a. Mục đích và ý nghĩa
Theo quan điểm nhận thức xã hội của Albert Bandura “Trẻ em quan sát, nhận thức hành vi của người khác để hình thành hành vi của trẻ em”. Trẻ em
thường nhạy cảm và dễ dàng học theo cách hành xử của những người thân xung quanh trẻ. Ví dụ: Trẻ gái thường có những hành vi bắt chước mẹ như: mang giày cao gót, bơi son cịn trẻ trai thường bắt chước bố cạo râu. Hằng ngày khi đến trường GVMN là người mà trẻ thường xun tiếp xúc. Vì vậy, có thể nói mọi hành vi cử chỉ, lời nói và hành động của Cơ đều có những tác động, ảnh hưởng rất lớn đối với trẻ. Tuy nhiên, qua khảo sát thực trạng kết quả Chương 2 cho thấy, GV vẫn chưa thực hiện tốt biện pháp này. Một số GV vẫn chưa kiểm soát tốt cảm xúc giận dữ, khi giận dữ Cô vẫn thể hiện sự quát tháo, la mắng hay đánh đập trẻ. Cách mà Cơ thể hiện cảm xúc sẽ có thể để lại dấu ấn xấu trong lòng trẻ. Khi lớn lên trẻ sẽ khó kiểm sốt cảm xúc và có xu hướng bạo lực. Vì vậy, biện pháp giáo dục kỹ năng NBVTHCX qua việc GV làm mẫu qua hành vi chăm sóc trẻ là cực kì quan trọng và có ý nghĩa.
b. Nội dung và cách thực hiện.
GV làm mẫu qua hành vi sẽ tạo ra một mơi trường tích cực, giúp trẻ cảm thấy an tồn, để có thể học hỏi và áp dụng các kỹ năng vào cuộc sống.
Trong q trình chăm sóc, giảng dạy, có những lúc giáo viên cảm thấy giận dữ hay phiền muộn về trẻ. Việc đầu tiên giáo viên cần làm là giữ bình tĩnh và điều chỉnh cảm xúc của mình cho phù hợp. Giáo viên không nên thể hiện sự giận dữ bằng lời nói gay gắt, khó chịu để la mắng hay trách phạt trẻ. Bằng cách phù hợp nhất GV hãy giáo dục trẻ một cách nhẹ nhàng và đầy yêu thương. Để trẻ học được cách phản ứng cảm xúc giận dữ của Cơ. Mỗi sáng Cơ có thể cho trẻ
ngồi thành vòng tròn và kể về những cách Cô đã làm khi Cô cảm thấy giận dữ. Ví dụ: Cơ đã cảm thấy giận dữ khi có ai đó vẽ bậy lên tường nhà Cơ. Lúc đó, Cơ đã hít thở sâu ba cái và suy nghĩ về điều gì đó để thư giãn, khi cảm thấy bình tĩnh Cơ đã nghĩ ra một số giải pháp để giải quyết vấn đề của mình. Hoặc Cơ có thể tạo tình huống từ câu chuyện hoặc tranh vẽ về những cách mà mọi người xung quanh xử lý khi có cảm xúc tức giận. Những tình huống Cơ lựa chọn để kể thường là những chuyện gần gũi và gắn liền với đời sống mà trẻ thường gặp.
Ngoài ra, GV làm mẫu cho trẻ cách giáo viên chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với người khác. Trẻ mầm non không thể nhận thức đằng sau hành vi của giáo viên. Qua mỗi việc làm giáo viên có thể kể lại những gì mình đã làm cho trẻ khác hiểu và làm theo. Ví dụ: Cơ đã trò chuyện và hát cho bạn Hoa nghe, bạn ấy buồn vì chú chó của bạn đã bị bệnh mấy ngày qua. Việc giải thích của Cơ sẽ giúp trẻ hiểu và khơi gợi ở trẻ thái độ tích cực và lòng mong muốn băt chước hành động đó.
