CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VAY TIÊU DÙNG CỦA

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VAY TIÊU DÙNG CỦA KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CN CHÂU ĐỐC (Trang 77)

CỦA KHÁCH HÀNG TẠI NH TMCP CÔNG THƯONG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CHÂU ĐỐC

3.4.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu

Tính đến năm 2011, dân số tồn tỉnh An Giang là 2.151.000 người, mật độ dân số 608 người/km². Đây là tỉnh có dân số đơng nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Riêng TP. Châu Đốc (nơi đặt trụ sở Chi nhánh Vietinbank Châu Đốc) Dân cư thành phố Châu Đốc sinh sống tập trung ở khu vực ven sông Hậu,ven Quốc lộ 91,tại các phường trung tâm thành phố, tại các khu dân cư...với cơ cấu dân số trẻ, dân cư đô thị chiếm gần 80%. Kinh tế Châu Đốc tăng trưởng nhanh và mạnh. Năm 2012, tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố Châu Đốc đạt 16,10%, thu nhập bình quân đầu người trên 35,36 triệu đồng, tổng vốn đầu tư phát triển gần 2.720 tỷ đồng, lĩnh vực thương mại - dịch vụ - du lịch tiếp tục phát huy thế mạnh, với mức tăng trưởng đạt 18,01% và chiếm 70,47% tỷ trọng cơ cấu kinh tế địa phương. Ngoài ra, thành phố cũng tập trung phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn phường Vĩnh Mỹ, Vĩnh Châu,...

Trong 5 năm qua, cùng với khó khăn chung của cả nước, kinh tế An Giang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân gặp nhiều tác động bất lợi; thiên tai, dịch bệnh diễn biến bất thường. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự nỗ lực của các ngành, các cấp, các doanh nghiệp và nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn duy trì sự phát triển ổn định.

Mức tăng trưởng kinh tế bình quân trong 5 năm (2011 - 2015) đạt 8,63% (giá so sánh 1994), mặc dù không đạt so Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IX nhưng xét về giá trị tuyệt đối thì giai đoạn 2011 - 2015 tăng thêm 8.640 tỷ đồng (giai đoạn 2006 - 2010 chỉ tăng 6.473 tỷ đồng), GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 39,274 triệu đồng (tăng 17,336 triệu đồng so năm 2010; trong khi giai đoạn 2006 - 2010 chỉ tăng 13,134 triệu đồng so năm 2005); cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, nhất là khu vực dịch vụ tăng từ 53,35% năm 2010 lên 60,29 % năm 2015, khu vực nông nghiệp giảm từ 35,53% năm 2010 xuống còn 27,11% năm 2015, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 11,12% năm 2010 lên 12,61% năm 2015.

3.4.1.1 Cơ cấu mẫu theo giới tính

Theo kết quả điều tra cho thấy, giới tính của khách hàng là nam cao hơn với tỷ lệ 60% so với chủ hộ có giới tính là nữ, với tỷ lệ 40%. Tình hình trên cho thấy sự chênh lệch về giới tính của khách hàng trong mẫu khảo sát khơng q lớn, với tỉ lệ chênh lệch khoảng 20%.

Bảng 3.9: Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo giới tính Giới tính Tần số Tỷ lệ (%) Nam 79 60,77 Nữ 51 39,23 Tổng 130 100 (Nguồn: Khảo sát)

3.4.1.2 Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo nghề nghiệp

Bảng 3.10: Cơ cấu mẫu theo nghề nghiệp

Nghề Nghiệp Tần số Tỷ lệ (%)

Công chức/ Viên chức 43 33,08

Công nhân/ Nhân viên 49 37,69 Kinh doanh, buôn bán 27 20,77

Nội trợ 5 3,85

Làm nghề tự do 6 4,62

Tổng 130 100

(Nguồn: Khảo sát)

Từ kết quả khảo sát cho thấy, đối tượng người dân có nhu cầu vay tiêu dùng có sự chênh lệch với nhau. Nghề nghiệp chiếm nhiều nhất là Công nhân/ Nhân viên, với tỷ lệ 37,69%. Kế đó là Cơng chức/ Viên chức, với tỷ lệ là 33,08%.

