Kết quả nghiên cứu thực trạng sử dụng biện pháp giáo dục kỹ năng

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 55)

nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi

2.2.1. Thực trạng nhận thức của BGH và GVMN về kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi

2.2.1.1. Quan điểm của BGH, GVMN về kỹ năng NBVTHCX của trẻ 5-6 tuổi theo chuẩn 9 trong bộ chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi

Sau khi thu thập phiếu thăm dò ý kiến chúng tôi tiến hành tổng hợp quan điểm của GV và BGH về kỹ năng NBVTHCX của trẻ 5-6 tuổi theo chuẩn 9 trong bộ chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi. Và có được những kết quả như sau:

Bảng 2.6. Quan điểm của giáo viên về kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi

Quan điểm của giáo viên về kỹ năng nhận biết và

thể hiện cảm xúc của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Tần số Tỉ lệ (%)

a.Là khả năng nhận biết trạng thái cảm xúc của những người xung quanh. Biết kiềm chế và điều chỉnh cảm xúc cho phù hợp với hoàn cảnh.

7 20

b.Là khả năng nhận diện và hiểu cảm xúc của bản thân và người khác, trên cơ sở đó có những thái độ và hành vi thể hiện ra bên ngoài phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cho phép.

4 11.43

c.Là khả năng nhận ra những cảm xúc vui, buồn, giận, thích hay khơng thích của bản thân về vấn đề nào đó.Và thể hiện cảm xúc đó ra bên ngồi qua hành động lời nói, cử chỉ, điệu bộ cho người khác biết.

23 65.71

d.Ý kiến khác… 1 2.86

Kết quả bảng 2.6 cho thấy, phần lớn giáo viên chưa hiểu đúng và đầy đủ về nội dung kỹ năng này. Có 65.71% giáo viên cho rằng kỹ năng NBVTHCX của trẻ 5-6 tuổi là “khả năng nhận ra những cảm xúc vui, buồn, giận, thích hay

khơng thích về vấn đề nào đó. Và thể hiện cảm xúc đó ra bên ngồi qua hành động, lời nói, cử chỉ, điệu bộ cho người khác biết.” Một số GV đưa ra ví dụ cụ

thể, trẻ có kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc là “trẻ nghe nhạc vui sẽ biết

thể hiện cảm xúc vui, trẻ nghe nhạc buồn sẽ thể hiện cảm xúc buồn”. Như vậy,

GV hiểu “thể hiện” theo cách hiểu là thể hiện ra bên ngồi qua diện mạo, lời nói phù hợp với cảm xúc bên trong của trẻ mà bỏ qua mặt trẻ nhận biết cảm xúc để thể hiện thái độ và hành vi một cách phù hợp.

Ngồi ra, có 20% giáo viên cho rằng kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc của trẻ 5-6 tuổi là “Khả năng nhận biết trạng thái cảm xúc của những người

xung quanh. Biết kiềm chế và tự điều chỉnh cảm xúc cho phù hợp với hoàn cảnh”. Với cách hiểu này, GV chỉ nói về mặt nhận biết trạng thái của người khác mà chưa đề cập đến khả năng nhận biết cảm xúc ở bản thân - đó là khả năng tự nhận thức để có thể kiểm sốt và điều chỉnh hành vi của bản thân. Việc trẻ nhận biết cảm xúc bản thân là cơ sở để trẻ cảm nhận cảm xúc của người khác. Qua đó trẻ sẽ biết được những cảm xúc vui, buồn của bạn để thể hiện sự đồng cảm qua hành vi như an ủi, chia vui cùng bạn.

Chỉ có 11.43% giáo viên lựa chọn kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc là

“khả năng nhận diện và hiểu cảm xúc của bản thân và người khác, trên cơ sở đó có những thái độ và hành vi thể hiện phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cho phép”. Đây cũng là quan điểm chúng tôi cho là phù hợp với nội dung nhất.

Bước đầu tiên trong kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc là trẻ nhận diện được cảm xúc nghĩa là trẻ có khả năng gọi tên và mơ tả được cảm xúc của bản thân và người khác. Sau đó, dựa trên những suy nghĩ và nhận thức về cảm xúc trẻ sẽ điều chỉnh thái độ hành vi một cách phù hợp. Tuy nhiên, với tỉ lệ lựa chọn rất thấp này, một câu hỏi đặt ra. Liệu tính hiệu quả của biện pháp giáo dục kỹ năng NBVTHCX cho trẻ 5-6 tuổi sẽ ra sao? Khiến chúng ta phải tiếp tục suy nghĩ ?