3.3.6. Kể chuyện và đàm thoại cùng trẻ
a. Mục đích và ý nghĩa
Truyện kể vốn là nguồn suối mát nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ và cũng là lợi thế để GV giáo dục kỹ năng NBVTHCX cho trẻ. Mỗi khi Cô kể chuyện trẻ thường tỏ ra rất yêu thích và chăm chú lắng nghe. Mỗi tình tiết câu chuyện đều mang đến cho trẻ sự tò mò và trải nghiệm nhiều cảm xúc khác nhau. Có lúc, trẻ đồng cảm với những cảm xúc nhân vật đang trải qua , có lúc trẻ khơng đồng tình cách cư xử của các nhân vật. Từ những tình huống cảm xúc nhân vật gặp phải trong câu chuyện khiến trẻ liên tưởng đến tình huống thực tế của bản thân. Từ đó, sẽ giúp trẻ tăng thêm vốn từ vựng về cảm xúc và học cách thể hiện, phản ứng với cảm xúc một cách phù hợp. Ngoài ra, trong quá trình kể chuyện những câu hỏi đàm thoại, tình huống vấn đề cơ đặt ra sẽ giúp trẻ phát triển khả năng tưởng tượng, tư duy và năng lực đồng cảm khi đặt mình vào vị trí người khác để giải quyết vấn đề. Sự kết hợp đàm thoại giữa Cô và trẻ, sẽ giúp Cô hiểu được
những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm và cách trẻ phản ứng trước những cảm xúc khác nhau. Từ đó Cơ sẽ có những điều chỉnh, định hướng giúp trẻ có những suy nghĩ đúng đắn và thể hiện kỹ năng NBVTHCX một cách phù hợp
Như vậy, có thể thấy thơng qua kể chuyện và đàm thoại có ý nghĩa quan trọng để phát triển kỹ năng NBVTHCX cho trẻ. Về việc tăng vốn từ vựng và cách thể hiện cảm xúc khác nhau. Từ đó sẽ giúp trẻ dễ dàng vận dụng vào trong cuộc sống.
b. Nội dung và cách thức thực hiện
Nội dung các cuộc đàm thoại và câu chuyện cần liên quan đến những cảm xúc nhân vật trải qua và cách nhân vật phản ứng với mỗi tình huống. Những câu chuyện GV kể có thể là những câu chuyện GV sưu tầm hoặc những câu chuyện kể sáng tạo được rút ra từ kinh nghiệm của bản thân. Trong mỗi câu chuyện kể GV có thể kết hợp đàm thoại trước hoặc sau khi kể tùy theo mục đích cuộc đàm thoại (để khơi gợi sự chú ý của trẻ, để trẻ phán đốn, bày tỏ cảm xúc). GV có thể dừng lại khuyến khích trẻ chia sẻ cảm xúc của mình khi là nhân vật trong câu chuyện. Đặc biệt những đoạn nhân vật thể hiện cảm xúc và những truyện có kèm theo tranh ảnh, khi đó GV có thể hỏi trẻ Ví dụ “Các con hãy nhìn vào khn mặt bạn heo trắng, trông bạn ấy thật sợ hãi khi bị sói đuổi theo”. Các câu chuyện kể phải gần gũi với trẻ, có nội dung giáo dục kỹ năng NBVTHCX cho trẻ. Chuyện cần có bố cục rõ ràng, súc tích và hấp dẫn đối với trẻ. Chúng tơi đề xuất một số câu chuyện kể cho trẻ nghe, nhằm mục đích giáo dục kỹ năng NBVTHCX cho trẻ (Phụ lục 10).
