Tỷ trọng các ngành khu vực nghiên cứu năm 2011

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích cấu trúc và chức năng cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước khu vực phía tây thị xã sơn tây, hà nội (Trang 45 - 46)

Khu vực

Tỷ trọng (%) Thanh Mỹ Xuân Sơn

Xuân Khanh 1. Nông nghiệp 45,64 59,2 32,07 - Trồng trọt 30 43 22,74 - Chăn nuôi 15,64 16,2 9,33 2. CN - TTCN - XD 30 28,79 33 3. Dịch vụ - Thương mại 24,36 12,01 34,39

(Nguồn: Số liệu thống kê các xã)

Ngoài các nhân tố như địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn hay thổ nhưỡng, lớp phủ sử dụng đất thì quá trình thành tạo cảnh quan cịn phụ thuộc vào các hoạt động phát triển của con người tại khu vực nghiên cứu là hoạt động nông nghiệp, hoạt động công nghiệp - xây dựng.

- Hoạt động nông nghiệp: Xuất phát từ điều kiện tự nhiên thuận lợi và nhu

cầu cần lương thực thì con người đã tận dụng tài nguyên sẵn có để trồng trọt và phát triển các giống cây trồng cho mình. Thơng qua các hoạt động đó đã tạo nên các cảnh quan lúa nước, hoa màu, rừng trồng sản xuất, nuôi trồng thủy sản.

- Hoạt động công nghiệp - xây dựng: tác động đáng kể tới cảnh quan. Xây

dựng các cụm, điểm công nghiệp, khu quần cư có vai trị hình thành cảnh quan quần cư và khu công nghiệp.

2.2. CẤU TRÚC CẢNH QUAN 2.2.1. Hệ thống phân loại cảnh quan 2.2.1. Hệ thống phân loại cảnh quan

Hệ thống phân loại cảnh quan là một khâu quan trọng để thành lập bản đồ cảnh quan. Một hệ thống phân loại cảnh quan logic, hợp lý cho phép chúng ta nhận thức đúng đắn các quy luật phân hóa tự nhiên, đặc điểm hình thành và cấu trúc cảnh quan một lãnh thổ. Chính vì vậy, khi tiến hành nghiên cứu, thành lập bản đồ cảnh quan một lãnh thổ cụ thể, các tác giả thường lựa chọn và xây dựng một hệ thống phân loại phù hợp với đặc thù tự nhiên của lãnh thổ đó, đáp ứng mục đích, yêu cầu của việc nghiên cứu cũng như tỷ lệ nghiên cứu. Dựa trên hệ thống phân loại cảnh

quan, bản đồ cảnh quan được thành lập mang tính tổng hợp, phản ánh sự phân hóa khơng gian của lãnh thổ.

Trên cơ sở phân tích ưu, nhược điểm của hệ thống phân loại cảnh quan, hệ thống phân loại cảnh quan Việt Nam của Nguyễn Thành Long và nnk (1992) được lựa chọn phục vụ xây dựng bản đồ cảnh quan khu vực nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích cấu trúc và chức năng cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước khu vực phía tây thị xã sơn tây, hà nội (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)