Dạng sử dụng Khoảng cách điểm Dạng cảnh quan Mức thích nghi Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) Trồng keo 2,34 - 3,0 1,3,4 S1 204,2 7,4 1,67 - 2,34 2, 6, 7, 9, 10, 11 S2 1367 49,4 1,0 - 1,67 - S3 - 0 5, 8, 12, 13 N 1194 43,2
Kết quả đánh giá tổng hợp và phân hạng mức độ thích nghi sinh thái ở bảng 3.6 cho thấy tiềm năng sinh thái của các dạng cảnh quan ở khu vực nghiên cứu đối với cây keo như sau:
- Trong 13 dạng cảnh quan được đánh giá, 4 dạng (5, 8, 12, 13) có điểm số trung bình nhân là 0. Đa phần, các dạng cảnh quan này có một số chỉ tiêu bị giới hạn như khả năng thoát nước kém (dạng cảnh quan bị ngập nước định kỳ hoặc ngập nước thường xuyên), đất thuộc loại giữ nước (Fl, Pb) được xếp vào hạng khơng thích nghi có diện tích là 1194 ha, chiếm 43,2% tổng diện tích của khu vực nghiên cứu. Các dạng cảnh quan phân bố rải rác tồn khu vực, chủ yếu trên các loại hình trồng lúa.
- 9 dạng cảnh quan còn lại được phân ra làm 3 mức độ thích nghi là rất thích nghi, thích nghi trung bình, ít thích nghi. Tuy nhiên, qua q trình đánh giá và phân hạng, mức độ ít thích nghi khơng có trong khu vực nghiên cứu.
- Mức độ rất thích nghi chỉ có 204,2 ha, chiếm 7,4% tổng diện tích, tập trung chủ yếu trên các dạng địa hình tương đối bằng phẳng có đất đỏ vàng trên đá phiến
thoát nước tốt và khơng có tầng kết von. Các dạng cảnh quan thích nghi trồng keo nhất là 1, 3, 4.
- Mức độ thích nghi trung bình có diện tích tương đối lớn 1367 ha, chiếm 49,4%. Cảnh quan 2, 6, 7, 9, 10, 11 thích nghi trung bình với loại hình này hạn chế bởi một số nhân tố sinh thái loại đất, thành phần cơ giới, khả năng thốt nước.
Từ đây ta có thể thấy trong khu vực nghiên cứu, keo được người dân trồng trên khu vực đồi thấp. Ở đây có đủ điều kiện thuận lợi để loại hình này phát triển.
3.2.2. Phân tích hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng
a. Phân tích chi phí - lợi ích cây vải
Khu vực nghiên cứu có diện tích trồng vải tương đối lớn, tập trung chủ yếu ở hai xã Xuân Sơn, Xuân Khanh. Đây là cây trồng dài ngày nên các chi phí cần bỏ ra gồm: giống, phân bón, thuốc trừ sâu và cơng thu hoạch. Phân bón và thuốc trừ sâu được đầu tư hàng năm. Hầu hết có hộ chỉ thuê lao động vào mùa thu hoạch do vải chỉ thu hoạch trong khoảng thời gian rất ngắn khoảng 20 ngày. Cây vải trồng sau 3 năm là thu hoạch được. Khi cây bắt đầu ra quả thì lượng phân bón mỗi năm đều tăng lên. Tuy nhiên, vải ở đây ít được đầu tư hơn so với các khu vực khác nên sản lượng khơng cao. Sau 7 năm thì cây bắt đầu cho quả ổn định với sản lượng trung bình từ 5 - 6 tấn/ha/năm. Như vậy, trong 3 năm đầu chưa thu được lãi.
Theo bảng phân tích chi phí - lợi ích cây vải (phụ lục 02) có thể thấy với chiết khấu 16%, sau 20 năm giá trị hiện ròng thu được tổng cộng là 119,3 triệu. Tuy nhiên giá trị hiện ròng bắt đầu thấp dần từ năm thứ 18 và có khả năng bị thua lỗ. Điều đó có nghĩa là bắt đầu từ năm thứ 18, nếu tiếp tục trồng vải sẽ bị lỗ.
Khoảng 6 năm đầu, quá trình trồng vải chưa mang lại lợi nhuận cho người dân. Trong giai đoạn này ngoài việc trồng và chờ vải ra hoa kết trái thì sản lượng thu hoạch là khơng cao, kèm theo đó thị trường tiêu thụ chưa được mở rộng nên người dân bán vải với giá tiền còn thấp, 6000đ/kg vải. Số tiền này chưa mang lại cho người trồng khoản lợi khi đã trừ đi chi phí mua giống, phân bón, thuốc trừ sâu, cơng thu hoạch.
Trong những năm tiếp theo, thị trường tiêu thụ đã được mở rộng cộng với sản lượng vải cao hơn rất nhiều nên thu nhập tương đối có lợi cho người dân, cao nhất đạt 119 triệu.
Tuy nhiên, vào những năm gần đây, giá vải đã tụt xuống 2.000đ, có ngày chỉ còn giao được với giá 1.200 - 1.500đ/kg. Theo những người trồng vải, nếu bán quả vải với giá này thì ngay cả cơng thu hoạch cũng chưa đủ chứ chưa tính đến chi phí đầu tư chăm sóc cây vải. Các hộ trồng vải huy động người nhà ra thu hoạch vải, chọn phân loại vải chứ không thuê người bẻ vải như những năm trước đây vì theo họ nếu thuê sẽ bị lỗ. Theo những người trồng vải, lượng thương nhân về mua vải là khá nhiều, xe ô tô xếp hàng dài, tuy nhiên người dân lại khơng muốn bán vì bị chào ép giá. Rất nhiều hộ trồng vải ở những vùng cách xa điểm thu mua hàng chục cây số, nhưng khi chở vải ra đến nơi thì lại khơng bán được vải. Do nguồn thu từ vải không ổn định, kém hiệu quả nên nhiều chủ vườn đã mạnh dạn chặt vải để trồng keo và một số cây ăn quả khác.
b. Phân tích chi phí - lợi ích cây keo
Cây keo là loại cây lâm nghiệp khá phổ biến trong những năm gần đây. Cây có tốc độ sinh trưởng tốt, chỉ sau 7 năm có thể thu hoạch được. Cây có tác dụng bảo vệ đất, chống xói mịn. Cây keo khơng mất cơng đào gốc như cây bạch đàn, sau thu hoạch chỉ cần đốt gốc là vụ sau có thể trồng tiếp. Tuy nhiên, cây keo không phải là loại cây tái sinh.
Trồng keo có ưu điểm là chỉ mất chi phí cho mua giống và cơng trồng, đào hố, khơng mất cơng chăm sóc thường xun như cây vải. Qua bảng phân tích chi phí - lợi ích cây keo (phụ lục 03), với vốn đầu tư ban đầu 9,3 triệu đồng cho giống, phân bón, thuốc sâu và cơng trồng, cho đến năm thứ 7 keo mới cho sản lượng và thu được 72 triệu đồng. Đối với hệ số chiết khấu 16% thì sau 7 năm cây keo thu được giá trị là khoảng 20,7 triệu đồng. Rõ ràng, hiệu quả kinh tế của keo mang lại là rất cao.