Khi tổ chức kể truyện cho trẻ giáo viên cần lưu ý:
+ Chuẩn bị đồ dùng trực quan , thuộc nội dung chuyện và nhập tâm vào câu chuyện kể (giọng nói, cử chỉ, điệu bộ…)
+ Khi đàm thoại giáo viên nên chú trọng giúp trẻ nhận biết và chú ý đến những chi tiết về sự cảm xúc của các nhân vật. GV cần chú ý đến câu hỏi thảo luận về cảm xúc. Đưa ra những câu hỏi trẻ có nhiều giải pháp để lựa chọn, có
thể là chia sẻ những kinh nghiệm mình đã trải qua. Đặc biệt là cho trẻ nêu lên ý kiến của mình và tự đưa ra kết luận vấn đề. Qua những trao đổi thảo luận cảm xúc về nhân vật sẽ giúp trẻ hiểu rõ hơn cảm xúc của bản thân mình và những người xung quanh. Và trẻ sẽ học cách mà các nhân vật phản ứng phù hợp qua đó giúp trẻ vận dụng vào cuộc sống.
GV có thể đàm thoại với trẻ với những câu hỏi sau. 1. Trong câu chuyện có những nhân vật nào? 2. Con yêu ai nhất trong câu chuyện này? Tại sao?
3. Theo con nhân vật trong câu chuyện đang cảm thấy như thế nào? 4. Các con có đồng ý với cách thể hiện cảm xúc của bạn không? 5. Nếu là con, con sẽ cảm thấy như thế nào? Tại sao?
6. Qua câu chuyện chúng ta học được điều gì? Chúng ta nên làm gì?
3.4. Tổ chức khảo sát tính hiệu quả của các biện pháp đề xuất trên 3.4.1. Mục đích khảo sát 3.4.1. Mục đích khảo sát
Tìm ra một số biện pháp giáo dục tác động hiệu quả nhằm thúc đẩy kỹ năng NBVTHCX cho trẻ 5-6 tuổi.
3.4.2. Nội dung khảo sát
Các biện pháp thúc đẩy kỹ năng NBVTHCX cho trẻ 5-6 tuổi.
3.4.3. Khách thể khảo sát
- 35 BGH và GV lớp 5-6 tuổi ở 3 trường Mầm non Hoa Hồng - Q.Bình Tân; Trường Mầm non Bé Ngoan – Q.1; Trường Mầm non Hoa Mai – Q.3.
3.4.4. Kết quả khảo sát tính hiệu quả của các biện pháp Cách cho điểm ở mỗi mức độ được tính như sau: Cách cho điểm ở mỗi mức độ được tính như sau:
Điểm trung bình Mức độ cần thiết Mức độ khả thi
1-1.6 Không cần thiết Không khả thi 1.61-2.21 Cần thiết Khả thi
3.4.4.1. Mức độ cần thiết của biện pháp đã đề xuất
Kết quả khảo sát ý kiến của GV và BGH về mức độ cần thiết của các biện pháp nhằm thúc đẩy kỹ năng NBVTHCX cho trẻ 5-6 tuổi được thể hiện ở bảng 3.1 với điểm trung bình chung 2.28 cho thấy các biện pháp GV đều cho rằng ở mức độ rất cần thiết. Trong đó chỉ có 1 biện pháp “Tổ chức tập huấn đào tạo GV về nội dung, phương pháp giảng dạy” đạt ở mức cần thiết với điểm trung
bình 2.20. Các biện pháp còn lại đều xếp ở vị trí rất cần thiết bao gồm: “Phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục kỹ năng NBVTHCX” (TB = 2.40, TH = 1), “Lập kế hoạch dạy học theo chủ đề” (TB = 2.34, TH =2), “Kể chuyện và đàm thoại cùng trẻ” (TB = 2.29, TH = 3), “GV làm mẫu qua hành vi chăm sóc trẻ” (TB = 2.26, TH = 4), “Tạo mơi trường học tập tích cực” (TB = 2.23, TH = 5). Như vậy, với điểm trung bình trên cho thấy những biện pháp mà GV và BGH đã lựa chọn đều có tác động tích cực đến trẻ.
Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất
STT Các biện pháp Mức độ cần thiết Điểm trung bình Thứ hạng
1 Tổ chức tập huấn đào tạo GV về nội dung, phương pháp giảng dạy.
2.20 6
2 Xây dựng một số tiết dạy riêng để giáo dục kỹ năng NBVTHCX cho trẻ.
2.34 2
3 Phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục kỹ năng NBVTHCX
2.40 1
4 Tạo mơi trường học tập tích cực 2.23 5 5 GV làm mẫu qua hành vi chăm sóc trẻ 2.26 4 6 Kể chuyện và đàm thoại cùng trẻ 2.29 3
3.4.4.2. Khảo sát tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất
Kết quả khảo sát về tính khả thi của biện pháp ở bảng 3.2 cho thấy các biện pháp được BGH và GV đánh giá ở mức rất khả thi với điểm trung bình chung là 2.23, bao gồm biện pháp “Phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục kỹ năng NBVTHCX” (TB = 2.4, TH = 1), “Kể chuyện và đàm thoại cùng trẻ” (TB = 2.31, TH = 2), “Tổ chức tập huấn đào tạo GV về nội dung, phương pháp giảng dạy” (TB = 2.26, TH = 3), “Tạo môi trường học tập tích cực” (TB = 2.23, TH = 4). Đây là 5 biện pháp có vị trí xếp hạng từ 1 đến 5, có điểm trung bình ở mức độ rất khả thi. 2 biện pháp còn lại được GV và BGH lựa chọn ở mức độ khả thi đó là “ Xây dựng một số tiết dạy để giáo dục KNNBVHCX cho trẻ” (TB = 2.17, TH = 5), “GV làm mẫu qua hành vi chăm sóc trẻ” (TB = 2.06, TH = 6).
Bảng 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất.
STT Các biện pháp
Mức độ khả thi Điểm
trung bình Thứ hạng
1 Tổ chức tập huấn đào tạo GV về nội dung, phương pháp giảng dạy.
2.26 3
2 Xây dựng một số tiết dạy riêng để giáo dục kỹ năng NBVTHCX cho trẻ.
2.17 5
3 Phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục kỹ năng NBVTHCX
2.40 1
4 Tạo mơi trường học tập tích cực 2.23 4 5 GV làm mẫu qua hành vi chăm sóc trẻ 2.06 6 6 Kể chuyện và đàm thoại cùng trẻ 2.31 2
Nhìn chung kết quả thu được ở bảng 3.1 và 3.2 cho thấy 6 biện pháp người nghiên cứu đưa ra được BGH và GV đánh giá ở mức rất cần thiết và có tính rất khả thi. Vì vậy để thúc đẩy kỹ năng NBVTHCX cho trẻ 5-6 tuổi cần tiến hành đồng bộ các biện pháp trên.
3.5. Tổ chức thực nghiệm một số biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi thể hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi
3.5.1. Mục đích thực nghiệm
Hỗ trợ việc kiểm nghiệm tính hiệu quả của các biện pháp đề xuất.
3.5.2. Nội dung thực nghiệm
Vì một số điều kiện về thời gian cùng với tính hiệu quả của biện pháp. Chúng tôi lựa chọn biện pháp 1: “Xây dựng một số tiết dạy riêng để giáo dục kỹ
năng NBVTHCX cho trẻ” Biện pháp 2: “GV làm mẫu qua hành vi chăm sóc trẻ”. Biện pháp 3: “Tạo mơi trường học tập tích cực”.
