Kết quả đánh giá mức độ thích nghi đối với cây vải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích cấu trúc và chức năng cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước khu vực phía tây thị xã sơn tây, hà nội (Trang 77 - 78)

Dạng sử dụng Khoảng cách điểm Dạng cảnh quan Mức thích nghi Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) Trồng vải 2,34 - 3,0 3,4 S1 112 4,1 1,67 - 2,34 6, 7, 9, 10, 11 S2 1475 53,3 1,0 - 1,67 - S3 - - 0 1, 2, 5, 8, 12, 13 N 1178 42,6

Kết quả đánh giá tổng hợp và phân hạng mức độ thích nghi sinh thái ở bảng 3.5 cho thấy tiềm năng sinh thái của các dạng cảnh quan ở khu vực nghiên cứu đối với cây vải như sau:

Trong 13 dạng cảnh quan được đánh giá, 6 dạng (1, 2, 5, 8, 12, 13) có điểm số trung bình nhân là 0. Các dạng cảnh quan này có ít nhất một trong số các chỉ tiêu giới hạn sinh thái mà cây vải không thể vượt qua như khả năng thoát nước kém (dạng cảnh quan bị ngập nước định kỳ hoặc ngập nước thường xuyên), độ dốc địa hình lớn (8 - 15º), đất thuộc loại giữ nước (Fl, Pb) được xếp vào hạng khơng thích nghi có diện tích là 1176 ha, chiếm 42,6% tổng diện tích của khu vực nghiên cứu. Các dạng cảnh quan phân bố rải rác toàn khu vực, chủ yếu trên các loại hình trồng lúa, trồng keo.

7 dạng cảnh quan còn lại được phân ra làm 3 mức độ thích nghi là rất thích nghi, thích nghi trung bình, ít thích nghi. Tuy nhiên, qua q trình đánh giá và phân hạng, mức độ ít thích nghi khơng có trong khu vực nghiên cứu.

Mức độ rất thích nghi chỉ có 112 ha, chiếm 4,1% tổng diện tích, tập trung chủ yếu trên các dạng địa hình tương đối bằng phẳng có đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp), độ dày tầng đất >100cm, khả năng thoát nước tốt và khơng có tầng kết von. Các dạng cảnh quan thích nghi trồng vải nhất là 3, 4.

Mức độ thích nghi trung bình có diện tích tương đối lớn 1475 ha, chiếm 53,3%. Cảnh quan 6, 7, 9, 10, 11 thích nghi trung bình với loại hình này do bộ rễ

sâu trung bình vì thế đã làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây vải, cây không mang lại hiệu quả cao nhất có thể.

Tương tự như cây vải, kết quả đánh giá tổng hợp cho thấy trong phạm vi khu vực nghiên cứu có tất cả 3 dạng cảnh quan rất thích nghi cho loại hình trồng keo, 6 dạng cảnh quan thích nghi trung bình, khơng có dạng cảnh quan kém thích nghi và có 4 dạng cảnh quan khơng thích nghi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích cấu trúc và chức năng cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước khu vực phía tây thị xã sơn tây, hà nội (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)