20.00% 11.43% 65.71% 2.86% A B C D

A. Là khả năng nhận biết trạng thái cảm xúc của những người xung quanh. Biết kiềm chế và điều chỉnh cảm xúc cho phù hợp với hoàn cảnh.

B. Là khả năng nhận diện và hiểu cảm xúc của bản thân và người khác, trên cơ sở đó có những thái độ và hành vi thể hiện ra bên ngoài phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cho phép.

C. Là khả năng nhận ra những cảm xúc vui, buồn, giận, thích hay khơng thích của bản thân về vấn đề nào đó.Và thể hiện cảm xúc đó ra bên ngồi qua hành động lời nói, cử chỉ, điệu bộ cho người khác biết.

D.Ý kiến khác…

Biểu đồ 2.1. Nhận thức của GV về kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc

2.2.1.2. Nhận thức của BGH, GV về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng NBVTHCX cho trẻ 5-6 tuổi

Bảng 2.7. Tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi. Đánh giá Số lượng Tỉ lệ % Rất quan trọng 30 85.71 Quan trọng 5 14.29 Ít quan trọng 0 0.0 Không quan trọng 0 0.0 Tổng 35 100.0

Kết quả phiếu trưng cầu và phỏng vấn cho thấy BGH và GV có nhận thức rất tốt về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng NBVTHCX cho trẻ 5-6 tuổi. Có 85.71% số phiếu cho rằng “rất quan trọng”. Trong khi đó, chỉ có 14.29%

cho rằng “quan trọng” cịn mức “ít quan trọng” và mức “khơng quan trọng”

thì khơng có lựa chọn nào. Như vậy, mặc dù cịn nhiều giáo viên chưa hiểu đúng và thật tốt về kỹ năng này, nhưng phần lớn đều cho thấy họ nhận thức rất rõ về tầm quan trọng của nội dung giáo dục kỹ năng NBVTHCX cho trẻ. Cô N.K.H (Giáo viên lớp Lá trường mầm non BN) đã chia sẻ: “Giáo dục kỹ năng

NBVTHCX rất có ý nghĩa với trẻ, đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi các em cần chuẩn bị tốt về mặt tâm lý, biết tương tác giao tiếp với bạn để chuẩn bị vào bậc học tiếp theo”. Cùng ý kiến trên cô T.T.L ban giám hiệu nhà trường cho rằng “ Đây là

nội dung quan trọng vì nó giúp trẻ nhận biết và thể hiện cảm xúc ở chính bản thân mình từ đó giúp cho tâm lý trẻ thoải mái, học cách cư xử với bạn bè , hòa nhập với bạn mới”.

Tuy nhiên, để đi sâu hơn về tỉ lệ của những lựa chọn này, chúng tôi rất muốn làm rõ hơn liệu các kết quả về mặt nhận thức trên có gắn liền với việc giáo viên có thường xuyên tổ chức giáo dục nội dung này hay khơng?

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Khơng quan trọng 85.71 14.29 0 0 Phần tră m

Biểu đồ 2.2. Nhận thức của BGH, GV về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi

2.2.2. Thực trạng về hình thức giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổỉ

Bảng 2.8. Các hình thức giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi.

Đánh giá Số

lượng

Tỉ lệ %

a.Tổ chức một hoạt động dạy cụ thể 5 14.29 b. Lồng ghép các hoạt động tại lớp 24 68.57 c. Để trẻ tự phát triển 3 8.57 d. Cho trẻ đi học lớp kỹ năng NBVTHCX 1 2.86

e. Ý kiến khác 2 5.71

Tổng 35 100

Bảng 2.8 cho thấy BGH và GV đã có nhiều hình thức giáo dục kỹ năng này cho trẻ. Trong đó, đa số chọn hình thức“Lồng ghép các hoạt động tại lớp” chiếm tỉ lệ 68.57%, Các hình thức cịn lại chiếm tỉ lệ rất thấp“Tổ chức một hoạt

động dạy cụ thể” chỉ chiếm tỉ lệ 8.57%, “Để trẻ tự phát triển” chiếm tỉ lệ

2.86%. Qua phỏng vấn cô P.H (GV lớp Lá trường mầm non HM) đã chia sẻ “chúng tôi thường tổ chức lồng ghép là chủ yếu cịn hình thức tổ chức hoạt động

