống phân loại chức năng cảnh quan của Niemann (1977). Theo đó, những chức năng đáp ứng được sẽ được

cấp chức năng (nhóm chức năng, chức năng chính, chức năng phụ). Kết quả thống kê là tổng số chức năng theo từng cấp. Kết quả này được phân chia theo dạng cảnh quan nhằm phân tích sự thay đổi đặc tính đa chức năng của cảnh quan khu vực.

Bảng 3.23. Kết quả đánh giá giá trị đa chức năng của cảnh quan khu vực phía tây thị xã Sơn Tây

Đa chức năng Dạng cảnh quan

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Kết quả thống kê các cấp chức năng: - Chức năng bậc 1 (nhóm chức năng) 3 3 3 3 1 1 0 1 1 1 1 2 2 3 3 - Chức năng bậc 2 (chức năng chính) 6 6 6 4 1 2 0 1 2 2 3 2 2 5 5 - Chức năng bậc 3 (chức năng phụ) 11 11 11 5 1 2 0 1 2 2 4 2 2 8 8

I. Nhóm chức năng sản xuất (chức năng kinh tế) 1 1 1 1 1 0 0 1 0 0 0 1 1 1 1

I.1. Cung cấp các tài nguyên tái tạo 1 1 1 1 1 0 0 1 0 0 0 1 1 1 1

I.1.a. Sản phẩm từ sinh khối (thích hợp với canh tác) (thực vật, động vật) 0 0 0 1 1 0 0 1 0 0 0 1 1 1 1

I.1.b. Nguồn nước (Nước mặt, nước ngầm) 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1

I.2. Cung cấp các tài nguyên không tái tạo 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

I.2.a. Chất dinh dưỡng, vật liệu xây dựng 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

I.2.b. Nhiên liệu hóa thạch 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

II. Nhóm chức năng sinh thái 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 1 1 1 1

II.1. Điều chỉnh các dòng vật chất và năng lượng 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1

II.1.a. Các chức năng thổ nhưỡng (đất)

(Chống xói mịn, chống suy giảm nguồn nước ngầm...) 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

II.1.b. Các chức năng thủy văn (nước)

II.2. Điều chỉnh và phục hồi các quần thể và quần xã (thực vật và động vật) 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0

II.2.a. Tái sản xuất và tái sinh sinh học các sinh quần lạc (tự phục hồi và duy trì) 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

II.2.b. Điều chỉnh quần thể lồi (ví dụ, lồi gây hại) 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

II.2.c. Bảo tồn nguồn gen 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0

III. Nhóm chức năng xã hội 1 1 1 1 0 1 0 0 1 1 1 0 0 1 1

III.1. Chức năng tâm lý 1 1 1 0 0 1 0 0 1 1 1 0 0 1 1

- Chức năng thẩm mỹ (phong cảnh) 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 1 1

- Chức năng dân tộc (nguồn gen, di sản văn hóa) 1 1 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 0 0 0

III.2. Chức năng thông tin 1 1 1 1 0 1 0 0 1 1 0 0 0 1 1

- Chức năng cho khoa học và giáo dục 0 0 0 0 0 1 0 0 1 1 0 0 0 0 0

- Chỉ thị sinh học của điều kiện môi trường 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1

III.3. Chức năng sinh thái nhân văn 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 1 1

- Ảnh hưởng sinh khí hậu 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 1 1

- Các chức năng lọc và đệm (các ảnh hưởng hóa học - đất/nước/khơng khí) 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 1 1

- Ảnh hưởng âm học (điều khiển tiếng ồn) 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0

III.4. Các chức năng giải trí

(phức hợp của các tác động tâm lý và sinh thái nhân văn) 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0

(Nguồn: Hệ thống phân loại chức năng cảnh quan của Niemann (1977), kết quả phân tích cấu trúc cảnh quan, kết quả đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển cây trồng nơng lâm nghiệp)

Các kết quả phân tích cấu trúc cảnh quan (chương 2) và đánh giá cảnh quan cho phát triển cây trồng nông lâm nghiệp là cơ sở quan trọng để tiến hành phân loại và lượng giá chức năng cảnh quan. Dạng cảnh quan được xác định là đơn vị không gian cơ sở để tiến hành phân tích chức năng cảnh quan.

3.4. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG CẢNH QUAN 3.4.1. Nguyên tắc chung 3.4.1. Nguyên tắc chung

Sử dụng cảnh quan có khả năng phát triển kinh tế, khai thác và sử dụng tài nguyên và các giải pháp hữu hiệu cho bảo vệ mơi trường khu vực phía tây thị xã Sơn Tây, bao gồm các xã Thanh Mỹ, xã Xuân Sơn và phường Xuân Khanh được hoạch định dựa vào các căn cứ khoa học về hiện trạng tài nguyên, môi trường và xu hướng biến động của chúng trên mỗi tiểu vùng cảnh quan đối với sự phát triển bền vững của khoa học.