3.4.1.3 Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo trình độ học vấn

Kết quả bảng 3.11 bên dưới cho thấy trình độ học vấn của khách hàng tương đối cao, tập trung nhiều nhất ở bậc Đại học, chiếm tỷ lệ 54,62% trong tổng số mẫu khảo sát. Kế đó là Trung cấp, cao đằng với tỷ lệ 19,23%. Trung học phổ thông, trên đại học chiếm tỷ lệ thấp hơn lần lượt là 11,54% và 8,46%.

Qua đó cho thấy trình độ học vấn của khách hàng là khá cao, trình độ học vấn càng cao càng thể hiện sự hiểu biết và nhiều lĩnh vực, sử dụng vốn vay đúng mục đích, an tồn khi vay vốn tín dụng. Ngồi ra, yếu tố này cịn ảnh hưởng khá lớn đến việc ra quyết định vay vốn tín dụng ở một Ngân hàng nào đó, người có trình độ học

vấn càng cao càng có sự cân nhắc kỹ lưỡng, cân đối tài chính nhiều lần mới ra quyết định cuối cùng. Việc khách hàng có trình độ càng cao sẽ dễ tìm đến Ngân hàng để vay khi có nhu cầu vốn hơn là các nguồn tín dụng khơng chính thức khác, bởi họ nhận thức rõ những rủi ro mà nguồn tín dụng phi chính thức sẽ mang lại.

Bảng 3.11: Cơ cấu mẫu theo trình độ học vấn

Trình độ học vấn Tần số Tỷ lệ (%) Trung học phổ thông 15 11,54 Trung cấp, Cao đẳng 25 19,23 Đại học 71 54,62 Trên Đại học 11 8.46 Khác 8 6,15 Tổng 130 100 (Nguồn: Khảo sát) 3.4.1.4 Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo thu nhập

Bảng 3.12: Cơ cấu mẫu theo thu nhập

Thu nhập Tần số Tỷ lệ (%) Dưới 5 triệu đồng 34 26,15 5-10 triệu đồng 54 41,54 10-15 triệu đồng 20 15,38 Trên 15 triệu đồng 22 16,92 Tổng 130 100 (Nguồn: Khảo sát)

Thu nhập của khách hàng trong tổng số mẫu nghiên cứu trong khoảng 5-10 triệu đồng chiếm tỷ lệ cao nhất với 41,54%. Chiếm tỷ lệ thấp nhất là 10-15 triệu đồng, với tỷ lệ 15,38%. Thu nhập càng cao càng chứng tỏ tiềm lực tài chính của mỗi cá nhân. Nhất là khi họ có nhu cầu vay vốn Ngân hàng thì căn cứ vào thu nhập hàng tháng mà sẽ quyết định cho họ vay hay không. Đối với lĩnh vực vay vốn tiêu dùng

tại Ngân hàng. Nhóm thu nhập từ 5-10 triệu đồng chiếm đa số điều này chứng tỏ đa số các khách hàng tập trung đông ở thành phần công viên chức và công nhân viên, với mức thu nhập tương đối nên nên nhu cầu vay tiêu dùng cũng khá lớn. Do đó, Ngân hàng nên nắm bắt tình hình thu nhập của từng khu vực trên địa bàn để tăng doanh số cho vay.