dạy cụ thể sẽ rất khó, vì nội dung này trừu tượng, lại ít có tài liệu.” Ngồi ra,

hình thức cho trẻ đi học lớp kỹ năng NBVTHCX chiếm tỉ lệ thấp nhất 2.86%. Cô N.H.V trường MN HH cho rằng lớp dạy kỹ năng NBVTHCX cho trẻ bên ngồi khơng có. Vì vậy, theo cơ lựa chọn này là khơng cần thiết. Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế chúng tơi được biết hiện ở TP. HCM có hai trung tâm giáo dục về lĩnh vực kỹ năng này cho trẻ. Như vậy, có thể thấy lĩnh vực phát triển cảm xúc là vấn đề rất cần thiết và đã được xã hội quan tâm. Vì vậy, trường mầm non cần có những cách tiếp cận và quan tâm sâu sắc hơn về lĩnh vực này cho trẻ.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Tổ chức một hoạt động dạy cụ thể Lồng ghép trong các hoạt động tại lớp Để trẻ tự phát triển

Ý kiến khác Cho trẻ đi học

lớp kỹ năng NBVTHCX 14.29 68.57 8.57 2.86 5.71 P h ần tr ăm

Biểu đồ 2.3. Hình thức giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ

Ngoài ra, tổng hợp các phiếu trưng cầu ý kiến, BGH và GV các trường đã có những kiến nghị như sau: Nên có những tài liệu hướng dẫn phương pháp giảng dạy, tổ chức trò chơi cụ thể, tạo điều kiện cho trẻ có thêm những chuyến dã ngoại, tham quan thực tiễn, đặc biệt là sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường. Bên cạnh đó, một số kiến nghị mong muốn đảm bảo số trẻ theo qui định, không nên quá đông trẻ GV sẽ khơng có thời gian quan tâm đến cảm xúc của trẻ.

2.2.3. Thực trạng sử dụng biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi

Bảng 2.9. Thực trạng mức độ sử dụng biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc của các trường hiện nay

STT Biện pháp Điểm trung

bình Thứ hạng 1 Đàm thoại, trò chuyện cùng trẻ. 4.40 1 2 Sử dụng tình huống có vấn đề. 4.11 4 3

Sử dụng các yếu tố chơi, các trị chơi đơn giản

để kích thích trẻ nhận biết và thể hiện cảm xúc 3.91 6

4

Sử dụng phương pháp nghệ thuật: bài thơ, câu

chuyện, tranh ảnh, bài hát. 4.37 2

5

Tận dụng cơ hội phát triển cảm xúc cho trẻ trong

giờ sinh hoạt hằng ngày hoặc giờ chơi tự do. 4.03 5

6 Dùng tình cảm, làm gương cho trẻ em noi theo. 4.40 1 7 Tăng cường phối hợp giữa gia đình và nhà trường. 4.03 5

8

Tổ chức sự kiện, lễ hội, trãi nghiệm thực tế ở

nhiều môi trường khác nhau. 3.77 7

9

Luyện tập hành vi ứng xử thường xuyên trong

sinh hoạt hằng ngày. 4.11 4

10

Tạo môi trường vui vẻ, thoải mái, thân thiện cho

trẻ tích cực bộc lộ cảm xúc một cách phù hợp 4.23 3

Điểm trung bình chung 4.13

Nhìn vào bảng 2.9 ta thấy, GV đã sử dụng đa dạng các biện pháp giáo dục kỹ năng NBVTHCX cho trẻ. Đạt điểm trung bình chung là 4.13 thuộc khoảng điểm 3.43 - 4.23 ở mức độ sử dụng “thường xuyên”.

Đặc biệt, trong đó có 3 biện pháp được sử dụng“rất thường xuyên” đạt điểm trung bình cao nhất là 4.40. Bao gồm biện pháp “Đàm thoại, trị chuyện

cùng trẻ”. Có thể thấy, biện pháp trị chuyện, đàm thoại cùng trẻ thường diễn ra

hằng ngày. Đây là những lợi thế giúp GV thực hiện dễ dàng và thường xuyên vì vậy sẽ mang lại hiệu quả tích cực khi sử dụng biện pháp này.Và biện pháp