Định hướng cảnh quan với mục tiêu sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đất và nước của khu vực nghiên cứu cần đảm bảo một số yêu cầu mang tính nguyên tắc như sau:

- Phù hợp đặc điểm phân hóa cảnh quan lãnh thổ, đồng thời, đảm bảo được khả năng duy trì cấu trúc và các chức năng quan trọng của lãnh thổ.

- Phù hợp với tiềm năng tài nguyên đất và nước của khu vực nghiên cứu. - Đảm bảo không tiếp tục làm suy thoái tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường đất và nước.

- Tôn trọng hiện trạng sử dụng tài nguyên được xem là hợp lý hoặc một số thực trạng không thể thay đổi được nữa.

- Kết hợp đẩy mạnh các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội với tập trung giải quyết các vấn đề môi trường tại địa phương, nâng cao chất lượng môi trường.

3.4.2. Định hướng sử dụng cảnh quan

Kết quả đánh giá cảnh quan kết hợp với phân tích cấu trúc và chức năng cảnh quan là cơ sở đưa ra định hướng tổng hợp sử dụng cảnh quan cho từng tiểu vùng cụ

a) Tiểu vùng 1: Tiểu vùng cảnh quan nông lâm nghiệp và quần cư trên gị thoải và đồng bằng tích tụ Thanh Mỹ

Địa hình gồm gị đồi thoải, có các đỉnh cao 25 - 40m, những gò đồi này nằm trên bề mặt khá đồng nhất (độ cao từ 20 - 30m). Mạng lưới thủy văn không phong phú, thường chỉ bao gồm một số hồ sót tồn tại giữa các khe hẻm, thung lũng nhưng diện tích khơng lớn. Với những điều kiện trên, tiểu vùng này có tiềm năng lớn trong việc phát triển lâm nghiệp và chuyên canh lúa. Khoảng cách tới trung tâm xã khá gần nên hầu như là nơi tập trung của phần lớn dân cư trong toàn khu vực.

- Cảnh quan ưu tiên trồng rừng sản xuất (ký hiệu số 1): Gồm phần diện tích

trên các đỉnh đồi và phần sườn trên của các đồi thấp đó. Các cảnh quan này có giá trị đa chức năng cảnh quan cao nhất (chức năng bậc 1 = 3; chức năng bậc 2 = 6; chức năng bậc 3 11), biểu thị tiềm năng có thể định hướng cho phát triển nhiều mục đích khác nhau. Địa hình bị chia cắt ngang ít, thành phần vật chất chủ yếu là đá phiến kết tinh giàu biotit, dễ bị rửa trơi. Vì vậy, tại khu vực này có thể ưu tiên phát triển rừng sản xuất để phục hồi, cải tạo đất, bảo vệ mơi trường, phịng tránh nguy cơ tai biến thiên nhiên như trượt lở đất. Lựa chọn cây keo cho khu vực là cây thích hợp nhất vì có sức sinh trưởng nhanh, chịu hạn tốt và có hiệu quả cao hơn về mặt kinh tế và môi trường. Bên cạnh việc phát triển rừng, ưu tiên bảo vệ đất và bảo vệ rừng, chống xói mịn đất, khai thác hợp lý rừng sản xuất.

- Cảnh quan ưu tiên phát triển quần cư nông thôn và phát triển cây lâu năm (ký hiệu số 2): Bao gồm các cảnh quan phân bố trên các bề mặt pediment bằng

phẳng. Đây là cảnh quan có chức năng chuyên biệt cao với giá trị đa chức năng thấp nhất trong các dạng cảnh quan (chức năng bậc 1, bậc 2 và bậc 3 đều bằng 1). Với các vùng đồi thoải (chân đồi), có thể tiến hành trồng cây ăn quả, cây lâu năm. Qua đánh giá thích nghi cho cây vải thấy rằng khu vực có diện tích đất rất thích nghi khơng nhiều, đa phần các cây vải được trồng trên đất thích nghi trung bình vì vậy khi trồng người dân nên kết hợp với các biện pháp kỹ thuật về chăm sóc và bón phân cho cây để tăng hiệu quả sản xuất. Đối với các khe hẻm, các hồ cần tiến hành nạo vét, khơi thông để đưa vào sử dụng cho mục đích ni trồng thủy sản hoặc các

chuyên dùng, cần chú ý tới việc nâng cao hệ thống bảo vệ môi trường đất và nước (hệ thống xử lý nước thải, cống, tăng cường thêm tuyến thu gom rác..).

- Cảnh quan ưu tiên phát triển nơng nghiệp (ký hiệu số 3): Cảnh quan này có

chức năng chuyên biệt với giá trị đa chức năng ở mức thấp (chức năng bậc 1, bậc 2 và bậc 3 đều bằng 2). Đây là khu vực có địa hình phân hóa mạnh, khu vực cao hơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích cấu trúc và chức năng cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước khu vực phía tây thị xã sơn tây, hà nội (Trang 82 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)