3.4.1.5 Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo tuổi

Bảng 3.13: Cơ cấu mẫu theo tuổi

Tuổi Tần số Tỷ lệ (%) 18-24 17 13,08 25-40 60 46,15 41-55 50 38,46 Trên 55 3 2,31 Tổng 130 100 (Nguồn: Khảo sát)

Kết quả điều tra 130 khách hàng từ bảng 3.13 cho thấy độ tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là từ 25-40 tuổi, với 46,15%. Kế đến là độ tuổi từ 41-55 chiếm 38,46%. Độ tuổi càng lớn càng thể hiện kinh nghiệm trong cuộc sống hay sự quyết đoán của chủ hộ trong việc định thực hiện một việc gì đó. Chủ hộ là nam càng tốt trong việc giao dịch với Ngân hàng, cụ thể là gửi tiền hay vay vốn diễn ra thuận lợi hơn, lĩnh vực vay vốn địi hỏi khơng chỉ có kiến thức, kinh nghiệm mà cịn kể đến tính nhanh nhẹn và linh hoạt trong giao tiếp. Tuy nhiên tuổi tác càng cao cũng gây ra những bất lợi nhất định cho chủ hộ, như khả năng tiếp cận vốn ở Ngân hàng....

3.4.1.6 Nguồn thông tin vay vốn tiêu dùng

Nguồn thơng tin (theo như bảng 3.14) được nhiều người tìm đến để vay vốm là nguồn thơng tin từ Báo, đài, internet, quảng cáo, chiếm 38,46%. Hiện nay với trình độ cơng nghệ ngày càng tiên tiến, các hoạt động marketing sản phẩm, quảng bá hình ảnh khơng cịn chỉ thấy ở những tờ rời mà đa số là xuất hiện ở các trang mạng, website của Ngân hàng,…Do đó phần lớn khách hàng có được thơng tin vay tiêu dùng từ các nguồn này. Kế đó là được bạn bè hay những người thân giới thiệu, chiếm 30%. Tác động từ nhân tố này cũng ảnh hưởng khá lớn đến quyết định vay vốn ở một Ngân hàng, nhất là khi chính sách tín dụng hay cách phục vụ khách hàng của Ngân hàng đã thuyết phục được họ. Thông tin do nhân viên Ngân hàng tiếp thị chiếm 23,08% và ít nhất là việc tự tìm đến dịch vụ của khách hàng, chỉ chiếm

8,46%. Vì việc vay vốn là việc khá quan trọng nên đa số mọi người đều có xu hướng tìm hiểu kỹ thơng tin trước khi quyết định vay vốn.

Bảng 3.14: Nguồn thông tin vay vốn tiêu dùng

Nguồn thông tin Tần số Tỷ lệ (%)

Báo, đài, internet, quảng cáo 50 38,46 Bạn bè, người thân 39 30,00 Nhân viên Ngân hàng tiếp thị 30 23,08 Khác (tự tìm đến dịch vụ) 11 8,46 Tổng 130 100 (Nguồn: Khảo sát) 3.4.1.7 Mục đích vay vốn tiêu dùng Bảng 3.15 Mục đích vay vốn tiêu dùng Mục đích tiêu dùng Tần số Tỷ lệ (%)

Mua sắm thiết bị gia đình 29 22,31 Sửa chữa, mua mới phương tiện đi lại 52 40,00 Sửa chữa, xây nhà mới 42 32,31

Khác 7 5,38

Tổng 130 100

(Nguồn: Khảo sát)

Đa số các khách hàng được phỏng vấn sử dụng vốn vay tiêu dùng cho mục đích sửa chữa, mua mới phương tiện đi lại, chiếm 40% và sửa chữa, xây nhà mới, chiếm 32,31%. Mua sắm các thiết bị gia đình chiếm 22,31% trong tổng sô khách hàng được phỏng vấn. Cơ sở hạ tầng ở địa bàn khảo sát cũng ngày càng đuợc nâng cấp tốt hơn, do đó nhu cầu xây nhà cũng như sửa chữa lại nhà cửa cũng là để phù hợp hơn với bộ mặt thành phố của đại đa số người dân nơi đây.

Qua kết quả khảo sát ta có thể thấy, hiện nay sự phát triển nhanh chóng của hoạt động cho vay tiêu dùng đi kèm với sự gia tăng về mức độ đa dạng của hoạt động cho vay tiêu dùng. Nếu như trước đây, đa phần là các haọt động cho vay lớn để

mua nhà, mua các tài sản lớn, thì gần đây hoạt động cho vay tiêu dùng đã đa dạng hơn với một loạt hoạt động cho vay của các Ngân hàng. Như vậy người tiêu dùng có nhiều điều kiện để lựa chọn những sản phẩm vay có lãi suất phù hợp.