“dùng tình cảm, làm gương cho trẻ noi theo”. Trẻ em học cách nhận biết cảm

xúc và làm thế nào để thể hiện chúng một cách phù hợp thông qua việc quan sát người khác - đặc biệt là các bậc cha mẹ, giáo viên và bạn bè của mình.Vì vậy đây là một trong những biện pháp chúng tôi rất chú trọng. Kết quả rất khả quan khi GV sử dụng biện pháp này ở mức “rất thường xuyên”. Để kiểm tra mức độ sử dụng biện pháp của GV qua thực tế. Chúng tôi tiến hành quan sát và nhận thấy, GV chưa thực hiện tốt về biện pháp này. Cụ thể như sau, khi giận dữ GV vẫn chưa biết điều chỉnh cảm xúc phù hợp. Một số Cơ vẫn nổi nóng, la mắng và quát tháo khi trẻ không im lặng hay không nghe lời. Một trường hợp đặc biệt ở lớp Lá 3, trong giờ ăn trưa sau khi các bé đã ăn xong, và chuẩn bị sắp xếp chỗ ngủ, hai bé trai mãi đùa nghịch ồn ào, Cô nhắc trẻ không nghe, làm Cô nổi giận và cô đã dắt hai bé vào góc sau lớp và đánh. Tuy Cơ đánh trẻ chỉ mang hình thức dọa trẻ nhưng cách cô thể hiện cảm xúc giận dữ vẫn chưa là tấm gương cho các em học tập và noi theo. Như vậy, chúng tôi mong muốn những biện pháp GV lựa chọn sẽ được vận dụng vào thực tế để là tấm gương dạy các em cách bình tĩnh mỗi khi nóng giận. Để các em kiểm soát cảm xúc tốt hơn ở những bậc học tiếp theo.

Và biện pháp “sử dụng phương pháp nghệ thuật: bài thơ, câu chuyện,

tranh ảnh, bài hát” cũng được sử dụng ở mức “rất thường xuyên” đạt mức điểm

4.37. Qua phỏng vấn Cô N.H chia sẻ “Trẻ thường dễ dàng bộc lộ cảm xúc ở các

hoạt động nghệ thuật đặc biệt là hoạt động nghe cơ đọc thơ, kể chuyện và văn nghệ. Vì vậy, GV thường lựa chọn những biện pháp này để giáo dục trẻ”.

Bên cạnh đó, các biện pháp được giáo viên sử dụng ở mức độ “thường xuyên” bao gồm biện pháp “tạo môi trường vui vẻ, thoải mái, thân thiện cho trẻ tích cực bộc lộ cảm xúc một cách phù hợp” đứng thứ hạng thứ 3 với điểm trung

bình là 4.23. Và hai biện pháp “Luyện tập hành vi ứng xử thường xuyên trong

sinh hoạt hằng ngày” và biện pháp “ Sử dụng tình huống có vấn đề” cùng đứng

thứ hạng thứ 4 với điểm trung bình là 4.11. Mặc dù đây là những biện pháp GV lựa chọn sử dụng thường xuyên nhưng khi chúng tôi tiến hành quan sát và trò chuyện GV chia sẻ họ thường giải quyết những tình huống trẻ tranh giành và đánh bạn chứ chưa có nhiều thời gian tạo ra nhiều tình huống để trẻ thể hiện cảm xúc một cách phù hợp.

Ngoài ra, hai biện pháp mà giáo viên ít sử dụng hơn, xếp theo thứ hạng thứ 5 là biện pháp “Tận dụng cơ hội phát triển cảm xúc và hành vi ứng xử cho trẻ

trong giờ sinh hoạt hằng ngày hoặc giờ chơi tự do.” Mặc dù giáo viên lựa chọn

ở mức “thường xuyên” nhưng thực tế chúng tôi quan sát hoạt động trong các trường chưa có những biện pháp cụ thể để giáo dục kỹ năng này cho trẻ. Có thể là do giáo viên chưa nhận thức đúng hoặc là GV chưa được tập huấn biện pháp phương pháp cụ thể để giáo dục kỹ năng này cho trẻ và họ đã bỏ qua rất nhiều cơ hội để giáo dục trẻ. Ví dụ: Chúng tơi quan sát tại giờ hoạt động góc các bé trai đang chơi trị cơng nhân xây dựng. Số lượng mũ công nhân khơng đủ cho các bé. Nam khơng có mũ cậu lại dành mũ của Huy, Huy một mực không cho, ngay lập tức Nam nổi giận và đánh Huy. Huy khóc và chạy lại thưa cơ giáo. Cơ gọi Nam lại và nói “Bạn lấy mũ trước sao con lại dành mũ và đánh bạn, như vậy là con đã sai? Con phải xin lỗi bạn ” những tính huống trẻ bộc lộ cảm xúc và đánh bạn rất thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, GV thường chú ý giáo dục hành xử đúng sai của trẻ mà chưa chú ý giáo dục mặt cảm xúc cho trẻ. Hoặc khi chúng tôi đưa ra câu hỏi phỏng vấn tình huống (Câu số 3, phụ lục 6) “Trong tình

huống trẻ A đang xây dựng sở thú. Để hoàn thành sản phẩm trẻ A cần một khối gỗ hình chữ nhật. Sau một hồi tìm kiếm khơng thấy trẻ A trở nên nóng giận và

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)