Nghĩa của đề tài nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp giúp HS trường THPT ứng phó với những định kiến và hành vi xâm kích học đường (Trang 48 - 49)

3 Tháng 9/2021 2/2022 sung một số giải pháp để kiểm định độ tin cậy của các giải pháp đề ra.

1.2. nghĩa của đề tài nghiên cứu

Qua quá trình nghiên cứu và ứng dụng đề tài, chúng tôi nhận thấy đề tài này mang lại những ý nghĩa thiết thực đối với các em HS, GV, nhà trường và toàn xã hội.

- Đối với HS: Nâng cao nhận thức của HS về nguyên nhân, thực trạng, hậu quả của việc phán xét mang tính định kiến và những hành vi gây hấn, xâm kích đối với bạn bè. Đồng thời, các em được trang bị các kĩ năng ứng phó tích cực khi là nạn nhân. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả học tập của HS trong nhà trường.

- Đối với GV: chúng tơi có thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, giáo dục và tư vấn tâm lí cho HS.

- Đối với nhà trường: việc rèn kỹ năng ứng phó với định kiến và hành vi xâm kích theo chiều hướng tích cực sẽ góp phần xây dựng “Trường học thân thiện,

HS tích cực” tạo dựng một mơi trường học tập lành mạnh. Từ đó, nâng cao chất

lượng giáo dục và phù hợp với nguyên tắc giáo dục hiện đại của thế giới “Học để biết, học để làm, học để chung sống cùng nhau và học để tự khẳng định mình”.

- Đối với xã hội: Các em HS sẽ là những chủ nhân tương lai của đất nước. Khi các em nhận thức được những hậu quả nghiêm trọng của những phán xét mang tính định kiến và hành vi gây hấn, bắt nạt, xâm kích gây ra, các em sẽ biết thay đổi, biết tôn trọng, thấu hiểu và yêu thương người khác. Mặt khác, khi được trang bị

các kỹ năng các em sẽ sống tích cực hơn, dễ dàng hịa nhập với đời sống xã hội, từ đó góp phần thúc đẩy xã hội phát triển văn minh và tốt đẹp hơn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp giúp HS trường THPT ứng phó với những định kiến và hành vi xâm kích học đường (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w