3.4.2 Tiềm năng và hạn chế trong CVTD của Ngân hàng ở địa bàn tỉnh An Giang

3.4.2.1 Tiềm năng

Đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng là xu hướng tất yếu, là điều kiện khách quan trong điều kiện nền kinh tế thị trường, song đồng thời đó cũng là chiến lược, là mục tiêu và là thị trường đầy tiềm năng của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Trong những năm gần đây nền kinh tế đã dần khởi sắc, tín dụng có cơ hội tăng trưởng nhưng các NHTM vẫn còn e dè trong việc kiếm lợi nhuận từ khách hàng doanh nghiệp. Đây cũng là tiềm năng cho lĩnh vực CVTD được phát triển mạnh hơn. Địa bàn cũng là nơi có thu nhập bình qn đầu người tương đối, cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cấp và hoàn thiện nên nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng cao hơn. Với dân số trên 2 triệu người là điều kiện vô cùng thuận lợi, là thị trường "khổng lồ" cho lĩnh vực cho vay tiêu dùng phát triển. Chi tiêu vào các việc nhỏ lẻ như mua sắm, sửa chữa nhà cửa và đặc biệt là mua xe, mua nhà trả góp rất lớn.

Như vậy, có thể thấy tiềm năng về lĩnh vực cho vay tiêu dùng là rất rộng lớn, đang mở ra cho hoạt động của các ngân hàng thương mại. Thời gian tới các ngân hàng cần đẩy mạnh lĩnh vực tín dụng tiêu dùng để thực hiện chiến lược đa dạng hoá hoạt động ngân hàng, phân tán rủi ro, kích thích nền sản suất trong nước phát triển và cải thiện đời sống nhân dân, góp phần xố đói giảm nghèo và ổn định trật tự xã hội.

3.4.2.1 Hạn chế

Hiện nay Ngân hàng chưa có sự khoanh vùng và quản lý riêng biệt hoạt động cho vay tiêu dùng. Các sản phẩm cho vay mua nhà chiếm tỷ trọng lớn nhất trong CVTD. Các khoản vay này thường lớn, có thời gian dài và yêu cầu phải có tài sản đảm bảo.

Các gói tín dụng tiêu dùng ưu đãi chưa thực sự thuyết phục khách hàng. Thời gian qua Ngân hàng đã triển khai nhiều gói tin dụng tiêu dùng với lãi suất thấp để thu hút khách hàng, nhưng lượng khách chưa nhiều vì lãi suất ưu đãi chỉ được áp dụng trong 3-6 tháng đầu. Nguyên nhân là do cơ cấu kỳ hạn vốn huy động ngắn hạn vấn chiếm đến 80-90% tổng nguồn vốn huy động.

Lãi suất đối với CVTD vẫn còn khá cao. Do đặc điểm của CVTD là những khoản vay nhỏ, lẻ nên chi phí cho khoản vay thường cao, đối với khoản vay tín chấp, mức lãi suất này cao hơn nữa.

Việc xác nhận mức thu nhập để được vay cũng gây nhiều khó khăn, vì Ngân hàng thường dựa vào mức thu nhập để quyết định cho vay. Nhưng thông thường các

đơn vị chỉ xác nhận người đi vay có phải là cán bộ cơng nhân viên của cơ quan mình hay khơng, chứ họ không xác nhận thu nhập cụ thể từng người là bao nhiêu.

3.4.3 Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay tiêu dùng của khách hàng

3.4.3.1 Phân tích tương quan

a) Tiêu chuẩn đánh giá

 Kiểm tra sự tương quan giữa biến độc lập với biến phụ thuộc.