3.5.3. Nhiệm vụ thực nghiệm
- Ứng dụng các biện pháp trên xây dựng thành giáo án - Tổ chức các hoạt động cho trẻ trải nghiệm
- Thu thập kết quả sau khi thử nghiệm
3.5.4. Tổ chức thực nghiệm
3.5.4.1. Mẫu thực nghiệm
* Nhóm đối chứng:
- Chọn ngẫu nhiên theo danh sách 22 trẻ có năm sinh 2008 đang học tại lớp lá A, trường mầm non Hoa Hồng, Quận Bình Tân, TP. HCM
- 2 Giáo viên phụ trách lớp Lá A trường mầm non Hoa Hồng, Quận Bình Tân, TP.HCM
*Nhóm thực nghiệm:
- Chọn ngẫu nhiên theo danh sách 22 trẻ có năm sinh 2008 đang học tại lớp lá B, trường mầm non Hoa Hồng, Quận Bình Tân, TP.HCM
- Nhóm ĐC: GV tự soạn giáo án, tự chuẩn bị đồ dùng dạy học và tổ chức HĐ với hình thức, phương pháp, biện pháp bình thường theo nội dung chương trình qui định.
- Nhóm TN: GV soạn giáo án, lên kế hoạch và tổ chức với hình thức, phương pháp, biện pháp theo nội dung chương trình TN.
3.5.4.2. Thời gian thực nghiệm
Băt đầu từ ngày 15 tháng 3 đến ngày 15 tháng 5 năm 2014
+ Hoạt động lên tiết dạy 3 buổi một tuần, sáng lên lớp từ 9 giờ đến 10 giờ 15. + Kết hợp lồng ghép trong các hoạt động được diễn ra hằng ngày. (GV làm mẫu qua hành vi, tổ chức hoạt động học tập tích cực).
3.5.4.3. Tiến hành thực nghiệm
- Bước 1 : Khảo sát mức độ nhận thức kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc của trẻ trước thực nghiệm.
Sử dụng tranh vẽ - bài tập phỏng vấn và quan sát trẻ nhằm đánh giá mức độ nhận thức kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc của trẻ trước thực nghiệm.
- Bước 2 : Tác động trực tiếp các biện pháp thông qua các giờ học và tiến hành triển khai các hoạt động thực nghiệm.
- Bước 3 : Sử dụng tranh vẽ - bài tập phỏng vấn và quan sát các biểu hiện của trẻ nhằm đánh giá kết quả của trẻ sau những tác động giáo dục.
3.5.6. Kết quả thực nghiệm
Thang đo sau thực nghiệm với các biểu hiện sau: [Phụ lục 14]
Biểu hiện 1: Nhận biết cảm xúc của người khác thông qua 6 bức tranh:
Sử dụng 6 bức tranh có cảm xúc: vui, buồn, giận, sợ hãi, xấu hổ, ngạc nhiên. Sau đó, cho trẻ nhận biết cảm xúc người khác qua tranh và đốn xem người đó đang có cảm xúc gì.
Biểu hiện 2: Nhận biết cảm xúc của bản thân với các câu hỏi sau
Sử dụng bảng điểm danh cảm xúc đã trò chuyện với trẻ vào mỗi buổi sáng. Sau đó để trẻ sẽ gắn tên mình vào bảng tên cảm xúc. Chia sẻ cùng Cơ trẻ đã có
những cảm xúc gì. Ngồi ra trong q trình trẻ vui chơi trị chuyện chúng tơi đặt câu hỏi và trò chuyện cùng trẻ.
Biểu hiện 3: Thể hiện sự an ủi với bạn
Bạn Hoa mới chuyển vào lớp Lá 3, bạn đang ngồi một chỗ nhìn các bạn chơi. Con hãy nhìn vào tranh và đốn xem bạn đang có cảm xúc gì? Vì sao bạn lại có cảm xúc đó? Nếu con là các bạn trong lớp con sẽ làm gì khi bạn buồn?
Biểu hiện 4: Thể hiện sự chia vui cùng bạn
Sinh nhật Na ba mẹ mang bánh kem lên tổ chức cho bạn. Con hãy nhìn vào tranh và đốn xem bạn đang có cảm xúc gì? Con sẽ làm gì để chia vui chúc