Khí hậu và thủy văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích cấu trúc và chức năng cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước khu vực phía tây thị xã sơn tây, hà nội (Trang 38 - 40)

2.1.1 .Vị trí địa lý

2.1.3. Khí hậu và thủy văn

a) Khí hậu

Khu vực phía tây thị xã Sơn Tây có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một mùa đơng lạnh. Theo số liệu của trạm quan trắc khí tượng Sơn Tây, khu vực này có các đặc trưng khí hậu sau:

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm là 22,3ºC, nhiệt độ trung bình tháng

cao nhất là 28,8ºC (tháng 6), thấp nhất là 15,9ºC (tháng 12), mùa đông từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10.

- Chế độ ẩm: Độ ẩm khơng khí tương đối cao, trung bình đạt 84%. Lượng mưa trung bình là 1839 mm/năm, cao nhất vào các tháng 7, 8, 9 với tổng lượng mưa là 833,8 mm, thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2. Số ngày mưa trung bình trong năm là 140,2 ngày. Mùa mưa chiếm 91,5% tổng lượng mưa cả năm.

- Chế độ gió: Hướng gió thay đổi theo mùa, vận tốc trung bình năm là 18

m/s. Mùa lạnh, hướng gió thịnh hành là gió mùa đơng bắc, các tháng cịn lại chủ yếu là gió mùa tây nam.

Hình 2.2: Biểu đồ lượng mưa trung bình tháng tại trạm khí tượng Sơn Tây

Những đặc trưng ở trên phản ánh sự thay đổi thởi tiết trong năm và nhiều năm. Điều này đã gây ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt và sản xuất của người dân: có những năm hạn hán kéo dài, không đủ nước tưới cho sản xuất nơng nghiệp; có những năm lại ngập úng kéo dài làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất.

b) Thủy văn

- Dịng chảy mặt: Mạng lưới sơng, hồ ao trong phạm vi khu vực nghiên khá dày đặc. Trong khu vực nghiên cứu có một số hồ quan trọng. Hồ Xn Khanh có diện tích 4,07 km2, dung tích 6,12 triệu m3, trong đó dung tích có ích là 5,61 m3, cung cấp nước cho các xã: Cam Thượng, Đường Lâm, Trung Hưng, Thanh Mỹ, Xuân Sơn và cụm công nghiệp Xuân Sơn. Đầm Đường: cung cấp nước cho các xã Thụy An, Xuân Sơn và Cam Thượng.

- Dòng chảy ngầm: Khu vực nghiên cứu tồn tại 2 dạng nước dưới đất:

Các tầng chứa lỗ hổng: Đất đá chứa nước là các trầm tích bở rời, chiều dài của vùng phân bố nước lớn hơn nhiều lần so với chiều rộng, tầng chứa nước thứ nhất thường có bề mặt tự do cịn tầng thứ 2 thì có áp lực yếu, mực nước thường rất gần mặt đất, nói chung chất lượng nước đạt tiêu chuẩn trừ một số nơi nước bị nhiễm bẩn do hàm lượng sắt trong nước quá cao.

Tầng chứa khe nứt: Các tầng này có diện phân bố rộng chiếm 1/3 diện tích lãnh thổ. Nhìn chung, các tầng chứa nước thường trùng với các đá cacbonat, cát kết,… xen kẽ với đá sét, sét vôi, bột kết. Các đá cacbonat chứa nước thường nứt nẻ mạnh và phát triển hang hốc. Chiều dày của tầng chứa nước thường từ vài chục đến 100m, đôi khi lớn hơn.

Chất lượng nước của các tầng đạt chất lượng nước tốt, đạt tiêu chuẩn cung cấp cho sinh hoạt, tuy nhiên có một số nơi nước có hàm lượng sắt cao nên cần xử lý. Trong vùng có các đơn vị chứa nước sau:

+ Đới chứa nước khe nứt trong đá trầm tích phức hệ sơng Hồng. + Tầng chứa nước vỉa khe nứt, lỗ hổng tuổi Neogen.

+ Tầng chứa nước trong trầm tích cát, cuội, sỏi trong hệ tầng Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích cấu trúc và chức năng cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước khu vực phía tây thị xã sơn tây, hà nội (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)