Hệ số tương quan phải của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc phải >0,3 là được. Theo học giả Cohen (1988, pp.79-81) cho rằng:

- Tương quan yếu (small): r = 0,1 đến 0,29. - Tương quan vừa (medium): r = 0,3 đến 0,49. - Tương quan mạnh (large): r = 0,5 đến 1.

Hệ số nào càng lớn chứng tỏ biến này có khả năng giải thích càng tốt sự biến động của biến phụ thuộc.

 Kiểm tra sự tương quan giữa các biến độc lập với nhau

Xét hệ số tương quan của các cặp biến độc lập, nếu hệ số tương quan > 0,5 thì cần lưu ý khi chạy hồi quy, có thể có hiện tượng đa cộng tuyến giữa hai biến đó.

Nếu hệ số Sig ≤ 0,05 thì sự tương quan của các cặp biến đó có ý nghĩa thống kê.

b) Kết quả phân tích

 Sự tương quan giữa biến độc lập với biến phụ thuộc.

Dựa vào kết quả ở bảng 3.16 ta thấy hệ số tương quan của tất cả các biến đều lớn hơn 0,3. Điều đó cho thấy các biến độc lập có sự tương quan với biến với phụ thuộc.

Các biến thủ tục vay (X1), mức độ an toàn bảo mật (X2), chương trình khuyến mãi (X6) có mối tương quan mạnh với biến phụ thuộc. Với hệ số tương quan đều lớn hơn 0,5. Trong đó biến chương trình khuyến mãi (X6) có mối tương quan mạnh nhất với hệ sơ tương quan là 0,587.

Các biến các sản phẩm cho vay đa dạng (X3), cơ sở vật chất hiện đại (X4), tác phong làm việc của nhân viên NH (X5), lãi suất hợp lý (X7) có mối tương quan vừa với biến phụ thuộc. Với hệ số tương quan đều lớn hơn 0,3 và bé hơn 0,49. Trong đó biến các sản phẩm cho vay đa dạng (X3) có mối tương quan thấp nhất với hệ số tương quan là 0,353.

Bảng 3.16 Kết quả phân tích tương quan Correlations Niem tin va su hai long cua khach Thu tuc vay Muc do an toan bao mat Cac san pham cho vay da dang Co so vat chat hien dai Tac phong lam viec cua nhan vien NH Chuong trinh khuyen mai Lai suat hop ly Niem tin va su hai long cua khach Pearson Correlation 1 0,578 ** 0,521** 0,353** 0,473** 0,433** 0,587** 0,483** Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000

Thu tuc vay Pearson

Correlation 0,578 ** 1 0,529** 0,147 0,203* 0,264** 0,413** 0,678** Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,095 0,020 0,002 0,000 0,000 Muc do an toan bao mat Pearson Correlation 0,521 ** 0,529** 1 0,065 0,107 0,377** 0,440** 0,534** Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,463 0,226 0,000 0,000 0,000 Cac san pham cho vay da dang Pearson Correlation 0,353 ** 0,147 0,065 1 0,271** 0,030 0,172 -0,043 Sig. (2-tailed) 0,000 0,095 0,463 0,002 0,734 0,050 0,631 Co so vat chat hien dai Pearson Correlation 0,473 ** 0,203* 0,107 0,271** 1 0,308** 0,369** 0,057 Sig. (2-tailed) 0,000 0,020 0,226 0,002 0,000 0,000 0,520 Tac phong lam viec cua nhan vien NH Pearson Correlation 0,433 ** 0,264** 0,377** 0,030 0,308** 1 0,417** 0,174* Sig. (2-tailed) 0,000 0,002 0,000 0,734 0,000 0,000 0,047 Chuong trinh khuyen mai Pearson Correlation 0,587 ** 0,413** 0,440** 0,172 0,369** 0,417** 1 0,400** Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,000 0,050 0,000 0,000 0,000 Lai suat hop ly Pearson Correlation 0,483 ** 0,678** 0,534** -0,043 0,057 0,174* 0,400** 1 Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,000 0,631 0,520 0,047 0,000

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). *. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VAY TIÊU DÙNG CỦA KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CN CHÂU ĐỐC (Trang 77)